Khởi nghiệp là một hành trình gian nan, vất vả nhưng cũng giúp ta trau dồi thêm nhiều bài học ý nghĩa trong cuộc sống. Ngay cả các doanh nhân đã thành công cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình hiện thực hóa ước mơ của mình. Hãy cùng TNEX tìm hiểu các câu chuyện doanh nhân khởi nghiệp là xem liệu chúng ta có thể học gì từ họ nhé!
Phạm Nhật Vượng – tỷ phú tự thân đi lên bằng thực lực
Hành trình khởi nghiệp của ông Vượng
Câu chuyện doanh nhân khởi nghiệp của ông Phạm Nhật Vượng – chủ tịch tập đoàn Vingroup không chỉ dừng lại ở phạm vi trong nước mà ông còn tạo được nhiều tiếng vang trong khu vực và cả quốc tế. Doanh nhân Việt và cả giới doanh nghiệp đều kinh ngạc và ngưỡng mộ tài năng kinh doanh của vị lãnh đạo trẻ này, khi biết được câu chuyện khởi nghiệp đầy thăng trầm của ông. Cuộc sống khó khăn từ nhỏ đã khiến mẹ ông phải bán quán nước chè để nuôi các con học hành. Tuy nhiên, với sự cố gắng và nỗ lực, ông đã đỗ vào trường Đại học Mỏ – Địa chất Hà Nội và được chọn đi du học ở Nga năm 1987 với ước mơ giúp gia đình bớt khổ.
Sau khi tốt nghiệp trường Kinh tế địa chất tại Moscow, ông Vượng cưới vợ là bà Phạm Thu Hương và di chuyển đến Ukraine để sinh sống. Ở đó, ông đã mở một nhà hàng mang tên Thăng Long và vay mượn số tiền trị giá khoảng 10.000 USD từ bạn bè để đầu tư vào sản xuất mì ăn liền hiệu Mivina và thành lập công ty thực phẩm LLC Technocom. Sau đó, công ty đã mở rộng sản xuất bột canh và áp dụng chiến lược tiếp thị hiệu quả để phát triển thị trường.
Trong quá trình khởi nghiệp, ông Vượng đã phải đối mặt với nhiều khó khăn về vốn đầu tư và phải vay mượn từ bạn bè. Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực và ý chí không bỏ cuộc, ông đã vay được nguồn vốn từ ngân hàng Tái cấu trúc châu Âu để đầu tư vào doanh nghiệp vừa và nhỏ. Từ đó, ông quyết định đầu tư về Việt Nam và thành lập Tập đoàn Vingroup vào tháng 9/2009. Với tốc độ phát triển ấn tượng trong hơn 10 năm qua, Vingroup đã trở thành một trong những tập đoàn bất động sản hàng đầu khu vực.
Câu chuyện doanh nhân khởi nghiệp của ông chủ VINGROUP truyền cảm hứng cho giới trẻ
Bài học cho thế hệ trẻ
Hành trình khởi nghiệp của ông Vượng mang lại nhiều bài học bổ ích cho thế hệ trẻ:
- Kiên định, kiên trì, và cố gắng quyết tâm: không riêng gì khởi nghiệp mà tất cả các hoạt động trong cuộc sống đều cần bản thân mỗi người cố gắng đến cùng để đạt được hiệu quả tốt nhất. Đây là kim chỉ nam giúp các bạn trẻ cố gắng phấn đấu, học hỏi trau dồi kiến thức, kỹ năng để có thể hiện thực hóa ước mơ, hoài bão của mình.
- Thành công không đến dễ dàng: để có được vị thế nhiều người ngưỡng mộ ở thời điểm hiện tại, ông Vượng đã phải “nằm gai nếm mật” không ít lần trong cuộc sống. Nhờ những sự tôi luyện này đã Việt Nam chúng ta tự hào khi có một Phạm Nhật Vượng thành công lẫy lừng như ngày hôm nay.
>>> Hướng dẫn những cách chuyển tiền nhanh phổ biến nhất hiện nay.
Bầu Đức: đi lên từ những vấp ngã trong cuộc sống
Câu chuyện doanh nhân khởi nghiệp của bầu Đức
Tuổi thơ của cậu bé Đoàn Nguyên Đức là những ngày dắt trâu ra đồng, kéo cày, xẻ đất… làm đủ mọi thứ để giúp gia đình có bữa cơm no bụng, cái áo ấm để mặc. 10 năm dắt trâu ra đồng, kéo cày, xẻ đất, cái nắng cái gió làm cháy tóc sạm da càng khiến cho Đoàn Nguyên Đức nuôi quyết tâm thoát nghèo.
Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, cậu mang theo khát vọng và hy vọng của cả gia đình đến TP HCM để thi đại học, nhưng dường như chàng trai này không có duyên với cánh cửa Đại học khi thi 4 lần đều không đỗ. Không tiền, không học vấn, con đường phía trước là một mớ mịt mù. Tuy nhiên, ông không biết sẽ bắt đầu từ đâu và bằng công việc gì. Nhưng ông chỉ nhớ rằng mình đã làm đủ mọi nghề để nuôi sống bản thân, để tích góp kinh nghiệm và cố sáng tạo để tìm lối đi riêng.
Năm 1990, ông mở xưởng mộc, tự tay cưa, bào đục đẽo để làm ra sản phẩm đầu tiên là chiếc bàn cho học sinh. Sau đó, ông mở rộng sản xuất kinh doanh thêm nhiều lĩnh vực khác. Khi tròn 30 tuổi, ông thành lập Hoàng Anh Pleiku – tiền thân của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai ở thời điểm hiện tại.
Quá trình khởi nghiệp đầy chông gai của Bầu Đức
Bài học cho những bạn trẻ
Từ câu chuyện khởi nghiệp của bầu Đức, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học về tài chính cho thế hệ trẻ:
- Tích lũy kinh nghiệm là điều cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng sự nghiệp. Bầu Đức đã từng làm đủ mọi nghề để tự nuôi sống bản thân, tích lũy kinh nghiệm và cố gắng tìm kiếm lối đi riêng.
- Tích lũy vốn để đầu tư là điều cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng tài chính. Bầu Đức đã tích góp được một khoản tiền đủ để mở một phân xưởng nhỏ chuyên đóng bàn ghế cho học sinh tại quê nhà, từ đó mở rộng và phát triển công ty của mình.
- Đừng sợ thất bại, hãy tận dụng mọi thất bại để học hỏi và phát triển bản thân. Thất bại không phải là điều đáng sợ, nhưng việc không học hỏi và không cố gắng để thay đổi thì mới là thực sự đáng sợ.
Nữ tỷ phú ngành hàng không: bà Nguyễn Thị Phương Thảo
Nữ doanh nhân người Việt nói không với đầu hàng
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là người con Hà Nội gốc, có cơ hội đi du học đại học ngành Kinh tế tài chính khi mới 17 tuổi. Bà nổi tiếng với thành tích học tập xuất sắc và tài kinh doanh thiên bẩm. Khi còn là sinh viên năm 2, bà Thảo đã bắt đầu vào những công việc kinh doanh đầu tiên. Đối với bà, việc kinh doanh từ sáng sớm đến khuya là điều bình thường. Bằng sự nỗ lực và niềm tin, sau 3 năm, bà Thảo đã có được 1 triệu USD đầu tiên khi mới 21 tuổi.
Bà Thảo là một nữ doanh nhân năng động và thành công trên thương trường trước khi Vietjet Air cất cánh. Bà đã sáng lập và điều hành 2 ngân hàng tư nhân là VIB và Techcombank từ năm 2005 và 2006. Năm 2008, bà Thảo đầu tư vào HDBank và trở thành Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị ngân hàng này. Bà còn để lại dấu ấn trong lĩnh vực bất động sản, là nữ doanh nhân Việt đầu tiên thâu tóm khu nghỉ dưỡng Furama Resort Danang.
Để xây dựng Vietjet Air tăng trưởng như hiện nay, bà Thảo đã đối mặt với nhiều khó khăn và áp lực cạnh tranh của các ông lớn như Vietnam Airlines. Bà đã mất tới 10 năm để nghiên cứu các mô hình hàng không giá rẻ như Southwest, Ryan Air hay AirAsia để có giấy phép đầu tư cho Vietjet vào năm 2007. Tuy nhiên, việc liên doanh của Vietjet với AirAsia lại gặp vướng mắc vào năm 2010. Nhưng bà không từ bỏ giấc mơ và đã thành công xây dựng Vietjet Air trở thành một hãng hàng không giá rẻ hàng đầu Đông Nam Á. Bà Thảo là một ví dụ về sự cố gắng, kiên trì và quyết tâm của một nữ doanh nhân Việt Nam.
Chân dung vị nữ tướng của ngành hàng không
Câu chuyện doanh nhân khởi nghiệp của bà Thảo mang lại những giá trị gì?
- Kiên trì và chăm chỉ là chìa khóa thành công: Bà Thảo đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn và thử thách để trở thành một trong những doanh nhân thành công nhất Việt Nam. Điều quan trọng là bà không bỏ cuộc, mà kiên trì và chăm chỉ làm việc đến khi đạt được mục tiêu.
- Quản lý tài chính hiệu quả: Bà Thảo là một trong những nhà doanh nghiệp rất giỏi trong việc quản lý tài chính. Bà đã áp dụng nhiều chiến lược đầu tư khôn ngoan, phát triển dòng tiền và tối ưu hóa cấu trúc tài chính để đảm bảo cho doanh nghiệp của mình luôn ổn định và phát triển bền vững.
- Sáng tạo và đổi mới: Bà Thảo đã luôn khát khao sáng tạo và đổi mới để phát triển doanh nghiệp của mình. Bà đã thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp mới, đưa vào thị trường những sản phẩm và dịch vụ mới, và tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới để tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.
Quản lý tài chính – bước đệm vững chắc cho hành trình khởi nghiệp của các bạn trẻ
Từ 3 câu chuyện doanh nhân khởi nghiệp ở trên, quản lý tài chính cá nhân là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Nhờ quản lý tài chính hiệu quả, các doanh nhân đã vượt qua những giai đoạn khó khăn khăn khi mới bắt đầu khởi nghiệp cũng như giúp doanh nghiệp tối ưu các hoạt động kinh doanh, ổn định, mở rộng và phát triển doanh nghiệp. Do đó, các bạn trẻ, không riêng gì những bạn đang ấp ủ giấc mơ khởi nghiệp cần quan tâm nhiều hơn đến việc quản lý tài chính cá nhân. Chủ động, kiên trì, kỷ luật trong quản lý tài chính là những bước đệm vững chắc để các bạn trẻ có thể hiện thực hóa giấc mơ khởi nghiệp của mình.
Với mong muốn mang đến các giải pháp tài chính ưu việt, tiện nghi dành cho giới trẻ, “Quản lý chi tiêu” và “Quỹ đa năng” là 2 ứng cử viên sáng giá đến từ ngân hàng thuần số TNEX, giúp các bạn trẻ có nền tảng tài chính vững chắc, tự tin theo đuổi đam mê, hoài bão của bản thân:
- Với “Quản lý chi tiêu”: bạn có thể dễ dàng thống kê, theo dõi các khoản đã chi theo ngày, theo tháng, giúp bạn kiểm các giao dịch chi tiêu hiệu quả. Bên cạnh đó, tính năng này còn hỗ trợ bạn thiết lập hạn mức chi tiêu, giúp hạn chế tình trạng chi tiêu không kiểm soát và rèn luyện tính kỷ luật khi chi tiêu.
- Với “Quỹ đa năng”: bạn có thể chia nhỏ nguồn thu nhập hàng tháng của bản thân thành các mục đích chi tiêu khác nhau. Nhờ vậy, bạn có thể kiểm soát số tiền dành cho từng hoạt động chi tiêu cụ thể (ăn uống, mua sắm, du lịch…). Hơn nữa, bạn còn có thể sử dụng Quỹ đa năng để cùng bạn bè, gia đình, người thân “góp gạo thổi cơm” khi có chung kế hoạch chi tiêu.
Quỹ đa năng – tính năng vô cùng hay ho, thú vị của TNEX
Hy vọng 3 câu chuyện doanh nhân khởi nghiệp ở trên đã truyền cảm hứng cho những bạn trẻ đang có ý định hoặc đang trên hành trình viết nên những giấc mơ của mình. Kinh doanh có thể là một cuộc chơi đổi vận. Tuy nhiên, để thành công, các bạn trẻ cần đầu tư, học hỏi, phát triển, tích lũy cả về kiến thức lẫn kỹ năng để có thể sẵn sàng đương đầu với những khó khăn trong tương lai. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, cơ bản nhất: rèn luyện kỹ năng quản lý tài chính cá nhân cho bản thân. Tải app TNEX và cùng trải nghiệm các tính năng siêu thú vị ngay bạn nhé!
#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX