Với nhu cầu ngày một tăng cao từ người dùng, những ứng dụng hỗ trợ quản lý chi tiêu đang xuất hiện ngày một nhiều hơn. Trong số đó, đâu là cái tên được yêu thích nhất và phù hợp với giới trẻ? Câu trả lời sẽ có trong gợi ý app quản lý chi tiêu miễn phí không quảng cáo tốt nhất sau đây.
Thế nào là quản lý chi tiêu?
Quản lý chi tiêu là tên gọi cho một tập hợp các hành động được cá nhân, tập thể hay tổ chức thực hiện nhằm sử dụng một nguồn tài sản nào đó sao cho hiệu quả và đáp ứng một kế hoạch, mục tiêu nào đó. Trong quá khứ, quản lý chi tiêu chủ yếu được thực hiện một cách thủ công. Hiện tại thì với những sự phát triển của công nghệ, mọi cá nhân đều có thể tự quản lý tài sản hiệu quả nhờ những công cụ hỗ trợ.
Quản lý chi tiêu đem lại nhiều lợi ích cho người thực hiện
Lợi ích lớn nhất mà quản lý chi tiêu mang lại đó là đảm bảo cho tài sản của bạn hay tập thể được dùng đúng nơi, đúng chỗ, không bị quá lố hay mất kiểm soát. Tài sản qua đó sẽ được tận dụng tối đa bởi người dùng và đem lại nhiều giá trị lợi ích thiết thực.
Quản lý chi tiêu cũng là công cụ để người dùng tiết kiệm tiền của mình. Với một kế hoạch hợp lý, bạn sẽ có thể sử dụng thu nhập hàng tháng một cách thông minh và có được một khoản tiết kiệm nho nhỏ để đầu tư, tích lũy hay phục vụ một nhu cầu nào đó của bản thân.
Xem thêm: 15 app quản lý chi tiêu tốt nhất dành cho iOS và Android
Những công việc cần làm khi quản lý chi tiêu
Quản lý chi tiêu có mục đích cuối cùng là giúp khách hàng dùng tiền đúng nơi, đúng chỗ theo kế hoạch. Vì lý do này, bạn cần thực hiện các hành động sau trong quá trình quản lý.
Những điều cần làm để quản lý chi tiêu hiệu quả
- Lên kế hoạch sử dụng tiền: Định kỳ mỗi tháng (hoặc mỗi tuần), bạn cần lên kế hoạch chi tiết sử dụng tiền để nắm rõ mình sẽ cần bao nhiêu tiền để chi cho các khoản cần thiết. Bạn cũng sẽ nắm được bản thân còn lại số dư là bao nhiêu để có thể phân bổ vào các quỹ cá nhân cho hợp lý..
- Kiểm soát các giao dịch thu – chi: Để quá trình quản lý hiệu quả thì bạn sẽ cần phải ghi nhận lại tất cả các giao dịch thu chi được thực hiện mỗi ngày. Các giao dịch này cần ghi rõ thời gian, mục đích sử dụng và số tiền sử dụng để tiện cho việc kiểm tra lại và thống kê.
- Phân tích dữ liệu định kỳ: Sau mỗi kỳ chi tiêu, bạn cần tổng hợp lại mọi thông tin để có thể rút ra từ chúng những dữ liệu có giá trị. Các dữ liệu tổng hợp này sẽ cho bạn thấy rõ tình hình thu chi của bản thân trong thời gian qua có thật sự hiệu quả theo như những gì đã định không, từ đó hỗ trợ cho việc xây dựng kế hoạch và thói quen dùng tiền chính xác hơn trong tương lai.
Nên dùng app quản lý chi tiêu miễn phí nào?
Ứng dụng quản lý chi tiêu nào vừa miễn phí vừa đáng sử dụng?
Trước đây, người dùng sẽ chỉ có thể thực hiện quản lý thu chi theo các phương thức thủ công. Cách làm này tuy vẫn đem lại hiệu quả cao nhưng lại tiêu tốn khá nhiều thời gian thực hiện. Vì lý do đó mà khi các app quản lý chi tiêu ra đời nhằm tiết kiệm thời gian và đơn giản hóa công cụ quản lý chi tiêu cho người dùng.
Hiện tại, người dùng Việt Nam ưa chuộng sử dụng app quản lý chi tiêu miễn phí để có thể tiết kiệm thêm một khoản tiền. Ngoài ra, các app quản lý miễn phí hiện nay cũng khá đa dạng tính năng. Tuy nhiên, khách hàng cũng nên tìm hiểu những lưu ý quan trọng sau khi sử dụng một ứng dụng quản lý chi tiêu miễn phí.
Lưu ý khi chọn ứng dụng quản lý chi tiêu
App quảng cáo quá nhiều
Với các ứng dụng miễn phí thì chạy quảng cáo là một cách để đội ngũ thiết kế thu về lợi nhuận. Dù đây là điều khó tránh khỏi đối với những app miễn phí nhưng bạn cũng nên cân nhắc lựa chọn ứng dụng nào quảng cáo có chừng mực hoặc không có quảng cáo luôn để quá trình sử dụng không bị gián đoạn gây mất thời gian.
App đánh cắp thông tin người dùng
Đây là những app bạn hoàn toàn không nên sử dụng. Bằng cách yêu cầu người dùng cho phép truy cập vào hệ thống dữ liệu, những app này có thể lấy cắp thông tin từ bạn và truyền chúng về cho bên thiết kế. Tùy vào mức độ quan trọng mà các thông tin sẽ được bán cho những bên thứ ba (quảng cáo, mua bán dịch vụ, v.v…) hoặc nguy hiểm hơn là được các tội phạm mạng sử dụng để trộm cướp tài sản.
App vận hành kém
Ứng dụng sẽ chỉ có giá trị khi chúng thực hiện tốt và chính xác vai trò của mình. Bạn nên chọn một app quản lý chi tiêu miễn phí có thể hoạt động trơn tru, không bị lỗi hoặc không có sai sót trong quá trình vận hành để đảm bảo bản thân có một trải nghiệm nhẹ nhàng nhất.
Gợi ý app quản lý chi tiêu miễn phí tích hợp trên TNEX
Quản lý chi tiêu mỗi ngày với ngân hàng miễn phí TNEX
Biết được nhu cầu quản lý thu chi mỗi lúc một nhiều của người dùng, ngân hàng thuần số TNEX đã tích hợp tính năng quản lý chi tiêu hoàn toàn miễn phí vào ứng dụng trên điện thoại. Sử dụng tính năng này, người dùng có thể:
- Nhập giao dịch ngoài TNEX ngay trong vài giây – các giao dịch trên TNEX sẽ được lưu trữ tự động.
- Đặt hạn mức sử dụng tiền hiệu quả.
- Nhận được thông báo về số dư tài khoản trực quan qua màu sắc nổi bật. Bên cạnh đó, các emoji cũng hiển thị trạng thái các khoản chi tiêu giúp người dùng dễ dàng nhận biết số tiền đã chi. Lấy ví dụ như màu vàng mặt cười là khi chi đúng đúng hạn mức. Đỏ mặt khóc là khi chi tiêu vượt hạn mức,…
- Xem các biểu đồ, bảng thống kê trực quan về tình hình thu chi cá nhân. Người dùng cũng có thể dễ dàng điều chỉnh hạn mức chi tiêu của mình vào đầu mỗi tháng, cực kỳ tiện lợi khi phân bổ thu nhập.
Bên cạnh tính năng quản lý chi tiêu cá nhân, TNEX còn có “quỹ đa năng” giúp người dùng quản lý các khoản quỹ tiết kiệm cá nhân cũng như những quỹ tiền tập thể như quỹ nhóm, quỹ lớp, v.v… Những tính năng này đều là miễn phí, không quảng cáo, không bí mật lấy thông tin người dùng. Với hệ thống số hóa 100% vận hành trơn tru, TNEX tin rằng có thể đem lại cho bạn trải nghiệm tốt nhất.
Để sử dụng các tính năng quản lý chi tiêu miễn phí trên TNEX ngay hôm nay, bạn chỉ cần đăng ký tài khoản ngân hàng TNEX. Hướng dẫn đăng ký chi tiết bạn có thể xem trong bài viết sau đây.
Với gợi ý app quản lý chi tiêu miễn phí trên của TNEX, mong rằng bạn sẽ có thể kiểm soát tốt tài sản của bản thân và sử dụng chúng đúng các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. TNEX rất mong được đồng hành cùng bạn trong tương lai.
>>Xem thêm: Cách không cần app quản lý tài chính cá nhân vẫn chi tiêu hợp lý!
#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX