NFT (viết tắt của Non-fungible tonken) là một khái niệm đang dần tạo nên cơn sốt trong những năm gần đây. Được coi là một vật phẩm của thời đại công nghệ mới và dự đoán sẽ ngày càng bùng nổ trong tương lai. Nhưng liệu bạn đã hiểu hết về khái niệm này chưa? Hãy cùng TNEX tìm hiểu xem bản chất NFT là gì mà lại sốt dẻo tới vậy nhé!
1. NFT là gì?
Non-fungible tonken – tài sản không thể thay thế là một đơn vị dữ liệu trên sổ cái kỹ thuật số blockchain. Nói đơn giản, nó là một loại tài sản số đại diện cho các vật phẩm trong thế giới thực như nghệ thuật, âm nhạc, vật phẩm, game, video… và được hiện diện trên một chuỗi số (blockchain). Blockchain này có nhiệm vụ như một sổ cái đảm bảo tính xác thực của tài sản lẫn chủ sở hữu.
NFT thường được mua bán trực tuyến dưới hình thức thanh toán bằng tiền mã hóa (cryptocurrency). Mặc dù mới chỉ xuất hiện kể từ năm 2014 và bắt đầu được giao dịch từ 2017 nhưng theo thống kê, tới cuối năm 2017, một khoản tiền khổng lồ 174 triệu USD đã được chi cho NFT, chủ yếu thông qua việc mua bán các tác phẩm nghệ thuật số.
Theo nhiều chuyên gia nhận định, trong tương lai, có thể mọi tài sản, từ căn nhà cho tới những thứ nhỏ bé như vé xe, vé xem phim đều có thể được mã hóa và được sở hữu dưới dạng NFT. Hiện nay, NFT được kỳ vọng sẽ có nhiều tiềm năng phát triển giống với Bitcoin.
2. Ứng dụng của “tài sản không thể thay thế” trong cuộc sống?
Công nghệ blockchain và NFT mạng mang đến nhiều cơ hội kiếm tiền cho các nghệ sĩ và những nhà sáng tạo nội dung trên các nền tảng số. Có thể kể đến các lĩnh vực cụ thể như sau:
- Nghệ thuật: Với NFT, các tác phẩm nghệ thuật được chuyển thành tệp tài sản số và được gắn với Token trên nền tảng Blockchain, làm cho việc giao dịch mua bán trở nên nhanh chóng, thuận tiện và đáng tin cậy. Đồng thời cũng giải quyết được thực trạng về bản quyền tác phẩm, điều mà trước giờ vẫn luôn gây tranh cãi trong lĩnh vực này.
- Gaming: Nếu các trò chơi truyền thống buộc người dùng phải nạp tiền để có thể mua bán các vật phẩm (nhưng thực tế chúng vẫn thuộc sở hữu của nhà phát hành) thì đối với các game trên Blockchain có ứng dụng NFT, vật phẩm của người chơi được gắn với một mã dữ liệu, có thể dễ dàng trao đổi vật phẩm, và quan trọng nhất là thực sự được sở hữu những vật phẩm đó.
- Số hóa tài sản thật: Như đã trình bày phía trên, trong tương lai, NFT được kỳ vọng sẽ ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Điều này sẽ giúp mọi thứ được giao dịch nhanh chóng, thuận tiện và đáng tin cậy hơn.
- Phát triển nội dung số: Với sự bùng nổ của thời đại công nghệ số như hiện nay, NFT có thể được ứng dụng để mã hóa các sản phẩm âm nhạc, văn học, hình ảnh, video… từ đó nâng cao giá trị của các sản phẩm kể trên.
3. Năm 2022 kiếm tiền như thế nào từ NFT?
Kiếm tiền từ việc phát hành, mua bán các tác phẩm nghệ thuật: Theo Crypto Potato, NFT đắt giá nhất hiện nay là bức The Merge – tác phẩm hội họa kỹ thuật số được tạo ra bởi một họa sĩ ẩn danh có tên Pak và được bán ngày 6/12/2021 với mức giá 91,8 triệu USD. Có thể thấy, các tác phẩm như tranh, ảnh, âm nhạc,… là những sản phẩm có giá trị cao trên thị trường hiện tại.
Tham gia vào những game NFT đang thịnh hành: người chơi sẽ tiến hành mua bán, sưu tầm, thu thập các Tonken thông qua việc chơi game và thực hiện các nhiệm vụ. Các Tonken đều có thể được quy đổi sang tiền điện tử.
Đầu tư vào các dự án NFT ban đầu: Trước sự phát triển ngày càng nhanh thì việc rót vốn vào các startup NFT tiềm năng có thể giúp cho các nhà đầu tư kiếm được một khoản lời nhanh chóng. Đặc biệt, trong các dự án NFT hiện nay thì ngành game là ngành nhận được nhiều sự chú ý nhất từ phía các nhà đầu tư.
Thị trường Non-fungible tonken – “tài sản không thể thay thế” chắc chắn là một mảnh đất màu mỡ và sẽ còn tiếp tục phát triển hơn nữa trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tiến bộ và tích cực mà nó đem lại, NFT cũng chứa không ít những rủi ro. Vì thế, trước khi gia nhập cộng đồng NFT, hãy cân nhắc và tìm hiểu thật kỹ nhé!