Việc biết cách quản lý tài chính cá nhân tốt chính là bí quyết thành công của rất nhiều người. Vì vậy, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cải thiện khả năng đầu tư và tiết kiệm, đồng thời đạt được những mục tiêu tài chính mà trước đây dường như là không thể.
Tại sao bạn cần biết cách quản lý tài chính cá nhân?
Khi bạn bắt đầu quản lý tài chính của mình, bạn sẽ có cái nhìn tốt hơn về việc bạn đang tiêu tiền ở đâu và như thế nào. Nhờ đó, bạn có thể đảm bảo rằng tiền của mình được sử dụng một cách khôn ngoan. Bạn cũng có thể xác định và loại bỏ thói quen tiêu xài hoang phí cho những nhu cầu không cần thiết. Điều này có thể giúp bạn lập ra một phạm vi ngân sách hiệu quả và chi tiêu hợp lí trong mức giới hạn đã đặt ra của mình. Thậm chí, điều đó còn giúp tăng khoản tiết kiệm của bạn. Bên cạnh đó, với việc quản lý tài chính cá nhân tốt, bạn cũng sẽ học cách kiểm soát tiền của mình để có thể đạt được các mục tiêu tương lai của mình.
Những thay đổi nhỏ đến thành công lớn
1. Theo dõi chi tiêu của bạn để cải thiện tài chính bản thân
Nếu bạn không biết mình đang chi tiêu vào những việc gì mỗi tháng, thì rất có thể thói quen chi tiêu cá nhân của bạn có chỗ cần cải thiện.
Cách quản lý tài chính cá nhân tốt nhất là bắt đầu với việc nhận thức về chi tiêu. Sử dụng các ứng dụng quản lý tài chính để theo dõi thu/chi trên các hạng mục và tự cân nhắc xem bạn đang lãng phí bao nhiêu cho những nhu cầu không cần thiết như cà phê hay trà sữa hàng ngày. Khi bạn đã tự vấn và hiểu bản thân đang có vấn đề về những thói quen này, bạn có thể lập kế hoạch hay đưa ra những chiến lược phù hợp để cải thiện.
> Sử dụng app quản lý chi tiêu để thắt chặt chi tiêu cá nhân.
Theo dõi thường xuyên chi tiêu cá nhân
2. Tạo ngân sách hàng tháng một cách thực tế.
Cách quản lý tài chính cá nhân tiếp theo là hãy tạo thói quen chi tiêu hàng tháng của bạn. Sau đó, hãy thiết lập một ngân sách hợp lý mà bạn biết rằng bạn có thể duy trì nó trong một khoảng thời gian dài. Các phương pháp phân bổ tài chính theo chế độ ưu tiên như Phương pháp 6 chiếc lọ chi tiêu, Phương pháp Kakebo,… sẽ là tài liệu hiệu quả để bạn thiết lập ngân sách hàng tháng của mình.
Lưu ý rằng, khi phân bổ chi phí đừng quá siết chặt các khoản chi. Bởi vì, số tiền chi trả hàng tháng còn dựa trên những thay đổi và nhu cầu trong tháng đó.
Lấy ví dụ: Bạn tự nhủ với bản thân rằng tháng này sẽ không bao giờ đặt đồ ăn ngoài nữa trong khi trưa nào bạn cũng đặt đồ ăn trên foody, beamin,… Điều này rất khó để thực hiện. Thay vào đó, bạn nên cắt giảm việc đặt đồ ăn từ từ, bắt đầu bằng giới hạn đặt đồ ăn bốn lần một tuần.
Tương tự như việc đặt đồ ăn hàng tháng, bạn có thể thiết lập ngân sách tương ứng với thói quen thực tế một cách hợp lý. Bạn nên xem ngân sách là một cách để khuyến khích các thói quen tốt quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn. Chẳng hạn như nấu ăn ở nhà thường xuyên.
Lập ngân sách phù hợp với bản thân
3. Luôn có một khoản phí phòng hờ rủi ro
Tạo một quỹ khẩn cấp mà bạn có thể sử dụng ngay khi các trường hợp bất trắc không mong muốn xảy ra. Ngay cả khi khoản đóng góp của bạn là nhỏ, quỹ này có thể cứu bạn khỏi những tình huống rủi ro như khi bạn buộc phải vay tiền với lãi suất cao hoặc có thể thấy mình không thể thanh toán các hóa đơn đúng hạn.
> Có thể bạn quan tâm: Phân bổ quỹ chi tiêu hiệu quả để cuối tháng không cháy túi.
4. Có giới hạn chi tiêu
Hãy luôn thiết lập một hạn mức cụ thể cho các hoạt động thu chi trong cuộc sống của mình. Không chỉ với những hoạt động vui chơi giải trí, sở thích cá nhân mà là tất cả hoạt động cần bạn phải chi tiêu. Có rất nhiều khía cạnh trong cuộc sống nghe thì có vẻ rất thiết thực, rất đáng để bạn đầu tư vào nhưng tất cả đều cần có giới hạn.
Lấy ví dụ: Chắc các bạn cũng từng nghe rất nhiều như là đầu tư cho kiến thức là một khoản đầu tư không bao giờ lỗ đúng không nào. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ràng, nhiều bạn thường xuyên tham gia các hội sách giá rẻ nhưng sau khi mua quá nhiều sách về lại bỏ ngõ, không đọc tới. Đó cũng là một biểu hiện của sự lãng phí. Vì vậy chúng ta thấy được, bất kì một việc đầu tư nào, kể cả cho kiến thức thì nó cũng nên đặt giới hạn chi tiêu một cách rõ ràng và được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên nhu cầu cá nhân của bạn.
5. Khi đặt mục tiêu tiết kiệm, hãy nói cụ thể về kế hoạch của bạn để đạt được mục tiêu đó.
Thật dễ dàng để nói, tôi sẽ tiết kiệm 150,000,000 để nghỉ hưu trong năm nay, nhưng bạn cần phải biết rõ bằng cách mà bạn có thể đạt được số tiền đó để xác định chiến thuật theo đuổi mục tiêu của bạn một cách hợp lí và khả thi. Những mục tiêu phụ có thể giúp định hướng chiến lược tiết kiệm của bạn: nếu bạn muốn tiết kiệm 150,000,000 trong năm nay, hãy nghĩ về cách bạn có thể tiết kiệm 12.000,000 trong tháng này bằng cách tăng thu nhập hoặc cắt giảm chi phí của bạn khoảng 250.000 một tuần. Những điểm đánh dấu những cột mốc nhỏ mà bạn đạt được này có thể giúp bạn đánh giá mức độ thực tế của mục tiêu và giúp bạn theo dõi sự tiến bộ của bản thân.
Từng bước đạt được mục tiêu tài chính
6. Cắt giảm các khoản phí định kỳ.
Bạn có đăng ký dịch vụ mà bạn không bao giờ sử dụng không? Bạn có thể dễ dàng quên đăng ký hàng tháng đối với các dịch vụ phát trực tuyến và các ứng dụng dành cho thiết bị di động tính phí tài khoản ngân hàng ngay cả khi bạn không thường xuyên sử dụng các dịch vụ này. Hãy xem lại các khoản phí này và cân nhắc hủy các đăng ký không cần thiết để giữ nhiều tiền hơn mỗi tháng.
Con đường dẫn đến tài chính tốt hơn bắt đầu bằng việc thay đổi thói quen chi tiêu của chính bạn. Có rất nhiều cách quản lý tài chính cá nhân, một vài cách khá dễ dàng, một số khác thì khó và cần sự nhẫn nại trong một khoảng thời gian. Nhưng nếu bạn tiếp tục cam kết và duy trì với những sự thay đổi dù là nhỏ này, bạn sẽ có được những kỹ năng quản lý chi tiêu tài chính tuyệt vời hơn, sẽ phục vụ bạn trong suốt cuộc đời.
Có TNEX quản lý, không lo tiêu phung phí!
Mới giữa tháng mà đã phải ăn mì tôm, bạn đã thấy ngán chưa? Ngán rồi thì phải lên kế hoạch để quản lý tài chính cá nhân đi nhé!!! Chi tiêu hợp lý, bảo vệ em ví ngay từ hôm nay thôi!
Xăng đắt, đồ ăn đắt, lên kế hoạch làm sao để mọi thứ đâu vào đấy được nhỉ? Cùng thử những cách sau nha:
- Ghi lại các khoản chi tiêu
- Đặt giới hạn chi tiêu theo ngày/ tháng
- Gửi tiết kiệm hoặc đầu tư
- Mỗi tháng để dự phòng 1 khoản
- Tải app TNEX hỗ trợ quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả
TNEX – Ngân Hàng Thuần Số Tốt Nhất Việt Nam có tính năng lưu trữ lịch sử khi bạn ghi lại các khoản chi tiêu, hỗ trợ bạn chia hạn mức chi tiêu cho các ngân sách cá nhân của bạn. Kèm theo những hình ảnh minh họa, giao diện thân thiện cùng với những thông báo vui nhộn… Còn chần chờ gì mà không cúng chúng mình học cách quản lý tài chính cá nhân tốt hơn ngay hôm nay đi nào.
#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX