Không chỉ có doanh nghiệp hay tập đoán lớn mới cần quản lý tài chính, mà ngay cả cá nhân mỗi người cũng cần quản lý tài chính các khoản thu chi, tiết kiệm mỗi ngày. Vì nếu không biết cách quản lý tài chính cá nhân tốt bạn sẽ rất dễ rơi vào cảnh “nợ nần chồng chất” cho các chi tiêu sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, đối với các bạn chưa từng lên kế hoạch tài chính cho bản thân sẽ không biết bắt đầu từ đâu. Dưới đây là một số cách quản lý tài chính cá nhân hữu ích TNEX mong muốn giới thiệu để giúp bạn sớm chinh phục ước mơ tự do tài chính của mình.
05 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quản lý tài chính cá nhân
1.1. Quản lý chi tiêu
Trước khi chính thức đi vào quản lý tài chính, bạn cần nắm rõ việc chi tiêu của mình:
- Chi cho ai?
- Chi vào việc gì?
- Chi khi nào?
- Chi bao nhiêu tiền?
Việc nắm rõ các khoản chi sẽ giúp bạn:
- Ý thức được việc chi tiền xuất phát từ nguyên nhân gì, đã hợp lý chưa
- Ý thức được việc không tiêu tiền do bị tác động bởi mạng xã hội, các phương tiện truyền thông quảng cáo
- Xác định được những mục cần chi và loại bỏ những khoản không cần thiết
- Xác định chính xác con số chi tiêu mỗi tuần, tháng, quý.
- Tạo động lực cho việc kiếm tiền
- Không rơi vào vòng xoáy nợ nần
Quản lý các khoản chi chặt chẽ sẽ giúp bạn ý thức về cách dùng tiền của mình hơn
>>> Xem thêm: Bạn có đang tiêu dùng thông minh hay ở mức báo động?
1.2. Quỹ dự phòng
Việc kiếm tiền của các bạn trẻ ngày nay dễ dàng hơn trước rất nhiều nên một số bạn trẻ có thói quen tiêu hết số tiền của mình cho mục đích trải nghiệm cuộc sống. Điều này đã khiến các bạn trì trệ trong việc tự do tài chính và hoàn thành các ước mơ trong tương lai. Do đó, học thói quen tiết kiệm ngay từ bây giờ là một việc làm đúng đắn vì việc tích lũy một khoản tiết kiệm sẽ giúp bạn an tâm hơn, phòng tránh được những chuyện trong tương lai hay thậm chí là thực hiện được ước mơ của mình.
Quỹ dự phòng chính là khoản tiết kiệm cho các hạng mục dự phòng như:
- Tình huống khẩn cấp
- Bảo hiểm nhân thọ hoặc chăm sóc sức khỏe
- Thất nghiệp/nghỉ việc
- Nghỉ hưu, mất sức lao động
- Các vấn đề liên quan đến tài sản vật chất: hư hỏng, mất trộm,…
- Các vấn đề liên quan đến những người thân thiết trong gia đình: đám tiệc, bệnh tật,…
1.3. Đầu tư phát triển
Một trong những yếu tố có sức ảnh hưởng trong bức tranh tài chính là đầu tư và phát triển. Không dừng lại ở việc đầu tư tài chính “tiền đẻ tiền” thông qua các công cụ như:
- Chứng khoán
- Chứng chỉ quỹ
- Đầu tư bất động sản
- Mua vàng
- …
Đầu tư bất động sản giúp “tiền đẻ ra tiền”
Mà đó còn là việc đầu tư vào các hạng mục phát triển bản thân, củng cố chuyên môn, tạo tiền đề thúc đẩy sự nghiệp thăng tiến, tăng thêm thu nhập cá nhân. Ví dụ như:
- Đăng ký khóa học online
- Tham dự các buổi hội thảo chuyên đề
- Mua sách
- Đăng ký khóa học offline
Việc đầu tư bao nhiêu tiền sẽ không quan trọng bằng việc xác định mục tiêu cho khoản đầu tư đó hay nói cách khác và khoản đầu tư đó sẽ mang lại giá trị gì trong cuộc sống của bạn.
1.4. Đặt mục tiêu thăng tiến trong công việc
Quản lý tài chính cá nhân và sự nghiệp thăng tiến nghe có vẻ là 2 phạm trù khác biệt nhưng thực chất lại có mối tương quan ngầm trong đó. Vì khi bạn nắm rõ các chính sách công ty và phúc lợi, lương thưởng bạn sẽ biết cách phân bổ chi tiêu hợp lý. Ngược lại, đặt mục tiêu thăng tiến trong công việc vừa giúp bạn nâng cao năng lực bản thân, vừa tăng thu nhập để trang trải cuộc sống.
Do đó, nếu bạn hiểu và dung hòa được 2 yếu tố tài chính cá nhân và công việc bạn sẽ tìm thấy động lực cho bản thân, sự đam mê và không ngừng cố gắng để mang lại giá trị cho xã hội.
1.5. Thấu hiểu về vay mượn
Vay mượn ngày nay không chỉ là mượn tài sản từ bạn bè, gia đình, người thân, vay ngân hàng mà có thể hiểu rộng ra là các khoản vay tín chấp, thế chấp, tín dụng,.. Phục vụ cho chi tiêu cá nhân. Tìm hiểu về các khoản vay mượn sẽ giúp các bạn tránh được tình trạng “lạm dụng” với suy nghĩ “tiêu trước trả sau”. Các khoản vay mượn chính là mối lo ngại lớn nhất và là nền móng để phát sinh các khoản nợ chất chồng không thể trả.
1.6. Giao tiếp là chiếc cầu nối
Yếu tố giao tiếp đóng một phần ảnh hưởng không nhỏ trong cách quản lý tài chính cá nhân, vì để duy trì các mối quan hệ xã hội, xã giao trong cuộc sống đôi khi bạn cần đến việc kết nối thông qua các buổi tiệc, cà phê,..
Chi tiêu cho giao tiếp sẽ giúp bạn tạo ra giá trị và dễ dàng thăng tiến trong công việc
Các mối quan hệ sẽ góp phần xây dựng sự thành công trong cuộc sống của bạn, kết giao với những người bạn giỏi, nhiều kiến thức, duy trì mối quan hệ sẽ giúp bạn nhanh chóng có những tư duy cởi mở hơn và học hỏi được nhiều điều hay ho. Do đó, cân nhắc khoản tiền chi cho các mối quan hệ xã hội trong một năm và những giá trị mà bạn nhận được. Bạn sẽ hiểu vì sao chi tiêu cho giao tiếp là một việc làm cần thiết trong cuộc sống.
Tham khảo thêm: Bật mí bí mật làm giàu của tỷ phú Lý Gia Thành
Top những cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả dành cho bạn
Ngoài 05 yếu tố kể trên, bạn có thể tham khảo và kết hợp với các cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả dưới đây để giúp bạn thay đổi cuộc sống.
2.1. Không lạm phát lối sống
Nghĩa là sống tiết kiệm, phù hợp với thu nhập, tránh tình trạng “vung tay quá trán” mua những món hàng đắt giá chỉ vì cảm tính chứ không thực sự cần thiết. Ví dụ: khi bạn có thu nhập cao, bạn thường có xu hướng tự thưởng cho mình những bữa ăn ngon với giá ship có khi xấp xỉ giá thức ăn mà bạn đặt. Nếu điều này diễn ra thường xuyên thì đây là một biểu hiện của “lạm phát lối sống”
Để hạn chế tình trạng “phung phí” bạn có thể:
- Liệt kê những món hàng cần mua và cân nhắc một lần nữa, liệu mình có thật sự cần chúng.
- Loại bỏ những khoản chi không cần thiết trong cuộc sống
- Đặt hạn mức thẻ tín dụng để không xài vượt
- …
Hạn chế sử dụng tiền cho những mục đích không cần thiết
2.2. Đặt mục tiêu tài chính
Dành thời gian xây dựng mục tiêu tài chính cá nhân ngắn hạn/dài hạn chi tiết sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát tài chính cá nhân. Một lưu ý nhỏ dành cho bạn là nên sắp xếp các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên:
- Mục tiêu dài hạn: là các mục tiêu lớn cần thời gian và một khoản tiết kiệm để thực hiện như mua nhà, trả nợ, về hưu sớm. v.v…
- Mục tiêu ngắn hạn: là các kế hoạch có thể thực hiện trong tương lai gần như thực hiện một chuyến đi du lịch ngắn ngày,..
Mục tiêu tài chính ngắn hay dài hạn chính là động lực thúc đẩy bạn không ngừng cố gắng. Để thực hiện kế hoạch dễ dàng bạn nên chia nhỏ thành nhiều cột mốc khác nhau.
2.3. Giải quyết nợ xấu trước
Nợ nần chính là yếu tố khiến bạn không thể tự do tài chính, do đó hãy lên kế hoạch nghiêm túc và bám sát để trả hết các khoản nợ.
- Liệt kê các khoản nợ chi tiết từ lớn đến nhỏ
- Ưu tiên những khoản nợ cấp bách trước
Đặt hạn mức trả nợ mỗi tháng và trả dần theo danh sách, khi một khoản nợ chấm dứt, bạn hãy cộng dồn số tiền trả nợ của khoản đó cho khoản nợ tiếp theo trong danh sách.
2.4. Sử dụng phương pháp 50/30/20
Sử dụng phương pháp 50/30/20
Nếu bạn vẫn còn nhập nhằng trong việc phân chia chi tiêu cá nhân thì có thể áp dụng phương pháp 50/30/20 được phổ biến ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó:
- 50% sẽ được chi cho các khoản thiết yếu trong cuộc sống, khoản này được xem là bắt buộc: tiền nhà, học phí, điện nước, xăng, ăn uống,…
- 30% dành cho phát triển bản thân bao gồm: mua sắm, giải trí,… tuy nhiên bạn cần cân nhắc khoản chi tiêu này vì phần nhiều là mua sắm theo cảm tính. Nếu hạn chế được những khoản phí này sẽ giúp bạn tăng thêm tiền tiết kiệm. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng khoản phí này để đầu tư vào giáo dục, phát triển chuyên môn nghiệp vụ, v.v…
- 20% tiết kiệm: thiết lập khoản phí để dành cho các rủi ro hoặc kế hoạch trong tương lai. Chi phí này có thể tăng dần theo khả năng tài chính của mỗi người, bạn có thể cân nhắc để điều chỉnh hợp lý.
2.5 Sử dụng ứng dụng online trên điện thoại
Hiện nay có rất nhiều cách quản lý chi tiêu, trong đó sử dụng các app quản lý tài chính cá nhân có thể cài đặt trực tiếp trên smartphone rất được ưa chuộng bởi tính tiện lợi, đơn giản, tinh gọn, bạn có thể mang theo bên mình mọi lúc, mọi nơi.
Nắm bắt được nhu quản lý tài chính của nhiều người, ứng dụng của Ngân hàng thuần số TNEX đã tích hợp thêm tính năng quản lý chi tiêu, để giúp bạn:
- Thống kê tiện lợi số tiền đã thu chi theo ngày/tuần/tháng mà bạn giao dịch trên app ngân hàng số TNEX.
- Đặt hạn mức chi tiêu phù hợp và nhận thông báo nếu chi tiêu quá hạn.
- Kiểm soát được các giao dịch ngoài app TNEX.
- Trải nghiệm quản lý tài chính thú vị với giao diện trẻ trung và nhiều emoji đáng yêu, kích thích bạn thường xuyên muốn đăng nhập vào ứng dụng.
Dễ dàng đặt hạn mức chi tiêu trên ứng dụng TNEX
Để tải ứng dụng và trải nghiệm tính năng quản lý tài chính thông minh này, bạn chỉ cần thực hiện 4 bước sau:
- Bước 1: tải ứng dụng tại CH Play/App Store hoặc tại đây.
- Bước 2: chụp ảnh CCCD và CMND
- Bước 3: thực hiện xác nhận khuôn mặt theo hướng dẫn trên app
- Bước 4: điền đầy đủ thông tin cá nhân và nhập mã OTP được gửi về điện thoại
Chỉ mất vài phút để tải ứng dụng ngân hàng thuần số TNEX
Ngoài ra, khi đến với TNEX, bạn sẽ được trải nghiệm ngân hàng thuấn số đầu tiên tại Việt Nam với tiêu chí “5 không”:
- Không tốn phí khi chuyển tiền
- Không tốn phí rút tiền
- Không phí thường niên
- Không phí quản lý tài khoản
- Không có phí ẩn hay các loại phí khác
Với mong muốn mang đến hệ sinh thái miễn phí cho người Việt, đặc biệt là giới trẻ, app TNEX còn tích hợp những tính năng khác như: theo dõi cảm xúc, đếm bước chân, trò chuyện nhóm,… để giúp các bạn vừa có thể quản lý tài chính cá nhân vừa có thêm các trải nghiệm thú vị khác.
Tổng kết
Với những cách quản lý tài chính cá nhân ở trên, TNEX mong rằng các bạn có thể áp dụng để quản lý chi tiêu một cách hợp lý, giúp các bạn nhanh chóng hoàn thành mục tiêu tài chính đề ra hiệu quả.
Chúc các bạn thành công!
>>> Xem thêm: Gợi ý cách quản lý chi tiêu của 12 cung hoàng đạo