6 CÁCH GIÚP GEN Z THOÁT KHỎI ÁP LỰC TÀI CHÍNH HIỆU QUẢ

Chắc hẳn hơn một lần bạn từng lo lắng cho tài chính của bản thân hiện tại và trong tương lai, nhất là hay đi so sánh với đồng nghiệp hoặc bạn bè cùng lứa tuổi. Vậy làm thế nào để giảm bớt những áp lực tài chính đó để khiến bản thân không còn mệt mỏi? Trong bài viết này, TNEX sẽ giúp bạn phần nào khắc phục được những áp lực tài chính vô hình kia để có thêm cho mình những cách quản lý ví tiền thật hiệu quả nhé! 

1.Tập trung cho các mục tiêu ngắn hạn

Để xây dựng sự nghiệp, tài sản vững chắc, trước hết bạn phải có nền tảng và sự chuẩn bị các mục tiêu thật tốt. Theo nghiên cứu, có 3 vấn đề chính dẫn tới việc sự bất ổn về tài chính là thu nhập, tiết kiệm và nợ tín dụng.

Nếu vấn đề của bạn là thu nhập, bạn cần xem xét thêm những cách gia tăng nguồn thu nhập bằng việc tìm các việc làm thêm phù hợp với thời gian và khả năng của mình. Cần sự quyết tâm và kế hoạch cụ thể.

Bên cạnh đó, nên tạo cho mình thói quen chi tiết tiết kiệm. Cắt giảm những khoản chi phí không cần thiết và chỉ nên mua những thứ thực sự cần thiết.

Chỉ sử dụng thẻ tín dụng khi thực sự cần và chú ý thanh toán khoản nợ đúng hạn. Lưu ý là việc này có ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của bạn khi có nhu cầu. Nếu điểm tín dụng của bạn thấp, bạn sẽ không đủ điều kiện để duyệt các khoản vay.

2. Kiểm soát tình hình tài chính

Nắm rõ tình hình tài chính và xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp. Liệt kê các tài sản, tiền mặt, các khoản vay, hóa đơn, thẻ tín dụng,…

Giá trị tài sản ròng được tính bằng tổng tài sản trừ đi tổng khoản nợ . Đây chính là giá trị thực và là điểm khởi đầu cho bản kế hoạch tài chính của bạn.

3. Áp dụng nguyên tắc 6 cái lọ

Với nguyên tắc 6 cái lọ của T.Harv Eker, thu nhập hàng tháng sẽ được chia vào 6 chiếc hũ với những chức năng và kế hoạch riêng như:

55% cho chi tiêu thiết yếu: ăn uống, nhà ở, đi lại,…
10% cho giáo dục đào tạo: học tập, mua sách,…
10% cho tiết kiệm: tiết kiệm dài hạn, quỹ khẩn cấp,…
10% cho hưởng thụ: mua sắm, giải trí, du lịch,…
10% cho tự do tài chính: đầu tư, quỹ hưu trí,…
5% cho cho việc làm từ thiện

4. Tăng dần số tiền tiết kiệm theo thời gian

Hãy tiết kiệm, mới đầu bắt đầu bằng con sổ nhỏ và những khoản tiền lẻ mà trước đây bạn chưa thực sự quan tâm. Tích tiểu thành đại, theo lời khuyên của triệu phú tự thân Grant Sabatier, bạn có thể tập thói quen tiết kiệm với số tiền bằng 1% thu nhập mỗi tháng. Sau đó, tăng dần theo thời gian thì như vậy đến cuối năm bạn sẽ ngỡ ngàng với số tiền tích lũy không hề nhỏ.

5. Đầu tư thông minh

Khi bạn có khoản tiền nhàn rỗi hãy đem đi đầu tư sinh lời. Có thể việc đầu tư ban đầu sẽ không đem lại quá nhiều lợi nhuận cho bạn, nhưng về lâu về dài chắc chắn nó sẽ là nguồn thu đáng kể đem lại tài sản lớn mà bạn không thể biết trước. Hãy kiên nhân tìm hiểu và chuẩn bị cho thật tốt quá trình đầu tư.

6. Sống vui vẻ và tập trung hơn cho chính mình

Hãy làm chủ cảm xúc của mình. Với một người biết kiềm chế cảm xúc tốt, họ sẽ không bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài và luôn có các phương án để giải quyết các vấn đề bản thân.

Thay vì lo lắng quá nhiều, chi bằng hãy bắt tay ngay vào việc cải thiện nó. Bình tĩnh và sáng suốt hơn, cho bản thân nghỉ ngơi một chút để sẵn sàng cho những mục tiêu lớn hơn trong thời gian tới nhé!

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!