Đời sống sinh viên tưởng như chẳng cần chi tiêu gì mấy, nhưng thực ra lại có rất nhiều khoản tiền cần bạn chi trả. Nếu như không biết cách quản lý chi tiêu khéo léo, sinh viên rất dễ rơi vào tình trạng ăn mì gói ngay từ giữa tháng chứ chẳng cần chờ đến cuối tháng nữa. Bài viết này TNEX sẽ cùng bạn đánh bay nỗi lo đó với những cách quản lý chi tiêu sinh viên vô cùng thiết thực nha.
7 “nước đi” tiêu tiền sai dẫn đến áp lực tài chính
Nơi ở
Đầu tiên, bài toán mà sinh viên phải giải quyết là câu chuyện ở trọ. Thông thường, những phòng trọ gần trường học sẽ có chi phí thuê cao hơn những phòng trọ ở xa. Vì vậy nhiều sinh viên quyết định lựa chọn đi xa một chút để đỡ đi tiền nhà. Nhưng đổi lại, suốt 4 năm đại học, họ phải di chuyển một quãng đường khá xa từ nhà đến trường, vừa tốn nhiều tiền xăng, công sức đi lại, mà đôi khi còn gây ra những bất tiện cho họ.
Lựa chọn kỹ địa điểm thuê trọ
Ngoài ra, việc lựa chọn bạn cùng trọ cũng rất quan trọng. Nếu bạn “chọn bừa” một người để ở chung và chia sẻ tiền nhà, rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với cảnh một ngày các bạn mâu thuẫn, bất hòa với nhau và rồi không thể chung sống nữa. Lúc này số lượng người thuê nhà sẽ giảm đi. Nếu vẫn tiếp tục ở nhà trọ đó, bạn sẽ phải chịu khoản phí thuê nhà cao hơn.
Mua sắm hợp lý
Thứ hai, mua sắm giống như một trò chơi may rủi, có lúc bạn mua được đồ ưng ý, nhiều lúc lại không. Nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên thường mua những thứ không đáng hoặc mua vì hợp với bạn bè, đa số nguyên nhân đều xuất phát từ việc “ham rẻ”. Ví dụ, bạn mua một đôi giày kém chất lượng nhưng giá rẻ, sau khi đi được vài ngày thì nó hỏng và bạn phải vứt chúng đi. So với việc bỏ ra số tiền nhiều hơn một chút để mua đồ chất lượng mà bền, việc mua sản phẩm kém chất lượng chỉ dùng được 1-2 lần còn lãng phí hơn.
Ghi nhớ những khoản nợ
Thứ ba, cho mượn tiền nhưng không ghi chép. Những tưởng chuyện này ít khi xảy ra, đặc biệt là đối với sinh viên vì người trẻ có trí nhớ khá tốt. Thế nhưng trên thực tế, đôi khi vì bận rộn nhiều việc, bạn vẫn có thể lãng quên việc mình cho ai đó mượn tiền. Đôi khi, chính bạn cũng có thể là người quên mất mình đang có một khoản nợ. Những khoản cho vay nhỏ nếu xét riêng lẻ thì có vẻ không đáng để tâm, nhưng khi bạn lãng quên nhiều khoản nhỏ như vậy, nó sẽ không còn là con số không đáng kể nữa.
Quản lý chi tiêu sinh viên hiệu quả
>>> Cách mở tài khoản trực tuyến cho sinh viên chỉ trong vòng 5 phút!
Bảo quản tốt đồ dùng
Thứ tư, không bảo quản tốt đồ đạc, dẫn đến hư hỏng và phải mua đồ mới. Sinh viên, đặc biệt là các bạn điều kiện gia đình tốt một chút, đôi khi sẽ hơi coi nhẹ việc phải giữ gìn tốt những đồ dùng hiện có. Bởi họ dễ có tâm lý: “Hỏng thì mua đồ mới”. Đối với những đồ vật có giá trị thấp thì vấn đề này chỉ là chuyện nhỏ, nhưng khi những đồ vật có giá trị hơn như điện thoại, laptop,… gặp hư hỏng, số tiền để sửa chữa nó không còn là con số mà bạn có thể đoán biết trước được. Bởi vậy, bảo quản tốt đồ dùng ngay từ đầu sẽ giúp bạn hạn chế những khoản tiền “tự dưng mất”.
Kiểm soát chi tiêu dành cho ăn uống
Thứ năm, tiêu quá nhiều tiền vào đồ ăn. Đời sống sinh viên làm sao thiếu đi được những bữa ăn vặt cùng bạn bè. Thi thoảng hội họp thì sẽ chẳng có gì đáng lo. Chỉ khi bạn đồng ý với mọi lời mời, chi tiêu ăn uống quá đà thì ví tiền của bạn sẽ phát tín hiệu “SOS”. Hơn nữa, ăn vặt nhiều còn dễ khiến cân nặng của bạn tăng lên đó nha.
Cẩn thận với những khóa học
Thứ sáu, đầu tư vào các khóa học trực tuyến giá rẻ. Nhu cầu học hỏi, nâng cao kiến thức luôn sẵn có trong các bạn sinh viên, đặc biệt là trong các kỳ thi. Những khóa học trực tuyến trên mạng có đặc điểm tiện lợi, cung cấp kiến thức cơ bản, đa dạng mức chi phí,… là những lợi ích hấp dẫn mà sinh viên nào cũng tìm kiếm ở một khóa học.
Cũng bởi vậy mà khi bắt gặp những khóa học giá rẻ, nhiều sinh viên vì thiếu sự tìm hiểu kỹ càng, tâm lý “ham rẻ” đã “sập bẫy”. Dù mất tiền mua khóa học nhưng những kiến thức và giá trị nhận lại lại không hề tương xứng. Lúc đó, bạn sẽ biết mình đã bị bên cung cấp khóa học “lùa gà”.
Thận trọng lựa chọn những khóa học trực tuyến giá rẻ
“Vay trước, trả sau”
Thứ bảy, vay mượn tiền bạc. Chắc hẳn mỗi sinh viên ít nhiều đều đã từng một lần vay mượn bạn bè, người thân. Thực chất việc vay tiền khi cần chẳng phải hành động gì ảnh hưởng xấu tới tài chính của bạn. Những khoản vay cho những mục đích không quan trọng sẽ hình thành tâm lý “tiêu trước, trả sau”, từ đó khiến bạn rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất. Việc quản lý chi tiêu sinh viên tưởng không khó nhưng thực ra lại khó không tưởng. Vậy nên bạn hãy chi tiêu thật cẩn thận, vì cảnh “tiền khô cháy túi” chẳng ngoại trừ ai đâu.
Cách khắc phục những sai lầm trong quản lý chi tiêu sinh viên
Cách đơn giản nhất để việc quản lý chi tiêu sinh viên trở nên dễ dàng hơn, đó là hình thành lối sống lành mạnh với những thói quen tốt:
- Mua đồ đắt nhưng chất lượng, không mua cũ và đừng ham rẻ. Thay vì tiếc tiền chỉ mua những đồ dùng giá rẻ nhưng chất lượng kém, bạn nên mạnh dạn dành một khoản tiền xứng đáng cho nhu cầu cần thiết đó. Khi ấy bạn không chỉ được sử dụng đồ mới, chất lượng tốt, bền mà còn tiết kiệm được tiền và công sức nữa.
- Đối với các khóa học: nên mua các khóa học ngắn hạn của các trường đại học danh tiếng hoặc của các chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực mà bạn đang tìm hiểu. Đừng lãng phí tiền của bạn vào những khóa học rẻ tiền hoặc miễn phí được quảng cáo trên mạng xã hội. Luôn nhớ, trước khi chi tiền, bạn hãy cân nhắc xem khoản chi đó có xứng đáng hay không.
- Đối với những món đồ đắt tiền nhưng không thuộc nhóm thiết yếu, trước khi đưa ra quyết định mua chúng, bạn hãy tự hỏi: Liệu bạn có thực sự cần mua món đồ này không? Sau khi mua về bạn có bỏ phí nó không? Nếu câu trả lời là không, tốt hơn là không mua cho đến khi bạn kiếm được tiền của mình, có thể tự chủ tài chính và sau đó chi tiêu cho sở thích của bạn.
- Học nấu ăn: Dù sao nấu ăn cũng là một kỹ năng sống cần thiết dành cho bạn. Nấu ăn tại nhà sẽ giúp bạn tiết kiệm kha khá tiền so với việc ăn ngoài hàng đó. Vậy nên nếu bạn có khả năng, hay kể cả không khéo léo lắm trong việc nấu nướng, hãy cố gắng dành thời gian luyện tập và ăn uống tại nhà nha.
Nấu ăn tại nhà để tiết kiệm chi phí
- Lựa chọn ở nhà trọ hoặc ký túc xá gần trường đại học: Một nơi sống gần sẽ giúp bạn mỗi khi đến trường được thuận tiện, không phải thúc ép bản thân vội vàng về thời gian hoặc tốn nhiều tiền hơn cho xe buýt hay các phương tiện đi lại khác. Buổi trưa, sau 5 tiếng học tập mệt mỏi, bạn có thể về phòng nghỉ ngơi, đảm bảo sức khỏe cho một ngày học tập dài. Nếu bạn ở quá xa, hãy mua vé xe buýt hàng tháng.
- Sử dụng phần mềm quản lý chi phí thay vì ghi chép thủ công. Những người lười biếng sẽ nhanh chóng tiết kiệm thời gian với phần mềm quản lý chi phí vì nó phân tách rõ ràng từng khoản mục chi phí. Ví dụ như chức năng quản lý chi tiêu của ứng dụng TNEX. Đây là chức năng sẽ giúp bạn quản lý hầu bao một cách chính xác và hiệu quả lại còn tiện lợi, khi mà bạn không cần phải ghi nhớ hay chép lại những khoản tiền đã thu – chi.
Hãy tập thói quen nhập số tiền bạn chi tiêu mỗi ngày vào ứng dụng chi tiêu. Sau đó, hãy dành chút thời gian để xem lại tuần qua, bạn đã sử dụng nó như thế nào và lên kế hoạch điều chỉnh cho đến khi nó có ý nghĩa hơn. Bắt đầu thực hiện các quy tắc tài chính, dù những ngày đầu sẽ không dễ dàng nhưng dần dần nó sẽ trở thành thói quen tốt của bạn.
Trên đây là những cách các quản lý chi tiêu sinh viên đơn giản, gần gũi mà vô cùng hiệu quả, giúp các bạn sinh viên tránh mắc sai lầm khi chi tiêu trong cuộc sống. Ngoài ra, để quản lý tài chính dài hạn, bạn có thể tham khảo các phương pháp chi tiêu như 6 chiếc lọ, phương pháp 50/30/20,… và rất nhiều phương pháp quản lý tài chính cá nhân được “lời khuyên” từ các nhà quản lý tài chính.
Cùng theo dõi những thông tin khác về chủ đề này qua những bài viết tiếp theo của TNEX nha.
>>> Tham khảo: 15 app quản lý chi tiêu cá nhân tốt nhất, bạn đã biết chưa?
#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX