Đại học là thời gian tuyệt vời để học cách quản lý tài chính và xây dựng những thói quen tốt. Đây sẽ là tiền đề quyết định sự thành công cho phần còn lại của cuộc đời bạn. Với thói quen chi tiêu và tiết kiệm rõ ràng hơn, bạn có thể hướng tới những mục tiêu lớn hơn. Ngay từ bây giờ, nên bắt đầu đưa ra những lựa chọn thông minh về tiền bạc của mình để thiết lập một nền tảng tài chính vững chắc cho tương lai. Nếu bạn muốn đi đúng hướng và đảm bảo rời trường đại học trong tình trạng tài chính tốt nhất thì hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về 5 cách quản lý tiền bạc cho sinh viên nhé!
1. Thiết lập ngân sách
Học cách lập ngân sách và đặt mục tiêu tài chính khi còn là sinh viên đại học là điều vô cùng quan trọng. Ý tưởng vạch ra ngân sách thoạt nghe có vẻ quá sức, bởi ai có năng lượng để ngồi xuống và vạch ra những điểm tốt hơn về tình hình tài chính của họ sau một ngày dài học tập, thi cử và các hoạt động khác chứ? Nhưng nó thực sự khá dễ dàng để làm.
Ngân sách đại học là một công cụ rất hữu ích trong tài chính cá nhân. Khi bạn tạo ngân sách và theo dõi thói quen chi tiêu của mình, bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc rằng thu nhập của mình đang ở mức nào và bạn cần cắt giảm ở đâu. Sống tiết kiệm không có nghĩa là bạn không bao giờ có niềm vui nào, mà niềm vui bạn có sẽ không ngăn cản bạn thanh toán các hóa đơn.
Dành thời gian suy nghĩ về tất cả các chi phí sinh hoạt mà bạn phải trả mỗi tháng. Bắt đầu với các chi phí đại học cơ bản (học phí hoặc tiền thuê nhà và các tiện ích khác), sách vở, đồ dùng học tập, điện thoại, xăng xe và bảo hiểm (hoặc chi phí giao thông công cộng) và tất nhiên là một phần cho khoản ăn uống. Khi bạn đã lên kế hoạch cho số tiền mình có, bạn có thể yên tâm khi biết tiền của mình được phân bổ vào các ưu tiên nào. Có một ngân sách đại học của riêng bạn để cân bằng chi phí hàng tháng là một trong những cách quản lý tiền bạc cho sinh viên tốt nhất.
Cách quản lý tiền bạc cho sinh viên
2. Theo dõi chi phí của bạn
Cách dễ nhất để luôn cập nhật tình hình tài chính là theo dõi tiền của bạn đang đi về đâu. Hãy thường xuyên kiểm tra xem bạn đã tiêu tiền vào việc gì và xem bạn có thể cắt giảm hoặc chi tiêu hiệu quả hơn ở đâu. Bởi bạn có thể không nhận ra số tiền tiêu nhỏ nhặt của mình hằng ngày cho tới khi cộng chúng lại.
Tạo ngân sách là một chuyện, gắn bó với nó lâu dài mới khó. Bước tiếp theo là theo dõi chi phí của bạn thông qua một ứng dụng như TNEX để xác định xem chúng có phù hợp với trải nghiệm thực tế của bạn hay cần tinh chỉnh gì không. TNEX là một ứng dụng được phát triển bởi Ngân hàng số TNEX. Với tính năng quản lý chi tiêu, TNEX cho phép người dùng đặt hạn mức chi tiêu hàng tháng, hàng tuần. Từ đó hạn chế được khả năng chi tiêu quá mức và giúp người dùng loại bỏ bớt được những khoản chi không cần thiết.
Ví dụ: Nếu bạn đã lập ngân sách 2 triệu đồng cho thực phẩm hàng tháng của mình nhưng lại sử dụng hết sạch chúng trong hai tuần, bạn nên biết rằng mình sẽ cần phải điều chỉnh. Một lý do khác để kiểm tra chi tiêu là bạn có thể sớm phát hiện các khoản phí gian lận vào tài khoản của mình và liên hệ với ngân hàng đang sử dụng để sớm được giải quyết.
Hiện nay, có rất nhiều ứng dụng lập ngân sách có sẵn để giúp bạn, chỉ cần tập thói quen ghi lại chi tiêu hàng ngày hoặc hàng tuần của bạn, như vậy cách quản lý tiền bạc cho sinh viên mới thực sự đạt được hiệu quả.
