Tự do tài chính là trạng thái bạn luôn có đủ tiền để trang trải cuộc sống, cho dù bạn đưa ra bất kỳ quyết định nào, bạn cũng không phải rơi vào tình trạng túng quẫn. Làm thế nào để đạt được trạng thái này? Hãy tìm hiểu ngay 10 bước trong hành trình tự do tài chính cùng TNEX nha.
Lợi ích của việc tự do tài chính
Tự do tài chính không có nghĩa là giàu có, sở hữu những món đồ xa xỉ, mà là sự cân bằng trong thu chi để hướng tới một cuộc sống không bị ảnh hưởng bởi tiền bạc. Bạn sẽ luôn có một dòng tiền ổn định cho phép bạn sống cuộc sống mà bạn muốn, làm những điều bạn thích mà không phải lo lắng về nợ nần, hóa đơn hay “vỡ nợ”. Ngày nay, xu hướng nghỉ hưu sớm đang rất phổ biến trong xã hội. Mọi người muốn tận hưởng cuộc sống tránh xa căng thẳng và những mối bận tâm xã hội không cần thiết. Và tự do tài chính có thể giúp bạn đạt được ước mơ nghỉ hưu sớm.
Tự do tài chính mang lại cho bạn nhiều lợi ích
Nhiều ý kiến cho rằng đây có lẽ chỉ là lý thuyết suông, chưa thể áp dụng vào đời thực. Nhưng thực tế thì không phải vậy. Bất cứ ai cũng có thể đạt được tự do tài chính, chỉ cần làm theo 10 bước dưới đây để đạt được tự do tài chính sớm nhất.
10 bước chinh phục hành trình tự do tài chính
Bước 1: Hiểu tình hình tài chính của bạn
Trong bước đầu tiên của hành trình tự do tài chính, trước hết bạn phải hiểu tình hình tài chính của mình đang như thế nào. Hãy trả lời các câu hỏi: bạn kiếm được bao nhiêu, bạn tiêu bao nhiêu, bạn nợ bao nhiêu, bạn đã tiết kiệm được gì chưa, bạn đã đầu tư để kiếm thêm tiền chưa?
Chúng ta không thể đạt được tự do tài chính nếu không biết mình có gì, đang ở đâu và nên làm như thế nào. Vì vậy, xác định tình hình tài chính của bạn là một bước quan trọng nên được ưu tiên làm trước. Để làm được điều đó, bạn phải bình tĩnh, ngồi xuống và tính toán. Hãy nhớ kỹ và cộng những khoản nhỏ nhất, đừng bỏ sót bất cứ khoản nào, từ thế chấp, thẻ tín dụng, trả góp, vay, tài khoản tiết kiệm, tiền giữ hộ,…
Sau đó, nhóm các con số lại và cộng chúng lại để có một bức tranh toàn cảnh và chi tiết về tình hình tài chính của bạn. Hãy chuẩn bị tâm lý đón nhận “cú sốc” khi nhìn thấy tình hình tài chính bất ổn của mình. Cuối cùng, bạn cần lưu các số này để sử dụng cho các bước sau.
Bước 2: Đặt mục tiêu tài chính
Trước khi bạn thực hiện bất kỳ hành động nào, đặc biệt là đối với một kế hoạch quan trọng và dài hạn như kiếm tiền nhờ tự do tài chính, bạn phải đặt mục tiêu rõ ràng.
Mục tiêu tài chính ở đây là câu trả lời cho câu hỏi “tại sao bạn cần tiền”. Cho dù đó là trả hết nợ, đầu tư, đi nghỉ dưỡng hay mua nhà, xe hơi, hãy liệt kê năm mục tiêu trước mắt mà bạn muốn đạt được. Thời hạn tối đa là 20 năm.
Đặt mục tiêu tài chính cho bản thân
Mục tiêu càng chi tiết càng tốt: biện pháp cụ thể, thời hạn thực hiện…càng cụ thể, đo lường được càng tốt. Đôi khi bạn có thể quên cách thực hiện, nhưng trong tiềm thức bạn luôn cố gắng đạt được mục tiêu của mình. Có thể sẽ có những mục tiêu, kế hoạch sẽ không thành hiện thực trong một tháng hay một năm, nhưng những thay đổi chắc chắn sẽ đến nếu bạn có những mục tiêu rõ ràng. Thậm chí, một mục tiêu trở thành thói quen trong vô thức của bạn, cho dù kế hoạch đó có thể đã bị lãng quên từ bao giờ. Biết chính xác những gì bạn muốn sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính dễ dàng hơn.
Bước 3: Theo dõi và quản lý chi tiêu hàng ngày
Theo dõi và quản lý chi tiêu là một bước rất quan trọng, nó khiến bạn thấy được trách nhiệm của mình với đồng tiền kiếm được. Nó cũng giúp bạn xác định được những khoản chi không cần thiết và có biện pháp hạn chế chúng.
Lập danh sách tất cả các chi phí của bạn bằng cách viết ra giấy hoặc sử dụng phần mềm, ứng dụng để dễ dàng theo dõi và tính toán chúng. Đó là điều mà ai nghe cũng nghĩ là rất dễ, nhưng lại đòi hỏi sự kiên trì và chính xác. Khi người ta tưởng dễ, có tâm lý chủ quan thì thường sẽ không thực hiện được thường xuyên và nghiêm túc.
Một số phương pháp sau đây có thể giúp bạn thực hiện theo dõi và quản lý chi tiêu hàng ngày: sử dụng sổ ghi chép, ghi chú điện thoại, bảng tính Excel hoặc các ứng dụng quản lý tài chính.
>>> Top những app quản lý chi tiêu miễn phí tốt nhất hiện nay!
Bước 4: Cân đối thu chi hợp lý
Chúng ta nên đặt giới hạn cho từng khoản chi sao cho phù hợp với số thu nhập hàng tháng. Ngân sách cho các khoản chi thay đổi tùy theo nhu cầu và thu nhập của mỗi người. Tuy nhiên, nhu cầu của con người là vô hạn. Nếu cứ giữ tiền trong ví hoặc trong tài khoản, bạn rất dễ bị những món đồ thu hút “dẫn dụ” bạn tiêu tiền, nhiều khi đó sẽ là những khoản chi không cần thiết gây tốn kém cho bạn. Giải pháp là bạn hãy chuyển một phần thu nhập nhất định của mình tại thời điểm nhận được vào tài khoản tiết kiệm hoặc đầu tư và sau đó sử dụng khi cần thiết.
Tại sao cần làm điều này? Tiền được để dành là tiền đảm bảo cho tương lai, giúp tránh rơi vào tình trạng trắng tay trong trường hợp khẩn cấp, hoặc bạn cũng có thể gom số tiền này để đầu tư cho riêng mình.
Bước 5: Tiết kiệm trước, tiêu sau
Tiền tiết kiệm chỉ thực sự phát huy hết ý nghĩa của nó khi bạn rơi vào hoàn cảnh “một đồng cũng quý”. Với nhiều nhu cầu chi tiêu như hiện tại, hẳn rằng bạn sẽ thấy khó khăn trong việc tiết kiệm. Nhưng cắt giảm chi tiêu là cách dễ nhất để bạn tiết kiệm được tiền. Vì vậy hãy cố gắng gạt bỏ đi những nhu cầu không cần thiết của bản thân, để dành khoản tiền đó cho những trường hợp khẩn cấp nha.
Tiết kiệm là bước không thể thiếu trong hành trình tự do tài chính
Chi tiêu ít hơn không có nghĩa là sống trong đau khổ, chúng ta chỉ đang giảm những chi phí nên và có thể giảm. Ví dụ, một số thứ không quá cần thiết như quần áo, túi xách, giày dép, mũ nón có thể chúng ta sẽ không mua. Hãy hình thành thói quen tốt, không mua một cách bốc đồng.
Bước 6: Thanh toán các khoản nợ
Nhiều người tin rằng thay vì trả hết nợ, sẽ khôn ngoan hơn nếu đầu tư tiền vào các khoản đầu tư tài chính như cổ phiếu. Điều này hoàn toàn đúng nếu bạn có kinh nghiệm đầu tư chứng khoán, nhưng nếu bạn chỉ là một F0 mới tham gia thị trường, bạn có thể gặp rủi ro nợ nần. Hành trình tự do tài chính của bạn sẽ càng kéo dài hơn nếu bạn vẫn còn mắc vào những khoảng nợ.
Bạn càng có ít nợ, bạn càng có nhiều dòng tiền. Điều đó không có nghĩa là bạn không nên mắc nợ, thường thì khoản nợ đó là động cơ để kiếm nhiều tiền hơn. Thế nhưng hãy phân loại đâu là tín dụng xấu, đây là những là khoản nợ không thể giúp bạn tăng thu nhập, khiến chính bạn và gia đình của bạn không hạnh phúc và xếp hạng tín dụng của bạn cũng sẽ xấu đi.
Vì vậy, trước khi bạn quyết định đầu tư tiền vào một lĩnh vực nào đó, hãy tạo cho mình cảm giác thanh thản bằng cách xóa nợ. Đó cũng là một bước khiến dòng tiền trong tương lai của bạn sẽ dồi dào hơn, điểm tín dụng của bạn sẽ được cải thiện và mục tiêu tự do tài chính của bạn sẽ thực tế hơn.
Bạn có thể chọn một trong hai cách: thứ nhất, trả hết khoản nợ có lãi suất cao nhất trước, sau đó trả dần các khoản nợ lớn khác. Để đưa ra quyết định đúng đắn, hãy xuất phát từ tình hình tài chính và thực tế.
Bước 7: Tạo quỹ dự phòng cho tương lai
Quỹ dự phòng này sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề nhanh chóng, nếu vấn đề tiếp diễn tồi tệ hơn, bạn có thể độc lập giải quyết vấn đề bằng tài chính của mình mà không cần vay mượn bạn bè, người thân. Nó còn giúp rèn luyện thói quen tiết kiệm trong tiêu dùng.
Để ra khoảng 2-5% thu nhập của bạn mỗi tháng để dành cho quỹ dự phòng này. Ngoài ra, bạn có thể mua bảo hiểm nhân thọ hoặc đầu tư tài chính để giữ khoản tiền này sinh lời. Trong hành trình tự do tài chính, quỹ dự phòng đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Bước 8: Tập trung thăng tiến trong sự nghiệp
Thăng tiến trong sự nghiệp giúp bạn có được một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp, cùng với đó, mức lương bạn nhận được cũng sẽ tương xứng với công sức và uy tín của bạn. Nắm giữ chức vụ càng cao thì cơ hội thu nhập khủng của bạn càng lớn. Với mức thu nhập tốt như vậy, bạn sẽ có thể xoay vòng tiền, đầu tư thêm hay tiết kiệm cho tương lai. Vậy là bạn không cần quá lo lắng về việc sau khi nghỉ hưu mình sẽ sinh sống bằng tiền nào.
Thăng tiến để tăng thêm thu nhập
Bước 9: Tạo thêm nguồn thu nhập
Tự do tài chính sớm chưa bao giờ là một con đường dễ dàng, và để đạt được nó, bạn sẽ phải hy sinh rất nhiều thứ: mồ hôi, nước mắt và thậm chí cả máu để đạt được mục tiêu của mình. Nhưng khi đến “mùa”, “trái” không chỉ ngọt mà còn rất có giá trị.
Các chuyên gia tài chính thường khuyên mỗi người nên có 5-7 nguồn thu nhập khác nhau nếu muốn tự do tài chính và có thể đảm đương nhiều công việc một lúc. Ngược lại, nếu bạn có một công việc ổn định (làm việc toàn thời gian), bạn nên tìm thêm 4-6 nguồn thu nhập khác. Hãy chủ động lựa chọn nguồn thu nhập phù hợp với năng lực và quỹ thời gian của mình, tránh ôm đồm nhiều việc dẫn đến quá tải.
Thu nhập ở đây bạn có thể chia làm hai loại: chủ động và bị động. Chủ động là công việc phải đánh đổi bằng thời gian và tiền bạc, ngoài ra nếu đã có công việc ổn định, bạn có thể làm thêm giờ để tăng thêm thu nhập chủ động. Bị động là công việc chỉ làm một lần, phần còn lại tiền tự động luân chuyển (ví dụ: bạn bán khóa học, đầu tư cổ phiếu…).
Bước 10: Đầu tư
Bước cuối cùng trên hành trình tự do tài chính là đầu tư, càng sớm càng tốt. Tăng các khoản đầu tư của bạn nhanh hơn thu nhập cá nhân của bạn mỗi năm. Không phải ai sinh ra cũng có khả năng đầu tư nhạy bén. Bạn phải học nhiều, nghe nhiều, trải nghiệm nhiều để rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Một số loại hình đầu tư bạn có thể lựa chọn như: cổ phiếu, chứng khoán, quỹ mở, kinh doanh, bất động sản, đầu tư vàng.
Tự do tài chính là mong muốn của nhiều người, nhưng đạt được điều đó không hề dễ dàng. Bạn cần phải xây dựng một kế hoạch đặc biệt, chuẩn bị kỹ càng và thực hiện theo các nguyên tắc đã đề ra thật chính xác. Trong suốt hành trình tự do tài chính, bản thân bạn cần sự nỗ lực cố gắng và kỷ luật cao thì mới có thể nhanh chóng đạt được thành công.
#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX