Khi tiến hành khảo sát 260.000 người thì 76% trong số những người được hỏi đều cho rằng làm việc tại các quán coffee tốt hơn ở công ty. Những nhà nghiên cứu đã nhận định rằng, văn phòng với những bức tường vô hình lẫn có hình đã làm giảm đi đáng kể sự hứng thú với công việc và đôi khi ngay cả những đồng nghiệp ngày đêm sát cánh cũng không thể nào làm vơi đi nỗi cô đơn của họ khi đối diện với một núi deadline chồng chất.
Ngồi coffee làm việc có thực sự hiệu quả?
Trào lưu này khiến người ta lặp lại một câu hỏi tương tự với thế hệ Gen Z. Tại Việt Nam, người dân Sài thành thích ngồi đung đưa trên cái ghế kẽo kẹt trên hè phố, ngắm dòng người qua lại và nhâm nhi một tách cà phê. Người Hà thành cũng thích văn hóa cà phê ở khắp mọi ngóc ngách, mọi ngả đường, vào mỗi buổi sáng. Rồi ngày nay họ sà vào quán cà phê vỉa hè đâu đó như…một nơi để giải tỏa “nỗi cơ đơn” với công việc. Nhất là đối với thế hệ Gen Z.
Chạy theo một ly coffee hay làm việc một cách độc lập?
Đã qua rồi cái thời người ta chỉ gặp mặt và làm việc nhóm trực tiếp. Nếu trước kia 52% tổng số người được hỏi cho biết họ thích làm việc nhóm thì ngày nay, tỉ lệ này vẫn là khá nhỏ so với thế hệ Millennials.
Sự khác biệt này là kết quả của việc ưu tiên làm việc một cách độc lập, với 40% người thuộc nhóm Thế hệ Z chọn cách làm việc đơn lẻ, cao hơn đến 21% so với nhóm Millennials. Có thể thấy, Gen Z đang bứt mình so với thế hệ trước để tạo ra một môi trường làm việc mà ở đấy bản ngã của họ độc lập, tự do sáng tạo và thoải mái thể hiện. Và một ly nâu đá trong một quán coffee đáp ứng mọi tiêu chuẩn đã làm được điều đó.
Gen Z sẽ là thế hệ cô đơn?
Lớn lên trên đường đua công nghệ, Gen Z được xem là thế hệ công dân số hóa với lối sống tân tiến bậc nhất. Điểm khác biệt và đặc biệt của gen Z là ưa thích sự trải nghiệm, khám phá và muốn đương đầu với thử thách. Với họ, môi trường làm việc không chỉ là nơi “kiếm cơm” mà còn phải là một trong những điểm dừng chân sáng tạo trên chặng đường khám phá bản thân của Gen Z.
Một không gian gò bó với 4 bức tường trắng xóa vây quanh, hay chốn văn phòng đầy tính cạnh tranh khắc nghiệt, đấu đá lẫn nhau vô hình chung khiến cho Gen Z e sợ bộc lộ cá tính thật sự của mình.
Đây có phải là nguồn cơn của nỗi cô đơn?
Đâu là một môi trường làm việc lý tưởng đối với Gen Z?
Công sở là nơi khơi nguồn cảm hứng sáng tạo, nơi có những bài học ứng xử nơi công sở đầu đời. Đối với Gen Z, môi trường làm việc lý tưởng phải là một môi trường đề cao tính chuyên nghiệp, thoải mái và đặc biệt được trao quyền để làm những điều tự do, miễn không đi ngược lại với mục tiêu phát triển của công ty.
Chiến lược gia người Anh Antony Slumbers khẳng định:“Thứ các công ty cần không phải là một văn phòng, mà là một môi trường làm việc thúc đẩy năng suất, sự kết nối, sáng tạo, và cảm hứng”. Một môi trường mà Gen Z sẵn sàng bỏ 100% sức lực, làm bất kể đêm ngày, được sếp ghi nhận và nỗ lực hết mình chắc chắn là nơi mà bất cứ Gen Z cũng ao ước.
Không có một giới hạn nào có thể quy chụp cho Gen Z. Họ tuy là những người trẻ nhất, nhưng tầm vóc lại không hề nhỏ bé chút nào. Chúng ta hoàn toàn tự tin và hy vọng thật nhiều về một thế hệ mới khát khao chinh phục, dám thay đổi, dám nghĩ, dám làm.
Các bước tạo môi trường làm việc phù hợp cho Gen Z
Để tạo dựng môi trường làm việc phù hợp cho Thế hệ Z, trước hết, ta phải tìm hiểu sở thích của nhóm người này thông qua các hình thức nào như: trao đổi, liên lạc qua tin nhắn, box chat, email khảo sát…
Tiếp đó, hãy tạo điều kiện cho họ làm việc nhóm xen kẽ với làm việc độc lập. Hãy để họ thỏa sức sáng tạo cá nhân đối với công việc được giao và hỗ trợ thật sự cần thiết.
Cuối cùng, cũng chính là bước quan trọng nhất: đóng góp những lời khuyên, feedback mà từ đó có thể giúp họ tiến bộ hơn trong quá trình làm việc.
Vì thế, TNEX hy vọng các doanh nghiệp hãy lắng nghe nỗi lòng của người trẻ, thấu hiểu và tạo điều kiện cho họ có một không gian làm việc lành mạnh, biết đâu chiếc chìa khóa đưa sự thăng hoa của công ty đi lên lại nằm ở những sự quan tâm nhỏ nhặt này thì sao?
#tintucTNEX #baochi #TNEX