Trong xã hội hiện đại, việc quản lý tài chính cá nhân đóng vai trò quan trọng, bởi nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và cả những kế hoạch trong tương lai của mỗi chúng ta. Nhờ quản lý chi tiêu, bạn sẽ kiểm soát được thu – chi, dòng tiền của bản thân tốt hơn. Để quản lý chi tiêu hiệu quả, không thể không kể đến những các app quản lý tài chính cá nhân giúp bạn thực hiện được điều đó một cách khoa học và tiện lợi hơn.
Quản lý tài chính cá nhân là gì? Tại sao nên quản lý tài chính cá nhân?
Quản lý tài chính cá nhân là cách bạn sử dụng đồng tiền hợp lý cho những nhu cầu cần thiết, mục tiêu cá nhân hay các dự định trong tương lai,… Đồng thời phải luôn dự phòng một khoản cho những việc bất ngờ, rủi ro khó lường trước trong cuộc sống. Nói đơn giản hơn, quản lý tài chính cá nhân là việc giúp bạn sử dụng đồng tiền sao cho hiệu quả nhất.
Theo định nghĩa trên, có thể thấy quản lý tài chính cá nhân có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đến thu nhập, chi tiêu, khoản đầu tư của bạn. Một khi bạn kiểm soát tốt tài chính của mình từ chi tiêu đến các vốn hay kênh đầu tư, bạn có thể hạn chế tối đa các rủi ro trong cuộc sống. Nhờ vậy, bạn và gia đình sẽ sớm đạt được mức tự do tài chính như mong muốn hơn.
Quản lý tài chính cá nhân là điều thiết yếu trong cuộc sống hiện đại.
Các kỹ năng cần có để quản lý tài chính cá nhân
Khả năng kiểm soát tài chính cá nhân không tự có mà yêu cầu mỗi người cần học tập và rèn luyện. Để những vấn đề tài chính không còn quá phức tạp, bạn cần học hỏi từng ngày và chuẩn bị cho mình những kỹ năng sau đây:
> Xem thêm: Mách bạn những mẹo quản lý tài chính gia đình hiệu quả trên điện thoại
Cần rèn luyện để có được những kỹ năng quản lý tài chính cá nhân.
Kỹ năng quản lý chi tiêu
Đây là kỹ năng quan trọng hàng đầu mà ai cũng cần tập luyện. Nhiều người phải đối mặt với vấn đề tiêu tiền không kiểm soát, gây nhiều hệ lụy tài chính, vay nợ… Để quản lý chi tiêu hiệu quả bạn cần có kế hoạch tiêu tiền cụ thể, xác định được nhu cầu cần thiết, nói không với những khoản chi lãng phí, cải thiện thói quen mua sắm, tiêu dùng không suy nghĩ.
Kỹ năng lên kế hoạch
Kỹ năng này giúp bạn định hình được vấn đề tài chính, hoạch định phương án chi tiêu và sử dụng tiền như thế nào hiệu quả. Việc biết lên kế hoạch chi tiêu cho nhu cầu cần thiết nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu giải trí cá nhân và cả cho những kế hoạch tương lai sẽ giúp chúng ta có mục tiêu tài chính cụ thể và động lực để hành động.
Kỹ năng đầu tư
Kỹ năng này tùy thuộc vào năng lực, sở trường và cả sở thích của mỗi người. Bạn có thể gửi tiền tiết kiệm, mua vàng, mua đất, đầu tư chứng chỉ quỹ hay đầu tư chứng khoán, bất động sản… để tạo ra nguồn thu nhập thụ động cho sau này, nhưng cần xem xét kỹ nên chọn hạng mục đầu tư nào vì nó sẽ đi kèm với rủi ro nhất định.
Kỹ năng quản lý ngân sách
Là năng lực thống kê, đánh giá phân loại chi tiêu và điều chỉnh quản lý tài chính cá nhân thông minh một cách linh động theo từng trường hợp.
> Xem thêm: Vượt rào khủng hoảng với 5 bí kíp quản lý tài chính cho Gen Z
Các nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân phổ biến
Hiện nay có rất nhiều cách quản lý tài chính cá nhân được mọi người hay sử dụng. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có ưu – nhược điểm riêng và việc chọn phương pháp nào là tùy cá nhân mỗi người.
Nguyên tắc 6 cái lọ
Nguyên tắc 6 cái lọ được sáng tạo bởi ông Harv Eker sẽ giúp bạn quản lý chi tiêu chi tiết nhất. Phương pháp quản lý tổng thu nhập của mỗi người, được chia thành 6 cái lọ với tỷ lệ phù hợp và được sử dụng với mục đích khác nhau.
Đây là nguyên tắc được sáng lập bởi Harv Eker – một doanh nhân, diễn giả tài năng và cũng là một triệu phú tự thân nổi tiếng. Phương pháp này thực hiện bằng cách tính tổng thu nhập của mỗi người, và chia nó thành 6 cái lọ với tỷ lệ cụ thể như sau:
- Lọ 1 (chiếm 55%): dành cho các nhu cầu chi tiêu thiết yếu trong cuộc sống, cơ bản như: Tiền nhà, tiền điện, tiền ăn uống hàng ngày, đi lại.
- Lọ 2 (chiếm 10%): là khoản tiết kiệm dài hạn. Khoản này sẽ được dùng cho các mục tiêu lớn và dài hạn cho tương lai như mua đất, cất nhà, mua xe…
- Lọ 3 (chiếm 10%): là khoản để đạt tự do tài chính, được sử dụng để đầu tư, sinh lời, tạo ra các nguồn thu nhập thụ động. Khoản này nhằm giúp bạn nâng cao thu nhập và dần đạt được ngưỡng tự do tài chính mà không cần làm việc quá, nói cách khác, nếu bạn muốn nghỉ hưu sớm – đây là khoản giúp bạn đạt được mục tiêu đó.
- Lọ 4 (chiếm 10%): phục vụ cho các nhu cầu hưởng thụ như đi du lịch, mua sắm tự do, chi tiêu cho các sở thích cá nhân, giải trí…
- Lọ 5 (chiếm 10%): khoản dành cho mục đích giáo dục nâng cao kỹ năng bản thân hoặc đầu tư cho học tập.
- Lọ 6 (chiếm 5%): số tiền này sẽ được sử dụng với mục đích cho đi, hỗ trợ người thân bạn bè, người có hoàn cảnh khó khăn hơn, các hoạt động từ thiện, hoạt động đóng góp cho xã hội, hay đơn giản được sử dụng để thăm hỏi mọi người.
Ưu điểm của phương pháp này là giúp tạo tính kỷ luật cao cho người tiết kiệm, mọi khoản chi đều được tính toán và chia ra hợp lý theo nhu cầu của phần đông chúng ta.
Tuy nhiên vẫn có những nhược điểm như cách tính khá phức tạp, và do chia nhỏ nên khó áp dụng với người có khoản thu nhập từ trung bình trở xuống. Bạn sẽ cần có thêm một cuốn sổ hoặc sử dụng app quản lý tài chính cá nhân để ghi chép chi tiết từng khoản.
Nguyên tắc 6 cái lọ chia nhỏ các khoản chi để kiểm soát.
Quy tắc 50/20/30
Quy tắc này chính là giải pháp trực quan, đơn giản nhất để mỗi người quản lý chi tiêu hiệu quả. Khác với nguyên tắc 6 cái lọ, quy tắc này được chia đơn giản hơn với 3 nhóm chính và tỷ lệ như sau:
- Nhóm chi phí cố định, cần thiết: chiếm 50% – phục vụ nhu cầu cơ bản gồm tiền nhà, ăn, học phí, thuốc men…
- Nhóm chi phí linh hoạt: chiếm 30% – dành cho nhu cầu giải trí, du lịch, mua sắm hàng ngày.
- Nhóm tiết kiệm và đầu tư: chiếm 20%, khoản này được sử dụng để tiết kiệm một phần, phần còn lại được sử dụng để đầu tư tạo ra thu nhập thụ động tiến tới mục tiêu tự do tài chính.
Ưu điểm của quy tắc 50/20/30 này là dễ nhớ, dễ hiểu và dễ dàng vận dụng và có thể áp dụng nhiều đối tượng với thu nhập khác nhau.
Nhược điểm là do không chia quá cụ thể nên đòi hỏi mỗi cá nhân phải biết tự sắp xếp, phân loại chi phí và cũng yêu cầu tính tự kỷ luật khá cao.
Quy tắc 50/20/30 chia thành 3 nhóm mục tiêu chính.
App quản lý tài chính cá nhân TNEX
Dù áp dụng phương pháp nào, bạn cũng cần ghi lại khoản chi tiêu để dễ phân loại. Và với thời đại công nghệ như hiện nay, phương án tiện lợi nhất là dùng app quản lý tài chính cá nhân trên điện thoại di động. Và để tiết kiệm dung lượng điện thoại, TNEX là một lựa chọn hợp lý – vừa có thể giao dịch thanh toán, chuyển tiền lại có tích hợp thêm tính năng ghi nhận, hỗ trợ quản lý chi tiêu dễ sử dụng.
Quản lý tài chính thông mình cùng TNEX ngay với các ưu điểm vượt trội sau:
- Hiển thị các khoản chi tiêu được chia theo ngày, tuần và tháng, giúp bạn dễ dàng quản lý.
- Cài đặt hạn mức chi tiêu hợp lý
- Minh họa, cảnh báo cực vui nhộn với các emoji dễ thương, sinh động.
- Dễ dàng nhập các giao dịch, kể cả bên ngoài TNEX, giúp bạn theo dõi chi tiêu thuận tiện hơn.
TNEX cũng có những tính năng của một app quản lý tài chính cá nhân.
Hy vọng với bài viết này, bạn đã có cái nhìn cụ thể hơn về quản lý chi tiêu cũng như cách tận dụng TNEX như một app quản lý tài chính cá nhân và phương thức thực hiện nó. Cùng chia sẻ những thông tin hữu ích này với mọi người xung quanh bạn nhé!
#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX