“Tài năng hay kỹ năng, đâu là điều quan trọng hơn?” là câu hỏi thường khiến nhiều người trẻ lăn tăn khi “vào đời”.
Không ít cá nhân cho rằng bất kỳ ai sở hữu trí thông minh vượt trội trong nhiều lĩnh vực sẽ dễ dàng chiếm ưu thế hơn trong công việc và cuộc sống. Trong khi đó, số khác lại cho rằng các kỹ năng được trui rèn mới thực sự là chìa khóa tạo nên thành công, giúp mang lại tài chính cho chúng ta.
Thực tế, bạn vẫn có thể kiếm tiền nếu chỉ có tài năng, nhưng thuận lợi sẽ không kéo dài quá lâu. Phương án tốt nhất để duy trì thành công trong sự nghiệp, bất kể ngành nghề nào, là dành thời gian trau dồi, phát triển các kỹ năng đến chuyên nghiệp cũng như kết hợp với năng lực đặc biệt của riêng mình.
Hãy cùng TNEX đào sâu về vấn đề này qua bài viết này nhé!
Tài năng, kỹ năng – Hiểu sao cho đúng?
Tài năng (talent) là những đặc tính đặc biệt, bẩm sinh, không thể có được chỉ bằng cách học. Chúng cũng được gọi là khả năng đặc biệt. Ví dụ khả năng tưởng tượng. Nếu vẽ là kỹ năng cứng, thì cộng với tài năng tưởng tượng, “nhìn” sự vật theo cách đặc biệt mới là yếu tố làm nên một họa sĩ xuất chúng.
Tuy nhiên, nếu chỉ có tài năng thôi thì chưa đủ. Bạn cần rèn luyện, học tập để biến “phần quà trời ban” trở thành kỹ năng, từ đó mới có thể duy trì năng lực, phát triển và tạo ra giá trị lâu dài.
Chẳng hạn, A là người có tài viết lách, cảm nhận sự việc một cách nhạy bén. Dẫu vậy, A chỉ dựa vào bản năng thiên bẩm để sáng tác, thay vì trui rèn các kỹ thuật như triển khai đề tài, xây dựng nội tâm nhân vật… Do đó, A khó trở thành một ngòi bút thành công, có nhiều tác phẩm để đời. Hoặc nếu có những trang viết thành công, A cũng không đủ kỹ năng để duy trì mạch viết trong thời gian dài, dẫn đến đuối sức, không tìm được đề tài hay khai thác nội dung mới. Cứ như vậy, việc tạo ra lợi ích tài chính cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Do đó, kỹ năng (skill) là yếu tố cần được quan tâm nhiều hơn. Đây là khả năng áp dụng kiến thức và hiểu biết của con người để thực hiện một cái gì đó. Thông thường, người ta chia kỹ năng thành 2 nhóm:
- Kỹ năng cứng: khả năng làm việc với các sự vật, tức là mang tính chất kỹ thuật, có thang đo, cơ sở rõ ràng để đánh giá.
- Kỹ năng mềm: chủ yếu thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không phải kỹ năng đặc biệt, không thể sờ nắn được. Một số kỹ năng mềm thường được chú trọng gồm: kỹ năng sống, tự vệ, giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng…
Nói một cách công bằng, kỹ năng sẽ được phát triển tốt khi ai đó có tài năng thiên bẩm trong lĩnh vực bất kỳ. Hiểu đơn giản, mọi thứ đơn giản hơn khi bạn có “nền móng” từ đầu. Tuy nhiên, nếu chưa biết mình được “trời ban” ở khía cạnh nào, bạn vẫn có thể xoay xở tốt nếu chịu dành thời gian học hỏi lại từ đầu các kỹ năng cơ bản, cần thiết cho công việc của chính mình.
Kết hợp để thành công
Trong một buổi TED Talk, Suzanne Lucas – HR Consultant kiêm tác giả của blog Evil HR Lady, cho rằng ngày càng nhiều công ty phát triển bộ phận Talent Acquisition (tìm kiếm nhân tài). Tuy nhiên, tài năng trong thời buổi hiện nay không còn đơn thuần được hiểu là “vốn trời ban”.
“Khi các doanh nghiệp dùng từ ‘tài năng’, ngụ ý của họ là các bạn cần dày dặn kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng để có thể hoàn thành công việc hoàn hảo nhất ngay từ ngày đầu. Làm sao để có được điều này? Không gì khác ngoài tự trau dồi và cố gắng mỗi ngày”, bà khẳng định.
Quan trọng hơn cả, bạn cần khéo léo tận dụng tài năng sẵn có để làm nền tảng nâng cấp cã kỹ năng cần thiết. Trước đó, hãy xác định xem mình đang thiếu hay cần kỹ năng gì (đặc biệt là cho công việc) nhằm trau dồi và lập kế hoạch từng bước phát triển.
Ngoài ra, đây là một số cách để chúng ta duy trì quá trình phát triển kỹ năng để đảm bảo về mặt sự nghiệp và tài chính:
Thấu hiểu bản thân để biết điểm mạnh/yếu
Một trong những cách trau dồi kỹ năng hiệu quả là xác định được điểm mạnh/yếu của mình.
Nếu là thế mạnh thì bạn hãy bổ sung, trau dồi thêm. Ngược lại là điểm yếu thì bạn hãy dành nhiều thời gian để rèn luyện, tìm cách khắc phục.
Tìm kiếm và đón nhận những thử thách mới
Bạn đừng chỉ mãi ngồi không và trông cậy vào người khác. Bạn cần phải chủ động, tích cực tìm kiếm và sẵn sàng đương đầu với những thử thách mới, ngoài ngành mình đã học và đang làm. Khi đó, bạn sẽ được học hỏi và tích lũy thêm nhiều kiến thức và bài học bổ ích. Có 1 quỹ dự phòng bên ngoài cho việc đầu tư vào bản thân, trí tuệ để luôn phát triển bản thân. Nhưng bạn cũng đừng quên học rồi thì đưa vào thực hành và có thể kiếm thêm thu nhập từ đó (return on investment – thành quả từ đầu tư của mình)
Xây dựng, “làm ấm” các mối quan hệ
Trong nhiều trường hợp, các kỹ năng mới nằm ngoài bộ phận hoặc khu vực ảnh hưởng, trách nhiệm của bạn. Để khắc phục điều này, bạn có thể xem xét vài cách như:
Gặp gỡ những người từ phòng ban khác, văn phòng khác hoặc các đội khác.
Tìm hiểu càng nhiều càng tốt về công việc và kỹ năng của họ.
Tìm hiểu xem họ có được những kỹ năng này như thế nào?
Bắt kịp xu hướng để không bị thụt lùi
Ngoài ra, khi công nghệ phát triển, AI ra đời và nhanh chóng trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho đời sống con người. Chẳng hạn, AI dễ dàng xử lý văn bản, tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng, thậm chí đầy đủ hơn so với một số trường hợp con người tự xử lý. Lúc này, chúng ta cần nhanh chóng cập nhật các kỹ năng xu thế (điều khiển, nắm bắt tình hình thời sự, dự đoán xu hướng…) để không bị tụt lại phía sau.
Cuối cùng, TNEX mong bạn sẽ dành thời gian để tìm hiểu về năng lực của bản thân, đồng thời khéo léo trong quá trình phát triển kỹ năng để luôn tạo ra giá trị xứng đáng với khả năng của mình, trong cả công việc và cuộc sống riêng. Chúc bạn thành công!
TNEX – Ngân hàng thuần số tốt nhất Việt Nam với những dịch vụ tài chính miễn phí và thuận ích sống dành cho người Việt. Website TNEX có rất nhiều nội dung hữu ích giúp bạn quản lý tốt hơn về thể chất, tinh thần lẫn tài chính, thương mời bạn gõ cửa ghé thăm. Rất cảm ơn bạn vì đã đồng hành cùng TNEX trong bài viết này.
#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX
Xem thêm: Chuẩn bị tài chính để đối mặt với làn sóng lay off