Đối với nhiều người trẻ tuổi, đại học là môi trường để thử thách cách quản lý tiền đầu tiên của họ. Tuy nhiên, nhiều sinh viên không được chuẩn bị đầy đủ để kiểm soát tài chính của mình. Một trong những lý do hàng đầu khiến sinh viên bỏ học đại học là vì tài chính – thường là do quản lý tiền bạc cá nhân kém. Nếu bạn không thể quản lý những khoản tiền nhỏ ở độ tuổi này, thì bạn sẽ quản lý tiền của mình như thế nào khi sở hữu những khoản lương kếch xù? Hãy cùng TNEX đi tìm hiểu 7 cách quản lý chi tiêu cho sinh viên xa nhà hiệu quả 100% ngay ở bài viết này nhé!
1. Lập ngân sách thực tế
Lập ngân sách sẽ là điều cuối cùng bạn nghĩ đến khi bắt đầu học đại học, vì vậy hãy làm điều đó trước khi năm học bắt đầu. Bởi cho đến khi bạn bắt đầu sống cuộc sống của một sinh viên đại học xa nhà, sẽ thật khó để bạn biết mọi thứ sẽ có giá bao nhiêu và thói quen chi tiêu của bạn thay đổi như thế nào. Nhưng hãy cố gắng hết sức để ước tính và sửa đổi ngân sách của bạn sau tháng đầu tiên ở trường.
Lập ngân sách phù hợp và thực tế
Cân nhắc sử dụng các ứng dụng quản lý tài chính như TNEX hoặc sử dụng ngay trên bảng tính Excel để thực hiện cách quản lý chi tiêu cho sinh viên được tốt hơn. Ngân sách của bạn nên bao gồm:
- Thu nhập hàng tháng: Ở trường đại học, thu nhập của bạn thường đến từ nhiều nguồn: học bổng, công việc và trợ cấp từ cha mẹ và/hoặc tiền tiết kiệm của bạn. Các trường đại học thường phân tán các khoản thanh toán, khoản vay và học bổng, lấy những gì cần thiết cho học phí và lệ phí, sau đó gửi phần còn lại trực tiếp để bạn thanh toán các chi phí đại học còn lại của mình.
- Chi tiêu cần thiết: Là số tiền bạn sẽ chi tiêu cho bất cứ thứ gì cần thiết cho đại học và cho cuộc sống. Chúng có thể bao gồm tiền thuê nhà, sách vở, dịch vụ viễn thông, sức khoẻ, y tế. v.v
- Chi tiêu tùy chọn: Bạn nghĩ mình sẽ cần chi bao nhiêu cho những hoạt động như đi ăn ngoài, xem phim, chơi game, quà tặng?
2. Theo dõi tất cả các chi phí của bạn
Điều quan trọng cần phải ghi nhớ là biết tiền đến từ đâu và sẽ đi đâu. Theo dõi các khoản chi sẽ giúp bạn xác định các khoản vượt mức và lãng phí của mình, cuối cùng bạn nên thử giảm bớt chúng. Nếu bạn có điện thoại thông minh, bạn có thể duy trì một bảng chi phí hoặc các ứng dụng quản lý tiền khác nhau để tạo ngân sách và theo dõi các khoản chi tiêu đó.
3. Theo dõi số tiền cho mượn/mượn từ bạn bè
Việc cho mượn/mượn là điều rất phổ biến đối với sinh viên. Vì vậy, hãy theo dõi các khoản nợ của bạn và giữ các khoản dự phòng đầy đủ để trả lại cho người sẵn sàng dang tay giúp đỡ và cho bạn mượn khi ấy. Hãy luôn luôn tách biệt giữa thu nhập và tiền tiêu vặt với số tiền bạn đã vay từ bạn bè. Bởi lẽ bạn không phải trả lại tiền tiêu vặt của mình nhưng bạn luôn phải trả lại số tiền bạn đã vay từ người khác.
Theo dõi sát sao các khoản nợ của bạn
4. Chống lại áp lực từ bạn bè
Nhiều bạn sinh viên ngày nay chi tiêu không kiểm soát do áp lực thua sút bạn bè đồng trang lứa. Hầu hết mọi người mua điện thoại, nâng cấp lên đời điện thoại, máy chơi game không phải vì họ cần mà vì tất cả bạn bè của họ đều có. Điều rất quan trọng trong cách quản lý chi tiêu cho sinh viên khi phải sống với ngân sách eo hẹp là phải chống lại áp lực từ bạn bè. Điều này chắc chắn sẽ giúp họ tiết kiệm được rất nhiều tiền mặt.
5. Bắt đầu đầu tư ngay bây giờ
Bạn bắt đầu đầu tư càng sớm thì tiền của bạn càng có nhiều thời gian để sinh lời. Bạn cũng sẽ phải đầu tư ít tiền hơn để đạt được mục tiêu nghỉ hưu nếu bắt đầu từ khi còn trẻ. Đầu tư đơn giản hơn bạn nghĩ rất nhiều. Bạn có thể mở một tài khoản trực tuyến với số tiền tối thiểu và lên lịch rút tiền từ tài khoản ngân hàng sang tài khoản đầu tư của bạn mỗi tháng. Sau khi tự mình thực hiện tất cả các khoản chi tiêu và đầu tư, nếu bạn vẫn còn một số tiền dư dả thì đừng để nó nhàn rỗi. Hãy bắt đầu đầu tư vào nơi không chỉ mang lại cho bạn lợi nhuận tốt mà còn giúp bạn hiểu về các sản phẩm đầu tư khác nhau.
6. Tìm kiếm một công việc bán thời gian
Có rất nhiều lợi thế để làm việc trong khi bạn đang học đại học. Sẽ rất tuyệt vời khi bạn bắt đầu tìm được việc làm trong lĩnh vực của mình. Tìm được một công việc tốt ở trường đại học sẽ giúp bạn quản lý tiền dễ dàng hơn và tích lũy kinh nghiệm làm việc nhiều hơn. Bạn thậm chí có thể được hưởng lợi từ hỗ trợ học phí và các lợi ích nhân viên khác do công ty cung cấp. Ngoài ra, khi càng dành nhiều tiền cho học phí, bạn càng ít phải vay mượn, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm về lâu về dài.
Nếu bạn chọn chỉ làm việc trong mùa hè, hãy tận dụng tối đa công việc mùa hè của bạn. Cân nhắc nhận thêm ca để tiết kiệm thêm một chút. Bạn cũng có thể tham gia một kỳ thực tập nếu đó là công việc được trả lương, khi ấy thu nhập với kinh nghiệm thực tế sẽ được kết hợp một cách hoàn hảo. Mặc dù nó tạo nên một lịch trình dày đặc, nhưng kinh nghiệm làm việc này có thể giúp ích cho bạn khi lập kế hoạch chuyển tiếp từ trường học sang nơi làm việc.
Tìm kiếm việc làm thêm khi còn học đại học
7. Đầu tư vào bản thân
Khoản đầu tư mang lại lợi nhuận tối đa không phải là khoản đầu tư bạn thực hiện cho người khác mà là khoản đầu tư bạn thực hiện cho chính mình. Đầu tư vào bản thân về cơ bản đề cập đến việc tham gia một khóa học kỹ năng mềm hoặc tham dự một số hội thảo có liên quan. Những khoản đầu tư này có thể không mang lại lợi nhuận ngay lập tức nhưng sẽ giúp bạn có được các offer lương tốt hơn và nhiều khách hàng hơn cho công việc bạn lựa chọn.
>Xem thêm: Bí quyết quản lý tài chính thông minh dành cho sinh viên
Tổng kết
Một trong những cảm giác thỏa mãn lớn nhất trong cuộc sống là cảm giác kiểm soát được tài chính cá nhân của mình. Khi nói đến tiền bạc, sinh viên nên luôn giữ thái độ tích cực, rèn luyện thói quen, cách chi tiêu cho sinh viên xa nhà với một chút luyện tập và kiên nhẫn. Thực hành các thói quen tài chính cá nhân là một giải pháp tuyệt vời giúp sinh viên tự tin vào bản thân và khả năng thành công về tài chính trong tương lai của mình.
#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX