Những tưởng tiền của mình thì chẳng cần quản lý nó cũng tự được sử dụng một cách hiệu quả. Nhưng đã bao giờ bạn hoang mang với câu hỏi: “Tiền đi đâu hết rồi?” chưa? Nếu đã từng, nghĩa là bạn đang gặp vấn đề với việc quản lý quỹ tài chính của mình đó. Đọc ngay bài viết dưới đây của TNEX để khám phá 7 Tips quản lý quỹ tài chính cá nhân siêu hay.
1. Luôn kiểm soát chi tiêu
Luôn kiểm soát các khoản chi tiêu hàng ngày, hàng tháng, hàng năm… như học phí, tiền ăn uống, tiền mua quần áo, v.v. Các khoản chi này cần được phân loại thành hai loại cơ bản: có khả năng cắt giảm (đối với những khoản chi ít hoặc không quan trọng) và không có khả năng giảm (quan trọng).
Chi tiêu của bạn cần được kiểm soát
Ví dụ, phần quan trọng nhất và thường là lớn nhất trong chi phí của một bạn sinh viên hay gia đình có con học đại học là học phí. Tuy nhiên, bạn không thể giảm số tiền này. Thay vào đó, bạn có thể bỏ qua những việc ít quan trọng hơn như mua sắm quần áo, xem phim, uống cà phê với bạn bè, v.v… Nếu có thể tiết kiệm được khoản chi này, bạn sẽ dư được kha khá tiền cuối tháng đó.
2. Đặt mục tiêu và lộ trình tài chính rõ ràng
Để quản lý dòng tiền cá nhân hiệu quả, hãy luôn đặt mục tiêu tài chính thật rõ ràng. Mục tiêu của bạn có thể là dài hạn, trung hạn hoặc ngắn hạn, nhưng chúng cần phải rất cụ thể và có tính khả thi để tìm ra con đường tiết kiệm phù hợp. Ví dụ như bạn dự định sang năm sẽ tiết kiệm tiền để cùng gia đình đi du lịch. Số tiền bạn muốn sử dụng là khoảng 12 triệu đồng. Do đó, lộ trình cần dành ít nhất 1 triệu mỗi tháng để bạn đạt được mục tiêu trên. Có kế hoạch cho việc tiết kiệm sẽ giúp bạn sẵn sàng chi tiêu một số tiền lớn mà không hề bị “ngạt thở” hay quá sức.
Xác định mục tiêu để không “lạc lối”
3. Đừng tiêu quá 10% số tiền kiếm được
Nguyên tắc quản lý tài chính mà các chuyên gia thường áp dụng cho những người trẻ tuổi là: không tiêu quá 10% số tiền kiếm được. Nếu thu nhập của bạn là 10 triệu đồng mỗi tháng, các chuyên gia không khuyên bạn nên mua một chiếc túi có giá hơn 1 triệu đồng. 10% tổng thu nhập là tương đối nhiều tiền, trong khi giá trị của chiếc túi đó có thể giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những trường hợp ngoại lệ. Chẳng hạn như một món đồ nào đó được giảm giá quá hời, dù phải trả hơn 1 triệu đồng bạn vẫn cảm thấy rẻ. Vậy thì bạn không nên bỏ lỡ nó. Miễn sao việc này không xảy ra thường xuyên hàng tháng. Luôn nhớ, chi tiêu những thứ thực sự cần thiết, còn lại để đầu tư hoặc tiết kiệm.
4. Cố thoát khỏi ‘vòng xoáy’ nợ nần
Tránh xa khỏi nợ nần
Nhiều bạn trẻ có thói quen giữa tháng tiêu hết tiền rồi nửa tháng sau lại lao vào nợ nần để ‘trang trải cuộc sống’. Nếu không có quyết tâm mạnh mẽ, bạn sẽ rất khó thoát ra khỏi “vòng xoáy” này. Bạn nên cố gắng trả hết nợ ngay bây giờ và đừng để mắc nợ vào tháng sau. Nợ ít thì dễ trả, nhưng một khi số tiền ấy đã nhiều lên thì chính bạn cũng sẽ không biết phải làm sao. Đồng thời nên điều chỉnh chi tiêu, tránh mua sắm những món đồ không cần thiết. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đang tự tạo ra lối thoát khỏi vòng xoáy nợ nần của mình.
5. Tiết kiệm 10-15% thu nhập hàng tháng
Tiết kiệm ít nhất 10-15% thu nhập hàng tháng là nguyên tắc quản lý tài chính cơ bản nhưng vô cùng hiệu quả cho người mới bắt đầu. Nếu bạn có tổng thu nhập 10 triệu đồng/tháng thì nên tiết kiệm 1-1,5 triệu đồng mỗi tháng. Khi đã thích nghi và kiểm soát tốt chi tiêu của mình, bạn có thể tăng mức tiết kiệm từ 10%, 20%, 25%, 30%… lên đến 50% thu nhập hàng tháng. Hãy nhớ rằng bạn chỉ nên xây dựng khoản tiết kiệm dần dần. Trước hết, đừng đặt cho mình những mục tiêu quá cao, nếu không bạn rất dễ bỏ cuộc.
>> Xem thêm: Áp dụng ngay 5 cách đầu tư tiền thông minh hiệu quả cao mà Gen Z không thể bỏ qua
6. Gia tăng thu nhập từ nhiều nguồn
Thành công của các doanh nhân không chỉ nằm ở bí quyết quản lý tài chính hiệu quả mà còn ở sự đa dạng trong các nguồn thu nhập của họ. Đối với bạn, đây cũng là một “bước tiến” hướng tới tự do tài chính. Nếu bạn có thời gian rảnh rỗi ngoài giờ hành chính, bạn có thể làm nhiều việc khác để tăng thu nhập, chẳng hạn như: làm cộng tác viên viết content, SEO, quản lý trang Web/Fanpage hoặc điều hành một doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, công việc nhiều đồng nghĩa với việc bạn phải biết phân bổ, bố trí thời gian hợp lý, tránh làm việc lao lực ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng công việc.
Nhiều nguồn thu nhập giúp bạn tăng “tổng thu”
7. Quản lý dòng tiền cá nhân hiệu quả bằng quy tắc tài chính
Ngày nay có nhiều cách để quản lý hiệu quả tài chính cá nhân. Nổi tiếng nhất là quy tắc 50-30-20 hay quy tắc 6 lọ. Trong bài viết này, TNEX sẽ lấy ví dụ về quy tắc 50-30-20 để bạn hình dung. Đây là quy tắc quản lý quý tài chính cá nhân cơ bản nhưng cực kỳ hiệu quả.
Áp dụng quy tắc quản lý dòng tiền này bạn chỉ cần chia thu nhập của mình thành ba khoản: 50% thu nhập của bạn dành cho các chi phí sinh hoạt thiết yếu như nhà ở, thực phẩm, v.v. sản phẩm, du lịch. 30% bạn dành cho các chi phí linh hoạt như giải trí, du lịch, khách sạn, v.v., bạn có thể cắt giảm nếu cần thiết. 20% được dùng để trả nợ cũng như tiết kiệm cho các mục tiêu ngắn hạn hoặc lâu dài. Bạn có thể chia các khoản tiết kiệm này thành nhiều tài khoản cho từng mục tiêu để theo dõi dễ dàng hơn. Lợi ích của việc sử dụng phương pháp quản lý quỹ tài chính này là dễ nhớ, dễ hiểu, dễ sử dụng. Đồng thời, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng với thu nhập khác nhau. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng đòi hỏi người sử dụng có tính kỉ luật tốt.
Tổng kết
Quỹ tài chính của bạn là có hạn. Bởi vậy bạn luôn cần có phương pháp để chi tiêu và bảo quản khoản quỹ đó sao cho cuộc sống đủ đầy mà vẫn có tiền dư dả để tiết kiệm. Dẫu biết rằng quản lý tiền bạc không hề dễ dàng, nhưng đó là cả một nghệ thuật mà bạn có thể từ từ chinh phục.
Hy vọng bài viết này của TNEX đã giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc quản lý tài chính cá nhân.
#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX