Tết chưa qua, lễ Tình Nhân đã đến. Mùa sale 2/2 vừa hết là đến 14/2, 8/3, 4/4… cùng hàng vạn chương trình giảm giá khiến chúng ta lúc nào cũng trong tình trạng mua đến rỗng túi. Tiến sĩ Keonyoung Oh của Đại học New York Buffalo đã nói rằng việc chúng ta thường quyết định mua một thứ gì đó chỉ trong vài giây, thường không phải suy nghĩ lý trí mà là theo cảm tính. Quyết định mua càng nhanh, chúng ta càng cảm thấy vui. Nhưng sau đó, cảm giác xài tiền “lố” ngân sách sẽ khiến chúng ta chìm trong đau khổ vì không biết cách quản trị chi phí. Vì sao biết lòng sẽ mệt nhưng niềm yêu săn sale vẫn bất diệt? Dưới đây là 2 lí do TNEX giải thích tại sao chúng ta tiêu tiền cho những món đồ giảm giá.
Cảm giác hồi hộp khi “săn” được hàng sale
“Đi mua sắm cũng giống như săn kho báu”, theo nhà nghiên cứu gốc Anh tại Neurostrata Darren Bridger. Khi ta bước vào một cửa tiệm hay vào một trang web để mua đồ, cơ thể sản xuất rất nhiều dopamine, một dạng chất dẫn neuron trong não làm chúng ta cảm thấy muốn tiếp tục mua sắm và tìm kiếm niềm vui từ việc đó.
Phần lớn những lúc đang “săn sale”, chúng ta sẽ thường đưa ra những quyết định không hợp lý. Bạn sẽ không dễ nghĩ lại xem mình có cần nó hay không. Thay vào đó, sóng não tăng đột biến và tạo ra “sự gắn kết về mặt cảm xúc” khi ta nhìn thấy món hàng đó giảm giá, và khiến bạn muốn mua chúng tức thì. Lời khuyên là: Nếu bạn biết mình sẽ không thể kiểm soát bản thân để mua một chiếc túi hàng hiệu, hãy đảm bảo rằng bạn thực sự cần nó không trước khi bước vào cửa hàng.
Hầu hết chúng ta không thực sự quá thích những thứ chúng ta mua. Theo Angela Wurtzel, nhà trị liệu tâm lý từng làm việc với những người nghiện mua sắm ở bang California, quá trình mua sắm đó có thể trở thành một thói quen khó bỏ. Cũng giống như việc khó thoát khỏi chứng rối loạn ăn uống, ma túy và uống rượu. Cô cho biết, cảm giác vui vẻ bắt đầu khi một người mua sắm bắt đầu nghĩ về trải nghiệm này, có thể là vài ngày hoặc thậm chí vài tuần trước khi họ đến cửa hàng.
Angela nói: “Toàn bộ quá trình bắt đầu khi bạn mong chờ nó – nó không khác mấy so với việc nghĩ đến việc đi uống nước lúc đang khát.”
Cảm giác “săn” sale khiến chúng ta vui hơn
Trong lúc mua sắm, cơ thể chúng ta có một loại hệ thống, gọi là “hệ thống kích hoạt phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy” (“autonomic notice system”) sẽ kiểm soát một số cơ quan theo phản xạ, điều này tạo ra phản ứng tăng cao trong cơ thể, tương tự như phản ứng của con người thuở sơ khai khi gặp phải kẻ săn mồi.
Kit Yarrow, nhà tâm lý nghiên cứu hành vi mua sắm của San Francisco và là tác giả của cuốn sách “Decoding the New Consumer Mind” nói: “Nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội mua hàng có thể chuyển chúng ta sang “chế độ cạnh tranh”, khiến chúng ta khó kiểm soát được ham muốn mua thứ mà người khác có thể mua trước. Trước đây, sự kích thích này được thiết kế để bảo vệ chúng ta khỏi những con gấu chứ không phải những người mua sắm khác”.
Đừng để mình dính “bẫy” nhé
Ngược lại, trong khi một số người trong chúng ta cảm thấy hào hứng và cạnh tranh, thì những người khác lại cảm thấy nhịp tim chậm hơn và sử dụng việc mua sắm để thư giãn và thoát khỏi những vấn đề hàng ngày. Wetzer cho rằng một số người cảm thấy phấn chấn, bớt lo lắng và thần kinh của họ được xoa dịu nhiều hơn.
Vậy có những cách nào để chúng ta tiêu tiền không “hố” ngân sách mùa sale và quản trị chi phí tốt hơn?
- Hãy tạo một danh sách và mua đúng những thứ chúng ta cần.
- Hãy đi mua sắm với một người khác, để họ có thể tư vấn rằng thứ đó có thật sự cần cho chúng ta hay không.
- Hãy đặt mục tiêu mua sắm: nếu bạn muốn mua một chiếc xe hơi, bạn phải tiết kiệm bao nhiêu? Nếu như chi trong đợt sale này, bạn phải tiết kiệm thêm bao nhiêu hoặc bao lâu nữa?
- Thay vì việc để “cảm giác săn sale” khiến chúng ta vui thì hãy rèn luyện cho trí não “cảm giác tích góp” cũng vui như thế bằng cách tiết kiệm mỗi ngày và nhìn số tiền tiết kiệm tăng dần. Điều đó chứng tỏ bạn đang bước gần hơn đến mục tiêu xa về tài chính của mình, thay vì mua một món đồ và để nó đóng bụi thời gian ngắn sau đó.
Còn nếu như bạn đang rất muốn mua món đó, hãy dừng lại và đặt cho bản thân vài câu hỏi:
- Tại sao tôi lại ở đây? (trong tiệm này/ trên trang mua điện tử)
- Tôi đang cảm thấy thế nào khi nhìn thấy món hàng đó?
- Tôi có cần nó không?
- Nếu như tôi mua sau thì sao?
- Tôi có mua được món đồ đó không?
- Tôi sẽ đặt nó ở đâu?
- Món đồ có thật sự cần thiết hay tôi chỉ đang muốn có nó?
Dave Ramsay đã nói: “Chúng ta mua những món đồ mình không cần, với số tiền mình không có chỉ để gây ấn tượng với những người thậm chí ta còn không thích.” Đôi khi, áp lực khiến ta mong muốn sở hữu nhiều món đồ như người khác, trong khi nó hoàn toàn đi lệch mục tiêu sống của bạn. Để mình đừng rơi vào cái bẫy này, bạn có thể dùng TNEX như một điểm đến an toàn. Ngân hàng thuần số TNEX có thể giúp bạn quản lý chi tiêu và lập các quỹ cần thiết, tránh việc “thủng ví”vô nghĩa trong mỗi đợt sale tương lai.
Xem thêm: Trong chi tiêu hãy ưu tiên tiết kiệm, không “trôi theo dòng chảy”
#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX