Câu chuyện khởi nghiệp kinh doanh của ông vua ngành giày – Nike

Nhắc đến sportswear – hay đồ thể thao, có lẽ hai cái tên nổi tiếng mà đa số mọi người sẽ nhớ đến là Adidas, Nike, Puma, Under Armour… Thế nhưng, thực chất Nike lớn mạnh hơn các thương hiệu còn lại rất nhiều và thường được xem là ông vua giày thể thao hiện tại. Trong bài viết này, hãy cùng TNEX tìm hiểu xem Nike đã được “khai sinh” và phát triển thế nào để trở thành một đế chế tỷ đô qua câu chuyện khởi nghiệp kinh doanh của hai nhà sáng lập Nike – Phil Knight và Bill Bowerman.

“Đế chế” Nike – ông vua sneaker hiện đại

Nike có tiền thân là Blue Ribbon Sports thành lập năm 1964 bởi Phil Knight và Bill Bowerman – vốn là một công ty phân phối giày cho thương hiệu Onitsuka Tiger (hay Asics hiện tại) của Nhật Bản tại thị trường Mỹ.

Dấu Swoosh - Biểu tượng của Nike

Dấu Swoosh – Biểu tượng của Nike

Vào năm 1971, công ty này đổi tên thành Nike và bắt đầu tập trung thiết kế, cung cấp và tiếp thị các sản phẩm của riêng mình. Nhiều dòng giày của Nike đã trở thành những biểu tượng không bao giờ tàn trong làng thời trang thế giới. Tiêu biểu có thể kể đến như dòng giày Air Force 1 (hay Không Lực 1, lấy cảm hứng từ chiếc chuyên cơ của tổng thống Mỹ), dòng giày Air Jordan (hợp tác cùng ngôi sao bóng rổ Michael Jordan), hay những đôi Air Max nức lòng giới sneakerhead…

Ngoài ra, Nike còn liên tục collab (hợp tác) với nhiều gương mặt nổi tiếng như Travis Scott, G Dragon, Billie Eilish… như hay những fashion house đình đám như Dior, LV, Off White… Để nâng tầm cho những đôi giày vốn đã là huyền thoại của hãng. Khiến thị trường giày thế giới không bao giờ hạ nhiệt.

Với những chiến lược marketing hoành tráng, những gương mặt đại diện cho thương hiệu là những vận động viên top đầu các môn thể thao như Tiger Wood (golf), Cristiano Ronaldo (bóng đá), Roger Federer (quần vợt)… Không khó để những fan hâm mộ đổ xô đi mua sản phẩm của hãng giày khổng lồ này.

Với tổng giá trị thương hiệu năm 2021 là hơn 30 tỷ đô la Mỹ. Tổng giá trị thương hiệu của Nike lớn hơn tổng của 4 đối thủ lớn khác là Adidas (12.5 tỷ), Under Armour (2.2 tỉ), Puma (4.2 tỉ) và Asics (1.6 tỉ) cộng lại.

>>> Ngân hàng số có những ưu điểm gì?

Air Force 1 - Đôi giày không bao giờ lỗi thời của NikeAir Force 1 – Đôi giày không bao giờ lỗi thời của Nike

Có thể thấy, trong tương lai gần, khó có đối thủ nào có thể bắt kịp được Nike, còn việc lật đổ ngai vương làng sportswear của công ty này có lẽ còn viển vông hơn. Vậy ai là người đã ấp ủ và tạo ra đế chế vĩ đại này?

Phil Knight và Bill Bowerman, những người sáng lập Nike là ai?

Phil Knight (1938) được sinh ra tại Portland, bang Oregon. Năm 1962, sau khi tốt nghiệp đại học danh giá Stanford với bằng quản trị kinh doanh ông đã đến Kobe, Nhật Bản. Tại đây, Phil đã gặp Kihachiro Onitsuka – nhà sáng lập của Onitsuka Tiger (tiền thân của Asics) và xin được hợp tác phân phối những đôi giày chạy bộ (running shoes) của Onitsuka tại thị trường Mỹ.

Phil Knight - Nguồn cơn câu chuyện khởi nghiệp kinh doanh của Nike

Phil Knight – Nguồn cơn câu chuyện khởi nghiệp kinh doanh của Nike

Phải nói thêm, Phil Knight là một người yêu thích chạy bộ, ông tham gia thi chạy tại Oregon và cũng lập nên một đội chạy cùng thầy của mình Bill Bowerman. Ông cũng sớm quan tâm đến giày khi mà luận văn thạc sĩ của ông tại Stanford là “Liệu giày thể thao Nhật có làm được điều mà camera Nhật đã làm với camera Đức” (nguyên văn là “Can Japanese Sports Shoes Do to German Sports Shoes What Japanese Cameras Did to German Cameras?”).

Và khi thấy chất lượng rất tốt của những đôi giày chạy đến từ Nhật Bản, ông đã nghĩ ngay đến ý tưởng đem những đôi giày chất lượng này đến cho người Mỹ.

Người dùng cần biết gì về công nghệ định danh điện tử eKYC?

Mexico 66 của Onitsuka Tiger - Một nguồn cảm hứng cho nhiều đôi giày học hỏi

Mexico 66 của Onitsuka Tiger – Một nguồn cảm hứng cho nhiều đôi giày học hỏi

Bill Bowerman (1911-1999) là huấn luyện viên chạy bộ tại Oregon. Ông tin rằng, một đôi giày tốt có thể đem đến một kết quả tốt cho vận động viên – một suy nghĩ rất đúng và tiến bộ lúc bấy giờ. Ông cũng rất đam mê thiết kế giày nhằm đạt được mục đích tối ưu hoá kết quả của những vận động viên chạy bộ.

Khi được Phil Knight, người học trò của mình mời hợp tác mở Blue Ribbon Sport, Bill đã đồng ý. Vậy là công ty tiền thân của Nike đã ra đời vào năm 1964.

Từ nhà phân phối thành nhà sản xuất – bước ngoặt của câu chuyện khởi nghiệp kinh doanh

Sau khi thành lập Blue Ribbon Sport để phân phối những sản phẩm giày của nhà “Hổ” đến từ Nhật. Phil và Bill đã đạt được những thành công về mặt thương mại. Đặc biệt Bill Bowerman còn liên tục thiết kế, đề xuất Onitsuka Tiger thay đổi những chi tiết cho giày của mình tại thị trường Mỹ. Ví dụ như Bill đã đề xuất làm phần đế giữa (midsole) của những đôi giày tại Mỹ dày hơn tại Nhật, vì người Mỹ to và nặng hơn người Nhật.

Với tài kinh doanh của Phil và uy tín của một huấn luyện viên như Bill, các tuyển thủ chạy bộ tại Oregon dần dần mua giày của hai người phân phối nhiều hơn.

Khi việc mở đại lý đã đạt những thành công nhất định, Bill và Phil đã nảy ra ý tưởng tự sản xuất những đôi giày của riêng mình. Nghĩ là làm, họ thuê những nhà cung cấp tại Nhật, sản xuất những đôi giày do mình thiết kế và đóng lên đó logo Nike – tên vị thần chiến thắng trong thần thoại Hy Lạp. Từ năm 1971, Blue Ribbon Sport và Onitsuka Tiger chấm dứt làm ăn và nữ thần chiến thắng Nike đã đặt bước tới đất Mỹ.

Những chiến lược biến Nike thành “vua” trong mảng kinh doanh giày

4.1. Nâng cấp sản phẩm liên tục

Bạn có biết một đôi giày Vaporfly của Nike từng bị cấm sử dụng trong thi đấu vì quá tốt?

Khác với những sản phẩm ưu tiên chất lượng nhưng có phần bảo thủ trong thiết kế của những thương hiệu Nhật. Nike đã luôn nâng cấp, cải tiến những đôi giày sẵn có và cho ra đời những đôi giày mới hiện đại, chất lượng hơn.

Đầu những năm 70 của thế kỷ trước, khi mà những đường chạy đổi thành chất liệu nhân tạo cứng hơn chứ không còn chạy trên nền đất và cỏ như trước. Bill đã nhìn ra vấn đề của những đôi giày đinh cổ điển là sẽ không chạy tốt trên sân cứng. Nên đã sáng tạo ra mẫu đế “waffle” có khuôn đúc hình giống máy nướng bánh quế mà vợ ông hay làm bữa sáng.

Đôi giày đã biến câu chuyện khởi nghiệp kinh doanh của Nike thành huyền thoại

Đôi giày đã biến câu chuyện khởi nghiệp kinh doanh của Nike thành huyền thoại

Đôi giày này sau này được sử dụng rộng rãi với cái tên truyền miệng là “moon shoe” (vì khuôn đúc giày được cho là giống với bề mặt mặt trăng mà những nhà du hành không gian Mỹ đã đặt chân lên). Đây cũng là đôi giày đặt nền móng cho sự khai sinh của Nike. Năm 1974, đôi giày đã được cải tiến và đổi tên thành “waffle trainer” tạo ra doanh số bùng nổ cho Nike.

Tiếp nối truyền thống tiếp thu phản hồi từ khách hàng và cải tiến không ngừng sản phẩm, Nike hằng năm luôn cho ra mắt những đôi giày nói riêng và những sản phẩm thể thao nói chung với nhiều tính năng độc đáo, hiện đại.

Những công nghệ nổi tiếng trên giày của Nike có thể kể đến như bộ đế có túi khí air huyền thoại, công nghệ đế zoom giúp các vận động viên chạy nhanh và ổn định hơn, công nghệ tự thắt dây giày, hệ thống cố định bàn chân trên giày flywire… cùng rất nhiều công nghệ chuyên biệt khác cho từng môn thể thao.

Như một minh chứng cho sự hiệu quả của những đôi giày chạy high-tech của Nike. Bạn có biết, đôi giày Vaporfly của Nike đã từng bị cấm sử dụng trong những cuộc thi chạy tại Olympic và Paralympic vì thành tích nó mang lại cho các vận động viên quá vượt trội? Đây hoàn toàn là sự thật khi đã có nghiên cứu chỉ ra rằng những đôi giày Vaporfly của Nike giúp người chạy tăng 4% hiệu quả (4% more efficient) so với các đối thủ khác khi sử dụng.

Mua bảo hiểm xe máy online nhanh – gọn – lẹ cùng TNEX!

Vaporfly - Dòng giày từng bị cấm vì “quá tốt”

Vaporfly – Dòng giày từng bị cấm vì “quá tốt”

Lệnh cấm này tuy đã được gỡ bỏ, thế nhưng đây như lời khẳng định cho chất lượng đến từ những sản phẩm của Nike.

4.2. Thiết kế đậm tính thời trang

Một phần quan trọng để Nike chiếm lĩnh được thị phần sneaker toàn cầu đó chính là những thiết kế làm khuynh đảo ngành thời trang thế giới.

Khác với nhiều hãng giày thể thao khác, Nike luôn cố gắng đưa những đôi giày đến mọi nơi trên thế giới chứ không chỉ riêng trên mặt trận thể thao. Những mẫu thiết kế của Nike ngoài mang lại hiệu quả khi thi đấu còn đẹp khi mang ra đường.

Thị trường giày thời trang hay rộng ra là lifestyle của Nike ngày càng chinh phục được nhiều người với những mẫu giày huyền thoại như Air Jordan 1, Air Max 90, Cortez, Dunk SB,…

Những phối màu đặc sắc, những bản collab cực “cháy” liên tục càn quét mạng xã hội khiến cho những tín đồ thời trang, nhất là những người yêu thích thời trang đường phố “điên đảo”.

Những phiên bản cao cấp, giới hạn hoặc đặc sắc có thể được bán lại giữa cộng đồng sneakerhead (một cách gọi những người yêu giày) với những mức giá chóng mặt, gấp 2,3 thậm chí vài chục lần so với giá retail (giá bán lẻ tại cửa hàng) nhưng vẫn luôn cháy hàng và được chào mua liên tục.

Một ví dụ là đôi giày Air Force 1 hợp tác giữa Nike và thương hiệu Peaceminusone của G-Dragon – một thành viên của Big Bang, một biểu tượng sống của thời trang Hàn Quốc. Năm 2019, những đôi giày này đã được bán lại với giá resell lên đến hơn 1000 đô la Mỹ, dù giá chính thức của Nike tại cửa hàng chỉ hơn 200 đô la. Phiên bản thương mại của đôi giày này chỉ giới hạn ở 8.888 đôi toàn thế giới đã khiến độ “hype” của sản phẩm tăng lên đỉnh điểm.

AF1 X Peaceminusone - đôi giày từng gây bão trên toàn thế giới

AF1 X Peaceminusone – đôi giày từng gây bão trên toàn thế giới

Chính những phiên bản giày ấn tượng như vậy đã trở thành những ngọn lửa khiến giày của Nike chưa bao giờ hết hot. Một minh chứng rõ ràng là 8/10 đôi giày đắt nhất thế giới hiện tại đến từ Nike.

4.3. Phân loại sản phẩm

Ngoài khả năng marketing khuấy đảo thị trường, Nike cũng có những cách khiến khách hàng phải mua nhiều hơn một đôi giày khi bước vào cửa hàng của mình.

Với mô hình truyền thống của mình, một cửa hàng của Nike thường sẽ bài trí các sản phẩm theo mô hình nhóm sản phẩm như quần áo, giày, dép, phụ kiện (vớ, khăn, mũ…) thành các nhóm riêng.

Thế nhưng, sự bài trí này dễ khiến người dùng hoang mang khi lựa chọn sản phẩm, nhất là khi những công nghệ trên những sản phẩm thường sẽ phục vụ mục đích riêng biệt. Nếu bạn đang cần một đôi giày lifestyle bình thường thì bạn sẽ không cần một đôi giày đế có đinh để đá bóng đúng không?

Nhận ra vấn đề này, năm 2008, Nike mở một cuộc cách mạng trong các cửa hàng retail của mình. Họ cho nhiều cửa hàng áp dụng cách bày trí mới. Đó là phân chia các khu vực trong cửa hàng theo các nhu cầu và mục đích sử dụng.

Tức là sẽ có khu dành riêng cho những đồ mặc hằng ngày, khu dành riêng cho bóng rổ, bóng đá, chạy bộ… Theo mô hình này, khách hàng sẽ dễ dàng chọn được sản phẩm đúng với nhu cầu của mình. Vô tình khách hàng cũng sẽ bị áp đặt suy nghĩ những sản phẩm nào chỉ dành cho mục đích nào, khiến nhiều người sẽ mua nhiều đôi giày cho những mục đích sử dụng khác nhau của mình. Từ đó, doanh số bán hàng cũng sẽ được cải thiện. Có thể nói, đây là một mũi tên trúng 2 đích của Nike.

12 ứng dụng quản lý chi tiêu để cuối tháng không “nhẵn túi”.

Một khu vực đồ để tập luyện tại cửa hàng Nike

Một khu vực đồ để tập luyện tại cửa hàng Nike

Kết

Trên đây là vắn tắt về câu chuyện khởi nghiệp kinh doanh và cách mà Nike đã thành công, biến mình thành thương hiệu đồ thể thao số 1 thế giới. Từ một đại lý phân phối giày, Phil Knight và Bill Bowerman đã đứng trên đỉnh cao trong ngành thời trang nói chung và đồ thể thao nói riêng khi Nike luôn được xếp hạng là công ty thời trang giá trị nhất tại Mỹ cũng như thế giới.

Hãy tiếp tục tìm hiểu về những câu chuyện khởi nghiệp thú vị của những thương hiệu lớn trên toàn cầu cùng TNEX vào những bài viết sau nhé!

#nghenghiep #huongnghiep #TNEX

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!