Luôn luôn cập nhật tình hình tài chính
3. Mở tài khoản tiết kiệm
Rất nhiều người trưởng thành đi làm phải vật lộn với điều này, vì vậy bắt đầu phát triển thói quen này sớm thực sự có lợi với bạn. Bạn có xu hướng tiêu tiền trước và sau đó tiết kiệm những gì còn lại, nhưng cuối cùng bạn sẽ giới hạn số tiền bạn tiết kiệm được theo cách này. Thay vào đó, hãy thanh toán các hóa đơn của bạn trước, trích ra một chút vào khoản tiết kiệm và dành ra một ít cho bản thân. Bởi theo lời của Warren Buffet thì: “Đừng tiết kiệm những gì còn lại sau khi chi tiêu, mà hãy tiêu những gì còn lại sau khi tiết kiệm.”
Nếu thỉnh thoảng bạn thấy mình phạm sai lầm hoặc chi tiêu vượt quá ngân sách, đừng lo lắng. Bạn có thể thực hiện các điều chỉnh để trở lại đúng hướng. Chỉ cần tiếp tục tập trung vào việc xây dựng các thói quen tài chính lành mạnh sẽ phục vụ bạn trong nhiều năm tới!
Đừng tiết kiệm những gì còn lại sau khi chi tiêu
4. Nấu ăn tiết kiệm
Ngân sách thực phẩm là một thực tế trong cuộc sống của người trưởng thành. Cho dù bạn là ai, bạn phải ăn và ăn thường xuyên đi chăng nữa thì những quyết định bạn đưa ra có tác động rất lớn đến lợi ích tương lai của bạn. Học cách nấu ăn tiết kiệm là một nghệ thuật và kỹ năng mà bạn có thể sử dụng trong suốt phần đời còn lại của mình. Tìm hiểu cách chế biến những món ăn bạn thích mà không quá tốn kém là vừa là cách để cân bằng vừa tạo nên những trải nghiệm thú vị.
Nếu bạn đưa vào “kho vũ khí nấu ăn” của mình một vài công thức nấu ăn đơn giản, ngon miệng, bạn sẽ thấy việc tiết kiệm tiền trong tương lai dễ dàng hơn nhiều bằng cách tập hợp một bữa ăn giá rẻ tại nhà thay vì phụ thuộc vào đồ ăn nhanh đắt tiền và không tốt cho sức khỏe. Thường xuyên xem các blog về thực phẩm và các trang web công thức nấu ăn để sàng lọc các công thức là cách để bạn nâng cao tay nghề bếp núc rất nhanh đấy.
Học cách nấu ăn tiết kiệm là một nghệ thuật
5. Tạo quỹ khẩn cấp
Có một mạng lưới tài chính an toàn là một phần thiết yếu để bạn trở nên độc lập. Để chuẩn bị cho những trường hợp khẩn cấp và tránh nợ nần bất ngờ, hãy tập thói quen luôn dành ra một phần tiền làm thêm của bạn (khoảng 10%) – là một phương pháp giúp bạn tiết kiệm dễ dàng hơn. Vì vậy, bạn nên làm việc để tiết kiệm quỹ khẩn cấp cho mình. Dù đó là công việc gì, chỉ cần xuất phát từ sự chân chính, bạn chắc chắn sẽ tiết kiệm được một khoản tiền để khi phát sinh chi phí biến đổi lớn sẽ không bị phụ thuộc.
Nếu bạn đang làm việc để trả nợ, hãy bắt đầu một tài khoản tiết kiệm tiền nhỏ với khoảng 1 triệu đồng. Khi bạn trả hết nợ và bắt đầu kiếm được nhiều tiền hơn, bạn có thể tăng quỹ khẩn cấp của mình lên theo từng tháng. Đồng thời, tiết kiệm để mua một món hàng lớn cũng là cách thú vị để phát triển tính kỷ luật trong chi tiêu.
Tài chính an toàn là một phần thiết yếu để bạn trở nên độc lập
Tổng kết
Thành công không đến sau một đêm, vì vậy hãy tiếp tục thực hiện những cách quản lý tiền bạc cho sinh viên này hàng ngày. Là sinh viên năm nhất, năm hai, bạn có thể không có nhiều tiền, nhưng việc đưa ra những quyết định thông minh về cách chi trả học phí đại học có thể giúp bạn giữ được nhiều tiền hơn sau khi tốt nghiệp. Nếu làm theo 5 cách này, bạn có thể tạo ra sự cân bằng lành mạnh và nền tảng tài chính vững chắc cho tương lai.
Đọc thêm: Hướng dẫn bạn thanh toán điện nước trực tuyến ngay tại nhà!
#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX