Bài toán tài chính là một bài toán tuy dễ mà lại khó, sẽ dễ nếu chúng ta biết quản lý chi tiêu hợp lý và tuân theo một nguyên tắc nhất định. Nhất là những bạn còn là sinh viên hay những người thu nhập thấp lại càng cần một bảng chi tiêu kế hoạch cụ thể và khoa học hơn ai hết để bài toán tài chính trở lên dễ dàng nhất. Sau đây bạn hãy cùng TNEX tìm hiểu phương pháp chi tiêu nhàn hạ hiệu quả cho sinh viên và người thu nhập thấp để tìm ra cách giải bài toán tài chính cho mình nhé.
Phương pháp quản lý chi tiêu nhàn hạ hiệu quả
Thiết lập bảng chi tiêu cá nhân
Bảng chi tiêu cá nhân là thống kê những khoản chi tiêu của mình trong một tháng. Việc thiết lập bảng chi tiêu cá nhân này là việc đầu tiên bạn cần làm khi muốn quản lý tài chính một cách thông minh và khoa học nhất. Bạn cần biết bạn đã chi tiêu những khoản gì trong tháng và cần lược bỏ những khoản gì không cần thiết cho những tháng tiếp theo để tối ưu hóa tài chính của mình. Từ đó bạn sẽ thiết lập và tiến hành phân thành các quỹ chi tiêu hợp lý. Đây là bước đầu tiên trong phương pháp chi tiêu nhàn hạ mà bạn cần hoàn thành.
>>>Xem thêm: Các phần mềm quản lý chi tiêu
Thiết lập đối tượng tài chính
Sau khi bạn thống kê chi tiêu bạn cần xác định được đối tượng tài chính của mình theo những nhu cầu của bạn thân. Thường chúng ta thường sẽ chia thành những đối tượng cụ thể như sau:
- Đối tượng chi tiêu cố định: Đây là những khoản chi thiết yếu và cố định hàng tháng: tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền học, tiền sinh hoạt… Thường đối tượng chi tiêu này sẽ chiếm đến 50% chi tiêu hàng tháng.
- Đối tượng chi tiêu các nhân khác: Đây là những khoản chi tiêu phục vụ cho những nhu cầu cá nhân khác: Tiền quần áo, ăn uống, du lịch… Đây là một khoản chi tiêu linh động và thường nó sẽ chiếm 20- 30% tổng thu nhập hàng tháng. Bạn cần tiết chế nó ở mức 20% là tốt nhất.
- Đối tượng chi tiêu tiết kiệm cố định: Chúng ta cần hình thành một thói quen tiết kiệm dù là thu nhập cao hay thấp, mỗi một tháng bạn sẽ bỏ vào quỹ tiết kiệm cố định này khoảng 10% thu nhập của mình. Đây là một khoản tiết kiệm dành cho quỹ dự phòng đột xuất như ốm đau, thất nghiệp…
- Mục tiêu tài chính cá nhân: Đây là những khoản dành cho những dự định tương lai những mục tiêu tài chính của bạn. Bạn sẽ dành ít nhất là 10% cho quỹ này. Quỹ này để bạn dành riêng cho những đầu tư tài chính đầu tư giáo dục để gia tăng tài sản và đảm bảo tương lai.
Thiết lập đối tượng tài chính để quản lý chi tiêu hiệu quả
Thiết lập kế hoạch chi tiêu theo thời gian
Thời gian là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc quản lý tài chính hiệu quả và thông minh. Bạn cần đặt cho mình những mốc thời gian cho những mục tiêu tài chính. Khi có thời gian cụ thể nó sẽ là một động lực để thôi thúc bạn hoàn thành kế hoạch sớm hơn.
Như vậy để có thể chi tiêu nhàn hạ bạn sẽ cần nắm rõ được chi tiêu của bạn và phân chia nó thành nhiều quỹ cụ thể gắn với những mục đích và thời gian cụ thể. Đây là một việc cần thiết để giải bài toán tài chính trở lên đơn giản và hiệu quả hơn.
Sử dụng tính năng quỹ đa năng của TNEX hỗ trợ quản lý tài chính
Hiện nay có rất nhiều cách hỗ trợ theo dõi chi tiêu và lên kế hoạch tài chính như ghi chép thủ công, hay sử dụng những ứng dụng quản lý chi tiêu trên điện thoại di động của bạn. TNEX được biết đến là một ngân hàng thuần số được ra mắt năm 2020 nhưng với sự phát triển không ngừng TNEX được biết đến không phải đơn thuần là một ngân hàng thuần số mà nó còn là một công cụ quản lý tài chính thông minh với nhiều tính năng hấp dẫn. Sau đây bạn có thể tìm hiểu quản lý chi tiêu nhàn hạ thông qua tính năng Quản lý chi tiêu và Quỹ đa năng của TNEX như sau:
- Xác định thu nhập hàng tháng: Theo dõi thu nhập hàng tháng qua tính năng “ Tài khoản”. Bạn sẽ theo dõi được thu nhập và cả chi tiêu hàng tháng của bạn thông qua số dư tài khoản.
- Xác định chi tiêu hàng tháng: Thông qua tính năng quản lý chi tiêu bạn có thể theo dõi chi tiêu của bạn theo ngày, theo tuần, theo tháng, theo quý. Việc theo dõi này sẽ cho bạn biết cần chi giảm bớt những khoản nào không cần thiết. Đồng thời cũng sẽ Quản lý chi tiêu của TNEX sẽ cho bạn biết còn bao nhiêu tiền cho những khoản chi tiếp theo.
- Tự động tiết kiệm: Với tính năng “Quỹ Đa Năng” của TNEX bạn sẽ đặt ra những mục tiêu tiết kiệm khác nhau và hoàn thành nó bằng cách nạp tiền đều đặn vào từng quỹ mà bạn đã phân chia.
- Đặt mục tiêu đầu tư tương lai: Sử dụng “Quỹ Đa Năng” để đặt mục tiêu đầu tư tương lai. Những mục tiêu tương lai được thiết lập chẳng hạn như mua nhà, mua xe, đầu tư giáo dục, kinh doanh… Xác định được mục tiêu tương lai của mình và sử dụng tính năng “Quỹ đa năng” là giải pháp tối ưu để hiện thực hóa việc chuyển tiền vào quỹ đầu tư hàng tháng.
- Tham gia các cộng đồng tiết kiệm với tính năng Thêm bạn thêm vui: Đây là một tính năng khá hay để bạn có thể giao lưu và tham khảo nhiều ý tưởng hay trong việc lên những kế hoạch tiết kiệm và đầu tư tài chính của bạn. Từ cộng đồng tiết kiệm này sẽ luôn tạo động lực cho bạn tiết kiệm mỗi ngày.
- Đặt hạn mức chi tiêu: Sử dụng tính năng “Hạn mức chi tiêu” của TNEX để chi tiêu hợp lý tránh tình trạng chi tiêu vượt quá số tiền quỹ mà bạn đã phân chia ban đầu. Việc đặt hạn mức chi tiêu này sẽ giúp những chi tiêu ngẫu hứng được giảm xuống mức tối thiểu.
Tải ngay TNEX sử dụng miễn phí mọi tính năng
Trên đây là phương pháp chi tiêu nhàn hạ hiệu quả dành cho sinh viên và người thu nhập thấp mà TNEX cùng bạn tham khảo. Hi vọng sẽ giúp bạn giải được những bài toán tài chính khó nhất.
>>Xem thêm: Các app quản lý tài chính cá nhân
#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX