Cách đạt tự do tài chính qua 4 mức độ tiết kiệm

Tự do tài chính là một cụm từ quen thuộc trong thời gian gần đây, và nó dường như trở thành mục tiêu hướng tới của rất nhiều người. Tuy nhiên, hành trình chạm tới tự do tài chính không hề dễ dàng. Đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực trong thời gian dài, chưa kể còn có các yếu tố cộng hưởng khác.

Bài viết dưới đây sẽ gợi ý một vài giải pháp hữu ích giúp bạn đạt được mục tiêu dễ dàng hơn.

Không tiết kiệm

Mức độ đầu tiên của tiết kiệm cũng chính là mức độ thấp nhất của tự do tài chính, đó là có bạn có bao nhiêu xài bấy nhiêu.

Những người này luôn luôn trong tình trạng “ăn bữa nay, lo bữa mai”, chi tiêu nhiều hơn kiếm được, đôi khi số tiền mà họ kiếm được còn không đủ để chi trả những nhu cầu cơ bản của mình.

Tiết kiệm để tiêu xài

Đây là mức độ tiết kiệm tương đối phổ biến, đặc biệt là với những bạn trẻ Gen Z. Các bạn này sẽ lập kế hoạch tiết kiệm nhưng họ chỉ lập kế hoạch ngắn hạn để đáp ứng một số nhu cầu mà họ đang nhắm tới.

Ví dụ, bạn đang có ý định mua chiếc xe mới và cần 1 khoản tiền để thực hiện mục tiêu này. Bạn sẽ lên kế hoạch tiết kiệm & thực hiện nó cho đến khi đủ tiền để có thể tậu được xe. sau khi sắm được món đồ bạn thích, thì khoản tiết kiệm của bạn cũng về con số 0.

Tiết kiệm chỉ để …tiết kiệm

Tiết kiệm để tiết kiệm là xu hướng an toàn mà đa số người trung tuổi lựa chọn. Họ làm được bao nhiêu tiền thì sẽ dành dụm bấy nhiêu để gửi tài khoản tiết kiệm, vừa bảo toàn tài sản và có thể lấy lãi định kỳ.

Đến một thời gian nhất định, số tiền tích lũy sẽ gia tăng theo thời gian. Đây là phương thức khá an toàn nhưng khả năng sinh lời chưa cao, đòi hỏi bạn cần tích lũy trong thời gian đủ dài thì mới có thể đạt được tự do tài chính.

Tuy nhiên, nếu lạm phát xảy ra khiến đồng tiền mất giá thì tài sản của bạn cũng có thể bị hao hụt.

Người giàu tiết kiệm để đầu tư

Mức độ tiết kiệm thứ tư cũng là cách tiết kiệm của những người giàu có trên thế giới. Thay vì tiết kiệm để phục vụ mục đích tiêu xài hay“bảo toàn” thì họ sẽ dùng số tiền đó để tham gia đầu tư.

Họ sẽ tham gia đầu tư để “tiền có thể đẻ ra tiền” thay vì gom góp tích lũy.

Hiện tại có nhiều cách để tạo ra các nguồn thu nhập thụ động như: đầu tư vàng, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, bất động sản,…

Về cơ bản, tất cả các hình thức đầu tư trên đều tạo ra những khoản sinh lời hấp dẫn, vì chúng có tiềm năng phát triển theo thời gian. Tuy nhiên, sẽ có rủi ro đi kèm tương đương với biến động thị trường là các yếu tố không thể tránh khỏi.

Chúng ra sẽ không đánh cược toàn bộ tài sản vào một hình thức đầu tư, đa dạng hóa nhiều hạng mục khác nhau sẽ giúp quỹ của bạn an toàn hơn.

Tuy nhiên, đầu tư không chỉ dành cho người giàu và người đủ hiểu biết về thị trường, khi chưa có kiến thức sâu, bạn vẫn có thể đầu tư được. Bởi vì có một số hình thức đầu tư sẽ không đặt ra yêu cầu nào về kiến thức của nhà đầu tư cả, điển hình là chứng chỉ quỹ.

Bạn không cần bận tâm đến việc phân bổ dòng tiền thế nào cho hiệu quả, vì sẽ có các chuyên gia quỹ thay bạn làm điều này. Thậm chí chỉ với số tiền nho nhỏ, bạn cũng có thể trở thành nhà đầu tư.

Hiện nay có khá nhiều các công cụ đầu tư tài chính góp sức cho mục tiêu gia tăng tài sản. Chúc bạn có đủ mục tiêu và sự kiên trì để theo đuổi kế hoạch tự do tài chính nhé!

Nguồn: Fcenter

Xem thêm: Cách quản lý chi tiêu từ A đến Z cho Gen Z

#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX

 

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!