Cảm xúc là một thứ trừu tượng nhưng nó lại tác động rất cụ thể đến những kết quả, năng suất của công việc, đặc biệt là những người lãnh đạo. Cảm xúc của một người lãnh đạo đôi khi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thành bại của cả công ty, chính vì vậy chúng ta cần học cách quản lý cảm xúc hiệu quả. Hôm nay TNEX sẽ giúp thế hệ Gen Z – thế hệ lãnh đạo tương lai học cách quản lý cảm xúc hiệu quả từ những lãnh đạo thành công.
Quản lý cảm xúc để trở thành nhà lãnh đạo tài ba
Kỹ năng quản lý cảm xúc là gì?
Kỹ năng quản lý cảm xúc hay còn gọi đó là trí tuệ cảm xúc (EQ – Emotional Quotient / Emotional Intelligence). Hay nói cách khác, đó là khả năng nhận diện và kiểm soát cảm xúc của mình theo những hướng tích cực nhất. Kỹ năng này không những chỉ áp dụng cho cảm xúc cá nhân mà nó còn bao hàm cả cảm xúc của người khác. Nếu bạn quản lý tốt cảm xúc của mình và cả của người khác, chắc chắn rằng bạn sẽ thành công.
Theo các nhà nghiên cứu thì trí tuệ cảm xúc nào sẽ bị tác động bởi 5 yếu tố:
- Tự điều chỉnh
- Tạo động lực
- Nhận thức bản thân
- Đồng cảm của nhiều người
- Giao tiếp thành công
Kỹ năng quản lý cảm xúc cũng được xem là một dạng trí thông minh.
Quản lý cảm xúc với người lãnh đạo
Để lãnh đạo được cả đội nhóm thì việc đầu tiên cần phải học đó là cân bằng cảm xúc bản thân. Đứng trên cương vị của một người lãnh đạo, bị chi phối bởi rất nhiều áp lực, nếu không làm chủ được cảm xúc của bản thân, bạn sẽ có thể rơi vào trạng thái stress bất kỳ lúc nào.
Khả năng quản lý tốt cảm xúc của bản thân không những mang lại năng lượng tích cực cho cả tổ chức,mà còn cho những người xung quanh bạn. Trên thực tế, nếu một người lãnh đạo hay nổi cáu và cảm xúc thất thường sẽ khiến nhân viên nghỉ việc nhiều hơn, công việc sa sút hơn và có thể dẫn đến không còn ai muốn làm việc với bạn.
Sức khỏe tinh thần ở của nơi làm việc vô cùng quan trọng. Với một EQ tốt, người lãnh đạo có thể giao tiếp tốt với đồng nghiệp, nhân viên từ đó có thể thấu hiểu mọi người xung quanh tốt hơn. Sự thấu hiểu luôn dẫn đến sự thành công trong mọi cuộc trò chuyện. Và từ đó, bạn có thể dẫn dắt đội nhóm của mình đạt được những mục tiêu dễ dàng hơn, giảm thiểu tỉ lệ biến động nhân sự. Khi bạn có thể cân bằng cảm xúc của mình và của những người xung quanh, hiệu suất công việc sẽ được đảm bảo tốt hơn. Những cảm xúc tiêu cực có thể làm cho bạn cũng như nhân viên của mình không tập trung vào công việc, dẫn đến tiến độ công việc chậm trễ. Là một người lãnh đạo giỏi, bạn cần phải biết cân bằng lại cảm xúc của nhân viên tại nơi làm việc, khiến môi trường làm việc trở thành nơi nhân viên có thể giải tỏa cảm xúc. Có như vậy, TNEX tin rằng hiệu quả công việc luôn ở trạng thái tốt nhất.
Khi bạn cân bằng cảm xúc bạn cũng có thể dễ dàng giao lưu một mối quan hệ mới, có thể đây là đối tác làm ăn của bạn. Và trong mọi giao tiếp, bạn sẽ có thể nhận được sự đồng thuận của mọi người. Đây là cách tốt nhất bạn có thể thấu hiểu đối phương và đưa ra những chiến thuật giao tiếp đúng đắn.Cảm xúc vui tươi, tích cực này sẽ mang lại cho bạn một hợp đồng lớn.
Quản lý cảm xúc hiệu quả có thể giúp nhà quản lý phát triển đội nhóm của mình một cách hiệu quả.
5 yếu tố giúp người lãnh đạo quản lý cảm xúc hiệu quả
Đối với cá nhân
, việc thấu hiểu cảm xúc đã vô cùng quan trọng, với nhà quản lý, lãnh đạo nó lại càng là yếu tố quyết định sự thành công của cả doanh nghiệp, tập đoàn…Cùng TNEX quản lý cảm xúc tốt hơn với việc phân tích, tìm hiểu kỹ hơn về 5 yếu tố sau đây:
Nhận thức về bản thân
Quản trị cảm xúc không phải là bạn sẽ loại bỏ hoàn toàn hay bạn kìm hãm những cảm xúc. Quản lý cảm xúc ở đây là bạn có thể nhận thức rõ về bản thân và về cảm xúc của mình. Bạn cần hiểu về cảm xúc của mình cần gì và làm chủ cảm xúc đó.
Tự điều chỉnh
Nếu bạn đã nhận thức rõ ràng được cảm xúc của mình thì bạn có thể dễ dàng điều chỉnh nó phù hợp nhất với từng hoàn cảnh khác nhau. Sự điều chỉnh này sẽ giúp bạn có những cảm xúc tích cực và lan tỏa năng lượng tích cực đó với những người xung quanh bạn. Dù công việc có khó khăn như thế nào bạn cũng có thể cân bằng cảm xúc, duy trì trạng thái bình thường và biến nó thành động lực cho sự phát triển.
Động lực
Khi bạn đã cân bằng được cảm xúc về trạng thái tích cực, nó sẽ tạo thêm động lực trong công việc đem lại hiệu quả cao hơn. Khi công việc có thêm động lực thì sự tập trung làm việc sẽ cao hơn rất nhiều và đây sẽ là con đường thông minh nhất của các nhà lãnh đạo tận dụng tối đa năng lực của nhân viên.
Sự đồng cảm
Trong giao tiếp, nếu bạn nhận được sự đồng cảm của người đối diện thì mục đích của bạn sẽ dễ đạt được hơn. Khi bạn nhận được sự đồng cảm của mọi người xung quanh, tự điều chỉnh được hành vi của mình là bạn đã quản lý được cảm xúc của mình.
Giao tiếp hiệu quả
Những người quản lý được cảm xúc của mình thường hiểu rõ cảm giác của người khác. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng giúp các nhà lãnh đạo để có thể thấu hiểu được nhân viên của mình.
Kiểm soát cảm xúc, giao tiếp hiệu quả sẽ giúp công việc của bạn trôi chảy hơn.
Để học được cách quản lý cảm xúc của người lãnh đạo, bạn cần phải rèn luyện tốt từ những cảm xúc cá nhân. Cùng TNEX theo dõi cảm xúc của mình thông qua tính năng Nhật Ký Cảm Xúc. Bạn có thể theo dõi cảm xúc hàng ngày của bạn như thế nào bằng cách check-in và đánh dấu cảm xúc của mình theo hoạt động đó. TNEX còn lưu giữ, thống kê những thông tin này giúp người dùng trạng thái cảm xúc như thế nào để điều chỉnh phù hợp.
Trên đây là những cách quản lý cảm xúc hiệu quả của những người lãnh đạo mà bạn có thể tham khảo. Hãy cùng TNEX là người lãnh đạo tài ba và quản lý cảm xúc của mình thật tốt nhé.
>> Xem thêm: Sử dụng TNEX như một app theo dõi cảm xúc
#loisong #meocach #suckhoe #thoiquen #TNEX