Dù cho bạn là ai nhưng với mức thu nhập hàng tháng không nhiều hơn 10 triệu đồng mà không biết cách chi tiêu sao cho hợp lý thì chắc chắn bạn sẽ rơi vào cảnh đầu tháng có tiền mà giữa tháng đã không còn một nghìn. Và đôi khi bạn tự hỏi rằng với thu nhập như vậy mà vẫn có người thoải mái ăn uống, mua sắm, chi tiêu nhưng vẫn tiết kiệm được một khoản tiền hàng tháng. Họ làm cách nào? Bạn hoàn toàn có thể làm được như họ và thậm chí còn có thể làm tốt hơn khi áp dụng ngay cách lên kế hoạch quản lý chi tiêu được TNEX chia sẻ ngay dưới đây nhé!
Lên kế hoạch chi tiêu hợp lý cho người có thu nhập dưới 10 triệu
Kế hoạch chi tiêu áp dụng cho những ai
Quản lý chi tiêu thật ra là việc bất cứ ai cũng đều có thể áp dụng, lên kế hoạch để đảm bảo rằng nguồn tài chính của mình chi ra hợp lý và không bị thâm hụt quá mức. Nhưng trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về 3 nhóm đối tượng điển hình.
Sinh viên, người mới đi làm
Khi đặt chân đến ngưỡng cửa đại học thì tất cả chúng ta phải bắt đầu tập làm quen dần với việc tự cân đối chi tiêu cho bản thân. Nhất là những bạn phải đi học xa nhà, các khoản chi tiêu sẽ nặng hơn vì còn có tiền nhà trọ, điện nước, ăn uống… Và sau khi ra trường, chúng ta lại bắt đầu cuộc sống của người đi làm, nhiều mối quan hệ hơn đồng nghĩa cũng nhiều khoản phải chi hơn nữa. Vì vậy, với mức thu nhập dưới 10 triệu đồng thì bạn cũng phải cân nhắc mọi khoản chi để không rơi vào cảnh nợ nần, chưa hết tháng đã hết tiền.
Quản lý chi tiêu cho sinh viên và người mới đi làm
Người độc thân
Nếu bạn đang là người độc thân thì bạn cần phải áp dụng ngay cách lên kế hoạch quản lý chi tiêu này luôn nhé!. Bởi lẽ thế hệ trẻ chúng ta khi vẫn còn độc thân chưa vướng bận với sự lo toan của gia đình. Ta có rất nhiều điều muốn trải nghiệm cũng như tận hưởng điều mình thích trong cuộc sống. Khi tài khoản ting ting thông báo có lương thì sẽ ngay lập tức lên kế hoạch cho những buổi ăn uống tụ tập bạn bè, mua sắm, du lịch… Nhưng mà chúng ta lại thường bỏ qua việc lên kế hoạch quản lý chi tiêu cho bản thân dẫn đến việc chi tiêu vô tội vạ làm thâm hụt tiền nhanh chóng.
Người có gia đình
Khi bạn là người đã có gia đình, đa phần chúng ta sẽ từ bỏ qua nhiều niềm vui và sở thích riêng để lo cho gia đình. Tuy rằng bạn đã chi tiêu tiết kiệm hơn nhưng với mức thu nhập dưới 10 triệu đồng/tháng nhưng chúng ta lại có vô vàn thứ cần phải chi tiêu như: tiền thuê nhà (ở trọ), điện nước, tiền ăn, tiền ăn học của con cái, hiếu hỉ, lễ tết, ốm đau… Nếu bạn không có cách lên kế hoạch quản lý chi tiêu hợp lý thì sẽ rất vất vả, thậm chí sẽ hết tiền luôn ngay khi bạn vừa nhận được lương.
Cách lên kế hoạch quản lý chi tiêu
Với mức thu nhập dưới 10 triệu đồng hay bất cứ thu nhập là bao nhiêu, thì việc có kế hoạch quản lý chi tiêu sẽ giúp bạn vô cùng nhàn hạ trong việc sử dụng đồng lương của mình một cách hoàn hảo không phải lo việc “chi” vượt quá “thu”. Việc đầu tiên chúng ta phải làm đó chính là liệt kê và phân chia cụ thể khoản chi cố định (tiền nhà, điện nước, tiền học,…), những khoản tiết kiệm hay đầu tư. Tiếp theo sẽ là những khoản chi linh động (tiền ăn uống, mua sắm quần áo, đi chơi,..). Sau đó chúng ta cân chỉnh lại những khoản có thể cắt giảm không cất thiết.
4 bước để lập kế hoạch chi tiêu
Bước 1: Lên kế hoạch chi tiêu từ đầu năm theo khoản cố định, tiết kiệm đầu tư, khoản linh động đã nhắc đến ở trên.
Bước 2: Xác định tổng thu nhập trung bình hàng tháng.
Bước 3: Lựa chọn công thức quản lý tài chính phù hợp để phân bổ tiền cho các khoản chi tiêu đã lên trước đó… Chẳng hạn như: phương pháp 50-50 hay 50-30-20, phương pháp 6 chiếc lọ hoặc phương pháp Kakeibo.
Bước 4: Nghiêm túc tuân thủ kế hoạch đã đặt ra.
Và căn chỉnh lại sau 1 tháng thực hiện, có thể tăng giảm các khoản chi nếu thấy chưa phù hợp. Tuy nhiên chỉ điều chỉnh tăng lên một mức nhỏ chứ không quá nhiều nhé!.
Phương pháp quản lý chi tiêu 50-30-20
Cách chi tiêu khi độc thân
Khi chúng ta vẫn còn trẻ và độc thân thì hầu như mọi nguồn thu nhập được dành cho việc thỏa mãn mọi nhu cầu cá nhân và tận hưởng cuộc sống. Vì vậy mà chưa hết tháng chúng ta đã rơi vào cảnh thiếu thốn tiền tiêu. Bạn nên áp dụng kế hoạch quản lý chi tiêu này luôn để vẫn thỏa mãn niềm vui bản thân mà vẫn tiết kiệm được tiền nhé!.
1) Điều đầu tiên bạn bỏ ra 40% đến 50% thu nhập dành cho các chi phí cố định như tiền nhà (nếu ở nhà thuê), điện nước, internet, ăn uống, chi phí đi lại…
2) Tiếp theo là 20% thu nhập để tiết kiệm làm chi phí dự phòng cho bản thân. Nếu bạn không phải thuê nhà thì nên để ra khoảng 30% thu nhập để tiết kiệm nhé.
3) 10% thu nhập sau đó sẽ dành cho các chi phí phát sinh bất ngờ như đám cưới, đám giỗ, sinh nhật, thăm người ốm hay tụ tập bạn bè…
4) 10% thu nhập dành cho nhu cầu mua sắm quần áo, sách vở, đồ dùng cá nhân…
5) 10% cuối của thu nhập dành cho các mục tiêu phát triển bản thân trong tương lai hoặc đem đầu tư để tăng lợi nhuận.
Lưu ý: Khoản cho chi phí phát sinh và mua sắm bản thân nếu không tiêu hết bạn lại gộp vào khoản tiết kiệm chi phí dự phòng nhé!. Bạn hãy nghiêm túc thực hiện thì dù cho thu nhập dưới 10 triệu đồng thì chúng ta hoàn toàn có thể quản lý việc chi tiêu hợp lý.
Quản lý chi tiêu cho người độc thân
Cách chi tiêu khi có gia đình
Và khi chúng ta đã làm chủ của một gia đình thì với mức thu nhập dưới 10 triệu đồng dường như là không đủ để trang trải cho cuộc sống. Bởi ngoài những chi tiêu cố định ngoài tiền nhà, điện nước, internet… thì chúng ta phải trang trải thêm chi phí ăn uống, bỉm sữa (nếu có con nhỏ), học hành, hiếu hỉ cho hai bên nội ngoại… Tuy nhiên bạn vẫn có thể áp dụng cách phân chia như sau:
1) 40% thu nhập dành cho chi phí cố định: 30% tiền nhà và 10% cho tiền điện nước, internet, truyền hình.
2) 25% thu nhập dành cho con cái: tiền học hành khoảng 20%, ăn uống (sữa, thuốc bổ) 5%. Hoặc khi con bạn còn nhỏ thì sẽ là chi phí sữa bỉm, dự phòng cho ốm đau.
3) 20% thu nhập dành cho ăn uống: bạn nên chủ động mang đồ ăn nấu ở nhà đi cho tiết kiệm thay vì việc ăn ngoài để tiết kiệm chi phí nhé!.
4) 5% thu nhập dành cho chi phí đi lại: nếu chỗ làm xa thì đó sẽ là chi phí xăng xe. Hoặc bạn có thể cân nhắc tiết kiệm bằng cách sử dụng các phương tiện giao thông công cộng như xe bus, đi xe đạp…
5) 10% thu nhập dành cho các chi phí phát sinh: 5% cho đám cưới, ma chay, sinh nhật bạn bè, đầy tháng, thăm người ốm… Và 5% dành cho mua sắm vật dụng gia đình và quần áo khi cần thiết.
Như vậy, sau khi bạn đã xác định được các khoản chi phí cho từng mục đích chi tiêu. Và lựa chọn phương pháp phân bổ thu nhập phù hợp theo cách lên kế hoạch quản lý chi tiêu. Việc tiếp theo bạn nên sử dụng một giải pháp giúp bạn quản lý chi tiêu một cách khoa học và tiện dụng. Bạn có thể tham khảo một giải pháp toàn diện đến từ ngân hàng số TNEX vừa giúp thanh toán các chi phí lại vừa giúp quản lý các khoản chi tiêu. Đặc biệt còn có thể giúp bạn phân chia các khoản tiết kiệm và quản lý chúng ngay trên cùng một ứng dụng.
Quản lý chi tiêu cho người có gia đình
TNEX giải pháp quản lý chi tiêu hiệu quả nhất hiện nay
TNEX ngân hàng thuần số đầu tiên tại Việt Nam với ứng dụng tương thích trên các dòng điện thoại thông minh hiện nay. App TNEX được tích hợp với đầy đủ tính năng cần thiết của một ứng dụng ngân hàng online, từ thanh toán hóa đơn, chuyển khoản nhanh 24/7, thanh toán bảo hiểm… Điểm nổi bật của TNEX đó chính là các tính năng hỗ trợ quản lý tài chính ưu việt.
Với tính năng quản lý chi tiêu nhàn hạ, giống như một trợ lý, một kế toán chuyên nghiệp dành cho bạn có thể dễ dàng kiểm soát mọi khoản chi phí. Bạn chỉ cần đặt hạn mức chi tiêu hàng tháng cho bản thân, từ đó TNEX sẽ phân chia cụ thể mức chi tiêu cho từng ngày trong tháng đó và sẽ ghi nhớ lại mọi giao dịch chi tiêu, thanh toán của bạn. Đồng thời sẽ cảnh báo cho bạn khi chi tiêu vượt mức bằng các icon Emoiji dễ thương. Ngoài những chi tiêu trực tiếp trên app TNEX thì bạn còn có thể lưu lại những khoản chi bên ngoài để thuận tiện cho việc kiểm soát chi tiêu hơn.
Quản lý chi tiêu nhàn hạ và hiệu quả với ứng dụng ngân hàng số TNEX
Vậy là với chia sẻ cách lên kế hoạch quản lý chi tiêu hiệu quả dành cho người có thu nhập dưới 10 triệu trên đây mong rằng sẽ giúp các bạn trong việc quản lý tài chính cá nhân tốt hơn. Và từ đó chúng ta có thể thấy rằng việc quản lý chi tiêu tốt luôn cần thiết cho bất cứ ai, không chỉ dành cho những người đã đi làm hay có gia đình hoặc người có thu nhập cao. Mà chúng ta cần phải xây dựng kế hoạch quản lý chi tiêu ngay khi còn trẻ và ngay từ bây giờ nhé!
>>Xem thêm: Các mẹo quản lý chi tiêu hiệu quả với TNEX
#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX