Đời sống sinh viên tưởng như chẳng cần chi tiêu gì mấy, nhưng thực ra lại có rất nhiều khoản tiền cần bạn chi trả. Nếu như không biết cách quản lý chi tiêu chi tiêu khéo léo, sinh viên rất dễ rơi vào tình trạng ăn mì gói ngay từ giữa tháng chứ chẳng cần chờ đến cuối tháng nữa.
Bài viết này TNEX sẽ cùng bạn đánh bay nỗi lo đó với những cách quản lý chi tiêu cho sinh viên vô cùng thiết thực nha.
Với những người có thu nhập trung bình thấp, tiền lương sau khi nhận phải chi trả cho nhiều khoản mục khác nhau. Vậy nên tình trạng tiền vừa về túi đã vội “bốc hơi” chẳng còn là điều xa lạ. Nếu bạn muốn thoải mái chi tiêu trong khoảng hơn 3 triệu đồng một tháng một chút, thậm chí tiết kiệm được một khoản không hề nhỏ, bạn phải có một kế hoạch chi tiêu thật chi tiết. Dưới đây sẽ là những giải pháp cụ thể dành cho bạn.
Đặt ra những khoản chi cho việc tiệc tùng, giải trí trong tháng
Nhiều người thường than thở rằng họ “cháy túi” vì có quá nhiều khoản phải chi trong tháng này, họ không thể lựa chọn cách nào khác ngoài việc chi tiền cho những sự kiện đó. Đám cưới, sinh nhật, rằm, họp nhóm, những chuyến du lịch cùng bạn bè, đồng nghiệp,… là những dịp rất khó để bạn có thể từ chối tham gia. Tuy nhiên, bạn có thể biết trước ngày giờ cụ thể để lên kế hoạch.
Cần dành một khoản riêng cho những buổi tiệc
Tất nhiên, tùy thuộc vào từng tháng, những sự kiện đó có thể diễn ra nhiều hoặc ít. Do đó, kinh nghiệm là bạn nên liệt kê những sự kiện nào bạn tham gia trong tháng đó và chi phí tương ứng là bao nhiêu. Chẳng hạn như tháng này bạn sẽ dự bao nhiêu đám cưới, có ai sinh nhật không, có họp nhóm không… Việc tính trước các khoản chi, chia lương sau sẽ giúp bạn không đi chệch hướng, đồng thời cân đối các khoản chi khác cho hợp lý.
Dự tính trước các chi phí cần thiết hàng tháng
Các chi phí cần thiết như tiền thuê nhà, thực phẩm, gas, v.v. là những khoản chi bạn có thể ước tính gần như chính xác số tiền mỗi mục. Ví dụ như thức ăn, bạn sẽ cần trả lời một số câu hỏi như: trung bình mỗi ngày bạn phải chi bao nhiêu tiền để đảm bảo 3 bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng? Nhân với 30 ngày, vậy một tháng bạn cần chi bao nhiêu tiền cho việc ăn uống? Liệu có bữa ăn liên hoan nào phát sinh trong tháng không? Sau khi đã xác định được những khoản chi mình cần, bạn sẽ cần dành đủ tiền để chi tiêu cho những mục đó. Cộng những khoản đó lại với nhau và một khoản dành cho những dịp lễ, bữa tiệc hay cuộc vui bất chợt, bạn sẽ biết mình phải chi tiêu ít nhất bao nhiêu trong tháng này.
Lường trước những khoản chi “không thể tránh”
Lên danh sách những thứ muốn mua, muốn dùng nhưng chưa thực sự cần
Lên danh sách những thứ muốn mua trong tháng này nhưng không thực sự cấp thiết, như đổi điện thoại, lắp điều hòa, lắp máy giặt, mua quần áo mới… Bên cạnh đó là số lượng chính xác của từng mặt hàng. Nếu cộng tổng lại, bạn sẽ thấy nếu mua một lúc tất cả những thứ này, bạn sẽ phải bỏ ra một khoản không hề nhỏ, dù thu nhập không quá cao.
Ngoài ra, nếu bạn muốn mua thứ gì đó, hãy cố gắng dời ngày mua hàng thêm vài ngày để cân nhắc xem món đồ đó có thật sự cần thiết. Khi hứng thú mua hàng của bạn giảm dần, bạn có thể thấy rằng mình không còn thích sản phẩm đó nữa và từ bỏ ý định mua nó. Nếu “tạm hoãn” việc tiêu dùng những thứ không cần thiết, bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều đó. Luôn nhớ “mua thứ bạn cần, đừng mua thứ bạn muốn”.
Ghi chép chi tiêu cụ thể
Với bí quyết này, bạn sẽ đóng vai làm kế toán cho chính mình. Bạn cần lập bảng chi tiêu ghi chép lại số tiền chi tiêu mỗi ngày, mỗi tháng là bao nhiêu. Điều này sẽ nhắc nhở bạn rằng tháng này bạn đã tiêu rất nhiều tiền, từ đó giúp bạn tránh sa đà vào các khoản chi khác. Tâm lý phung phí tiền bạc khiến bạn phải suy nghĩ lại mỗi khi định tiêu những khoản không cần thiết. Tính toán chi tiêu hợp lý mỗi năm cho những thứ như quần áo, điện thoại, du lịch,…
Ghi chép chi tiêu là cách quản lý tài chính đơn giản mà hiệu quả
Thật khó để liệt kê quần áo, điện thoại và những thứ khác hàng tháng vì đó không phải những mặt hàng bạn sẽ mua sắm đều đặn hàng tháng với số lượng và giá cả như nhau. Tuy nhiên, bạn cũng nên kiểm soát những khoản chi tiêu này, tránh những khoản chi tiêu không cần thiết, đặc biệt là đối với những phụ nữ muốn chăm sóc bản thân.
Giảm bớt tiện nghi, tiết kiệm chi phí
Một trong những cách hiệu quả nhất để tiết kiệm nhiều tiền là thay đổi việc tiêu tiền cho những thứ cần thiết mà không thể cắt giảm hoàn toàn. Ví dụ: thuê một căn nhà nhỏ hơn; chia sẻ không gian; ăn ở nhà thay vì đến nhà hàng; không có hoặc hạn chế truyền hình cáp, wifi (nếu có), rủ bạn bè mua chung khóa học,…
Đặt mục tiêu tiết kiệm
Để tiết kiệm tiền, bạn cần có mục tiêu tiết kiệm cụ thể. Khoản tiền tiết kiệm tuỳ thuộc vào thu nhập của từng người cũng như các khoản chi phí cố định của bạn.
Mỗi tháng lĩnh lương, bạn có thể gửi số tiền đó vào tài khoản ngân hàng hoặc gửi về cho bố mẹ giữ. Khoản tiết kiệm hàng tháng, dù nhỏ đến đâu, sẽ khiến bạn tự tin và an tâm hơn rất nhiều, từ đó dần hình thành tư duy và thói quen muốn tiết kiệm thay vì chi hàng triệu đồng cho mua sắm hay tiệc tùng. Và nếu bạn chỉ nói “bạn muốn tiết kiệm” mà không có mục tiêu và hành động cụ thể thì sẽ rất khó đạt được thành công, bởi việc tiết kiệm khó hơn tiêu tiền rất nhiều.
Nên đặt mục tiêu tiết kiệm rõ ràng
Một ý tưởng có vẻ truyền thống hơn, đó là hãy nuôi một “con lợn” nhỏ và vỗ béo nó càng nhiều càng tốt. Tiền con heo có thể là tiền tiết kiệm mặc định hàng tháng hoặc tiền dư từ các khoản chi tiêu cố định trên. Cứ tích lũy dần dần từ 10.000, 50.000 đến 100.000,…, tích lũy từ nhỏ đến lớn. Một thời gian sau bạn chắc chắn sẽ ngạc nhiên về số tiền bạn đã tiết kiệm được đó.
Tìm việc làm thêm để tăng thu nhập
Nếu mức lương hiện tại của bạn không đủ để chi tiêu thoải mái và giúp bạn có một khoản dư, hãy xem xét việc tìm một công việc bán thời gian trong thời gian rảnh rỗi để tăng thu nhập. Bán hàng online, giao nhận hàng hóa, quản lý Fanpage, nhân viên thu ngân, phục vụ cafe, bảo vệ nhà hàng, khách sạn… là những công việc part time giúp bạn có thêm một khoản kha khá cho chi tiêu hàng tháng. Lí do mà việc tăng thu nhập được coi như một trong những cách quản lý chi tiêu cho sinh viên là bởi vì, việc có nhiều tiền hơn sẽ giúp việc phân bổ tài chính của bạn cho những mục đích khác nhau dễ dàng, hợp lý hơn. Biến việc quản lý chi tiêu thực sự trở nên “nhàn hạ”.
Hy vọng bài viết này của TNEX đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về cách quản lý chi tiêu cho sinh viên. Đây không phải là một vấn đề quá lớn nếu mỗi bạn sinh viên đều tự ý thức và nắm được một vài tips trong quản lý chi tiêu. Cách quản lý chi tiêu cho sinh viên có những điểm khác biệt đối với người đã đi làm hay đã có gia đình. Đón đọc thêm những bài viết khác của TNEX về chủ đề này để trở thành “chuyên gia” quản lý chi tiêu cho chính mình bạn nha.
#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX