Năm mới, tinh thần quản lý tài chính mới

Ai không thể đợi năm mới đến? Thật vậy, ai cũng hân hoan chờ đợi thời khắc chuyển giao của năm, bởi năm mới đến là thời điểm tràn đầy nhiệt huyết, hy vọng và lạc quan. Đã tới lúc mỗi người dành sự chú ý nhiều hơn cho mục tiêu tiền bạc trong năm 2023. Bạn nên học cách quản lý chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư trong năm tới, hãy bắt đầu với những cách đơn giản nhưng mang lại tác động to lớn dưới đây.

Quản lý tài chính trong năm mới: dấu hiệu đầu tiên

Trước khi năm mới bắt đầu, dù bận bịu thế nào cũng hãy ngồi lại, dành thời gian xây dựng kế hoạch cho bản thân trong năm tới. Mục tiêu xây nhà, mua xe và nhiều kế hoạch du lịch vẫn nằm trong dự định sắp tới hay bạn chỉ đơn giản là muốn quản lý chi tiêu cá nhân vì thấy năm qua mình thường xuyên “vung tay quá trán”? Xác định được dấu hiệu đầu tiên này, các dự định trong năm mới chắc chắn sẽ có cơ hội được hoàn thành dễ dàng hơn.

Sắp xếp lại ngân sách hiện tại và ngân sách mới

Nhu cầu của con người có thể thay đổi theo thời gian, nhất là trong dịp năm mới, chúng ta cũng thường đặt ra mục tiêu tài chính mới với những mong muốn khác đi. Đây là bước đệm trước tiên để bạn bắt đầu quá trình quản lý tài chính với túi tiền “không nghe lời” của mình. Với newbie (người mới) đang bắt đầu tập tành kiểm soát chi tiêu, nhiệm vụ này là thử thách khá khó khăn. Song, đừng vì thế mà vội nản chí nhé. Đừng quên việc theo dõi thu nhập, thống kê lại các khoản chi lần lượt theo tuần, tháng, làm được điều này, từng cá nhân cũng sẽ hiểu rõ hơn về tình hình tài chính chi tiêu của mình.

Ví dụ, khi bạn phân biệt được chi phí cần thiết so với chi phí theo sở thích, từ đó cố gắng chia phần trăm tỷ lệ cao hơn cho những ưu tiên quan trọng hơn. Nhờ vậy, những quyết định trong tương lai có liên quan mật thiết tới tiền bạc cũng dễ dàng được xử lý.

Dưới đây TNEX đã liệt kê một số điều đáng chú ý khi bắt đầu thực hiện lập ngân sách cá nhân:

  • Xây dựng kế hoạch chi tiêu dài hạn (ít nhất khoảng 1 năm)
  • Thiết lập list ngân sách mỗi tháng để thuận tiện theo dõi thu – chi
  • Phân biệt rạch ròi giữa chi tiêu cần và chi tiêu cho giải trí

Thoát khỏi nợ nần

Tập trung trả nợ cũng là một bước quan trọng nữa để bạn kiểm soát tài chính của mình. Việc đầu tiên bạn nên lưu tâm là trả nợ với lãi suất thấp nhất trong thời gian càng sớm càng tốt, chẳng hạn như nợ thẻ tín dụng.

Bằng cách này, số tiền bạn phải trả lãi suất có thể được giảm đi ít nhiều. Tuy nhiên, hãy luôn ghi nhớ rằng nợ thẻ tín dụng là một trong những điều cấm kỵ trong việc quản lý tài chính cá nhân. Đây là minh chứng cho thấy sự thiếu kiểm soát của bạn trong kế hoạch quản lý và tiêu tiền.

Bước tiếp theo, mỗi người trong chúng ta nên bắt đầu bằng cách lập kế hoạch thanh toán nợ. Bản thân bạn cần nghiêm túc tự cam kết về sự tuân thủ nhiệm vụ trong suốt cả một năm. Mặt khác, hãy nhìn lại điều kiện tài chính của mình để cân nhắc tìm vài công việc làm thêm bổ trợ để nâng cao thu nhập, nếu trường hợp khoản vay hiện tại còn quá cao.

Ban đầu, khi thực hiện những điều này, bạn sẽ không còn cảm giác thoải mái vì không được vung tiền mua những thứ mình muốn. Song, gánh nặng được trút xuống sau khi hoàn thành việc trả nợ mới là kết quả bạn xứng đáng nhận được.

Học cách tiết kiệm

Hãy bắt đầu tiết kiệm, thay vì để những nhu cầu cá nhân điều khiển tiền của mình. Theo các chuyên gia tài chính, ít nhất 10% thu nhập là con số mỗi tháng bạn nên bỏ ra cho quỹ tiết kiệm này. Ngay từ bây giờ, hãy bắt đầu tiết kiệm càng sớm càng tốt. Bởi khi đã hình thành thói quen tiết kiệm, bạn cũng sẽ hình thành được kỷ luật vững vàng trong việc quản lý chi tiêu.

Trước khi tiết kiệm, bạn nên cân nhắc áp dụng cách tiết kiệm theo mục tiêu, gồm ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Ví dụ, mục tiêu ngắn hạn là sắm sửa một laptop có đủ tính năng cần thiết cho công việc trong tháng tới. Tương tự như vậy, định hướng dài hạn là có quỹ dự phòng để sau này dưỡng già, không phụ thuộc vào con cái. Tiêu chí quan trọng nhất là bạn cần phải xác lập mục tiêu dựa trên hoàn cảnh thực tế. Chỉ khi như dung hoà hai yếu tố này, động lực tiết kiệm mới thực sự lớn và mạnh.

Sau quá trình tích cóp miệt mài, bạn có thể biến nó thành quỹ khẩn cấp cho riêng mình. Phần tài chính này sẽ giúp bạn vượt qua các trường hợp cấp bách như: đau ốm, bệnh tật ngoài ý muốn hay thất nghiệp đột ngột. Đây cũng là cách khá hữu ích để giúp bạn không phải lạm dụng thẻ tín dụng quá nhiều, tránh được trường hợp lãi suất cao và việc trễ hạn trả nợ.

Đầu tư càng sớm càng tốt

Những điều trên sẽ là viển vông nếu bạn muốn đạt được mục tiêu tài chính to lớn nhưng chỉ biết tập trung tiết kiệm. Người có tư duy sớm và rộng là biết tìm hiểu và bắt tay vào đầu tư.

Bạn nên dành thời gian tìm hiểu, học hỏi và lựa chọn có chọn lọc kênh đầu tư phù hợp, có khả năng chịu rủi ro, nguồn vốn và tính thanh khoản, nhất là có khả năng sinh lợi cao. Hiện nay, cổ phiếu được coi là có xác suất rủi ro hơn nhiều so với trái phiếu, song chúng lại mang lại lợi nhuận tốt hơn và cao hơn. Nếu chưa thực sự chắc chắn, bạn có thể tự tin bắt đầu với chứng chỉ quỹ hoặc mua bảo hiểm. Theo một nghiên cứu tin cậy, trên thị trường thì bất động sản, ETF, quỹ mở, hoặc Fintech thuộc nhóm có rủi ro từ trung bình đến cao.

Quan trọng nhất, khi đầu tư bạn không được “bỏ trứng vào một giỏ”. Nghĩa là các kênh đầu tư bạn tham gia cần được đa dạng hóa. Nhờ đó, tỷ lệ rủi ro được dàn trải và không bị động khi gặp biến cố tài chính. Một số lợi ích được đề cập bao gồm:

  • Giảm thiểu rủi ro đáng kể cho các danh mục
  • Vốn được bảo toàn khi chu kỳ thị trường đổi chiều
  • Lợi nhuận đổ về từ nhiều kênh

Đồng thời, một nền tảng kiến thức vững chắc cũng là yếu tố nhất định không thể bỏ qua. Hãy bắt đầu dành thật nhiều thời gian học hỏi, nghiên cứu thị trường và các kênh trước khi nghĩ tới chuyện làm giàu để tránh cảnh thất thoát về tài chính hay bị lừa đảo bạn nhé.

Cuối cùng, trên hành trình quản lý túi tiền, bạn nên tìm một chuyên gia, cố vấn tài chính, người sẽ đồng hành với bạn trên chặng đường này. Họ sẽ đặt những câu hỏi cho bạn về mục tiêu tài chính và xoay quanh cuộc sống của bạn, sau đó là người cố vấn tuyệt vời đưa ra gợi ý tuyệt vời về cách đạt được chúng. Nhờ đó, mức độ rủi ro được giảm đi, và thuận lợi giúp bạn đưa ra quyết định.

Tổng kết

Bên cạnh công việc, đời sống tình cảm, thì tài chính cũng là một trong số những khía cạnh cần được lên kế hoạch theo hướng nghiêm túc và rõ ràng. Năm mới, bạn nên học, học cách quản lý chi tiêu, học cách tiết kiệm và bắt tay vào đầu tư để đạt được mục tiêu mới. Hy vọng sau bài viết này, TNEX sẽ giúp bạn định hình lại hướng đi và xốc lại tinh thần quản lý tài chính trong năm mới!

 

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!