Quản lý tiền bạc, quản lý chi tiêu tưởng dễ nhưng thật ra lại rất khó – nhất là khi bạn muốn tận dụng tối đa giá trị của tài sản. Để giúp bạn sử dụng tiền một cách thông minh và hiệu quả nhất, TNEX sẽ giới thiệu đến bạn 10 nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân quan trọng.
1. Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân: Xác định nguồn thu nhập
Để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, trước hết bạn cần xác định những nguồn thu nhập định kỳ của bản thân và phân loại chúng vào hai mục sau:
- Thu nhập cố định: Khoản tiền mà chắc chắn bạn sẽ có được trong mỗi tháng.
- Thu nhập gia tăng: Khoản tiền không cố định (thưởng, trợ cấp, hoa hồng, v.v…).
Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân là để đảm bảo chi tiêu không vượt quá thu nhập. Từ việc phân loại trên, bạn sẽ có thể xác định rõ số tiền mình được phép sử dụng trong tháng đồng thời có thể đưa ra kế hoạch chi tiêu phù hợp.
2. Có kế hoạch phân chia tài sản hợp lý
Quản lý tài chính hiệu quả với kế hoạch tính toán kỹ lưỡng
Từ nguồn thu nhập đã xác định, bạn cần tiến hành lên kế hoạch sử dụng tiền trong tháng tiếp theo. Bước đầu tiên mà một người quản trị tài chính giỏi luôn làm đó là phân chia tiền thành những khoản khác nhau. Mỗi khoản tiền sẽ được sử dụng cho một số mục đích nhất định và người quản lý tuyệt đối không sử dụng lấn khoản tiền này sang khoản tiền khác.
Đối với cá nhân, bạn có thể lên kế hoạch phân chia tài sản theo quy tắc 50/20/30 hoặc quy tắc 6 chiếc lọ. Nếu gặp khó khăn trong quản lý nhiều khoản tiền, bạn có thể sử dụng tính năng Quỹ Đa Năng trên ứng dụng ngân hàng thuần số TNEX. Với Quỹ Đa Năng, bạn có thể phân chia thu nhập thành nhiều loại quỹ, với mục đích sử dụng khác nhau, dễ dàng để bạn sử dụng và theo dõi mức tăng/ giảm.
3. Liệt kê chi tiết các khoản thu chi
Quy tắc quản lý tài chính cá nhân này có nhiệm vụ giúp bạn xác định rõ những hoạt động chi tiêu mà mình sẽ thực hiện trong tháng. Bằng cách ước tính các con số, bạn sẽ biết được gần đúng số tiền mình cần phải sử dụng. Trong trường hợp số tiền chi ra lớn hơn thu nhập, bạn nên tiến hành cắt giảm những khoản không thật sự cần thiết.
4. Tiêu dùng có tính toán
Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân quan trọng: tiêu dùng một cách thông minh
Mặc dù đã lên kế hoạch trước, sẽ có những lúc bạn bất ngờ có nhu cầu dùng tiền. Khi ấy, hãy cân nhắc đến sự thiết yếu của nhu cầu, xem xét lại số dư các khoản tiền và đưa ra quyết định hợp lý.
Với các nhu cầu mua sắm, bạn có thể áp dụng luật 24 giờ. Mỗi khi muốn mua món gì, hãy trì hoãn việc thanh toán trong khoảng một ngày. Nếu sau thời gian đó, bạn vẫn thấy nó cần thiết thì hẵng thực hiện giao dịch.
>>> Tổng hợp 11 cách thanh toán tiền điện nước phổ biến nhất.
5. Kiên trì thực hiện kế hoạch
Quản lý tài chính không phải công việc thực hiện trong 1, 2 ngày. Nó chỉ thật sự tạo ra hiệu quả nếu bạn có thể duy trì trong thời gian dài. Hãy tập cho bản thân tính kỷ luật, kiên trì, tuân thủ những nguyên tắc đã đề ra và cố gắng thực hiện chúng bằng mọi cách.
6. Ghi chép cẩn thận mọi hoạt động
Tiền vào, tiền ra đều cần được ghi chép và lưu trữ cẩn thận
Để việc quản lý tài chính được hiệu quả hơn, bạn nên tập thói quen ghi chép lại toàn bộ các hoạt động thu chi. Việc ghi chép có hai công dụng lớn, thứ nhất, nó khiến bạn nhớ rõ mình đã dùng tiền để làm gì. Thứ hai, số liệu ghi chép sẽ là cơ sở để thống kê, phân tích và phục vụ việc quản lý tài chính trong tương lai.
Nếu bạn là người dùng ngân hàng TNEX, mọi giao dịch bạn thực hiện đều sẽ được ngân hàng ghi nhận lại. Những giao dịch ngoài TNEX cũng có thể được nhập vào nhanh chóng chỉ với vài thao tác đơn giản. Thuật toán của TNEX sẽ tự động tổng hợp thông tin và thông báo đến bạn những số liệu quan trọng nhất theo từng ngày hoặc từng tháng.
>>> Top 20+ ứng dụng phần mềm quản lý chi tiêu tốt nhất hiện nay.
7. Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân: Thường xuyên kiểm tra
Định kỳ hằng tuần hay hằng tháng, bạn nên dành thời gian để kiểm tra và thống kê lại hoạt động tài chính của bản thân. Với những số liệu có được, bạn sẽ biết rõ rằng bản thân có đang thực hiện kế hoạch quản lý hiệu quả hay không. Kiểm tra lại hoạt động thu chi cũng giúp bạn thấy rõ hơn cách dòng tiền cá nhân xoay chuyển, qua đó tìm ra những hướng thay đổi tích cực hơn trong tương lai.
8. Điều chỉnh kế hoạch chi tiêu cho phù hợp
Điều chỉnh kế hoạch quản lý tài chính khi cần thiết
Trong phần lớn các trường hợp, kế hoạch tài chính ban đầu sẽ không phù hợp với nhu cầu thực tế. Để hoạt động chi tiêu hợp lý hơn, bạn nên theo dõi kỹ các số liệu thống kê và đưa ra các điều chỉnh cần thiết. Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân này giúp kế hoạch của bạn có tính thực tiễn và phù hợp để sử dụng trong thời gian dài.
9. Gia tăng nguồn thu nhập cá nhân
Bên cạnh quản lý chi tiêu, việc tìm cách gia tăng thu nhập cũng là một nguyên tắc rất quan trọng của quản lý tài chính cá nhân. Khi giá trị bạn tạo ra tăng lên, bạn có quyền tiếp cận những mức thu nhập cao hơn. Để làm được điều đó, hãy không ngừng học hỏi, trau dồi và cải thiện nội lực của bản thân.
10. Hạn chế nợ và vay nợ
Nợ là yếu tố khiến quá trình quản lý tài chính gặp rất nhiều khó khăn, vậy nên hãy hạn chế tối đa việc mở khoản vay. Trong một số trường hợp bất khả kháng, bạn vẫn có thể vay nợ. Khi ấy, hãy thêm nợ vào kế hoạch thu chi của mình và trích lập một khoản tiền mới để tiến hành trả nợ đúng thời hạn.
>>> Cách tạo tài khoản ngân hàng tại nhà chỉ trong trong 5 phút!
Trên đây là tất cả 10 nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân quan trọng mà TNEX muốn truyền tải đến bạn. Mong rằng với những gì đã được xem, bạn sẽ hiểu rõ hơn cách để sử dụng tài sản thật hiệu quả và hợp lý. Chúc bạn luôn có một cuộc sống tài chính thật khỏe mạnh.
#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX