Chuẩn bị tài chính để đối mặt với làn sóng lay-off (cắt giảm nhân sự)

Từ cuối năm 2022, lay-off (cắt giảm nhân sự) đã sớm trở thành từ khóa được quan tâm trên báo chí và nhiều diễn đàn mạng xã hội. Hàng trăm nghìn nhân sự từ các tập đoàn công nghệ bị sa thải hàng loạt, dẫn đến khủng hoảng nghiêm trọng cho mỗi cá nhân.

Theo Wall Street Journal, việc cắt giảm nhân sự hiện tại phần lớn diễn ra ở lĩnh vực công nghệ sau khi mảng này phát triển quá nhanh trong thời kỳ đại dịch bùng nổ. Dữ liệu từ Layoffs.fyi cho biết các tập đoàn lớn đã cắt giảm hơn 150.000 nhân sự ngành công nghệ và tài chính chỉ riêng trong năm 2022.

Thực tế, dù đang theo đuổi ngành nghề nào, vị trí cao ra sao, bạn vẫn luôn có nguy cơ xuất hiện trong nhóm lao động bị cắt giảm. Dưới đây là một số thông tin và lời khuyên từ TNEX để giúp bạn sẵn sàng đối mặt với làn sóng này.

Lay off là gì? Ai sẽ là “nạn nhân”?

Trước hết, hãy cùng tìm hiểu một chút định nghĩa về lay off. Đây là cụm từ mô tả hành động của người sử dụng lao động khi họ đình chỉ hoặc buộc nhân sự thôi việc, tạm thời hoặc vĩnh viễn. Thông thường, lý do lay off không phải là năng suất hay thái độ làm việc kém. Thay vào đó, việc cắt giảm này chủ yếu do doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng, thay đổi cấu trúc nhân sự hay mất khả năng chi trả lương – thưởng. 

Khác với fire (sa thải), lay off chỉ mang tính tạm thời, và nhân viên bị lay off có thể quay lại làm việc khi doanh nghiệp đã về trạng thái ổn định. Tuy nhiên, thời gian gần đây, lay off gắn liền với tình huống công ty buộc người lao động kết thúc hợp đồng ngay lập tức mà không thông báo trước.

Ai cũng có thể là “nạn nhân” của làn sóng cắt giảm nhân sự này. Dù ở vị trí cao, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, bạn vẫn có khả năng rơi vào tình huống phát hiện mình mất việc qua một email ngắn. Đó là chuyện đã xảy ra với 12.000 nhân viên Google, 10.000 nhân viên Amazon, 3.700 nhân viên Twitter và hơn thế nữa.

Để không “chìm” trong làn sóng cắt giảm hàng loạt

Bị sa thải có thể là một trải nghiệm quá sức chịu đựng và căng thẳng về sự mất mát và thay đổi. Đặc biệt, câu chuyện sẽ đặc biệt căng thẳng với những người thiếu kế hoạch tài chính lâu dài, không có sự chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp, theo đuổi lối sống paycheck to paycheck (sống lệ thuộc vào từng tháng lương, làm được bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu)

Hãy cùng “bỏ túi” một số lời khuyên sau để giảm bớt áp lực nếu một ngày phát hiện tên mình trong danh sách lay off của công ty:

Luôn có quỹ tiết kiệm, siết lại chi tiêu

Thay vì “go with the flow” (sống trôi theo dòng chảy), bạn cần sớm bắt đầu tích cóp tiền bạc, tài sản. Việc này sẽ đặc biệt có ích trong các trường hợp bất khả kháng, chẳng hạn COVID-19, hư xe, nằm viện, hoặc bị layoff. 

Để bắt đầu, hãy tạo thói quen chuyển ít nhất 10% thu nhập tháng vào tài khoản tiết kiệm độc lập. Thay vì thao tác thủ công, bạn có thể sử dụng lệnh chuyển tự động của các app Internet banking. Luôn nhớ rằng, nếu chỉ dành dụm được khoảng 5%, bạn đã sống quá khả năng tài chính của mình. Hiện nay, ngân hàng thuần số TNEX có tính năng Quỹ đa năng, bạn có thể tự tiết kiệm bằng cách lập quỹ này.

Theo chuyên gia tài chính Mina Chung, người trẻ nên bắt đầu việc tiết kiệm càng sớm càng tốt. Bạn sẽ có lợi thế hơn nhiều so với những ai “nhập cuộc” muộn, hoặc chưa tiết kiệm bao giờ. Trong trường hợp bạn chưa biết bắt đầu tiết kiệm như thế nào, bảo hiểm nhân thọ là một cách tốt để bạn vừa giữ tiền lâu dài, vừa kết hợp bảo vệ sức khoẻ.

Khi bạn bắt đầu tiết kiệm và có sự kỷ luật đáng kể, các thói quen tốt dần hình thành. Nhờ đó, bạn có thể nhảy bước lên đầu tư tăng trưởng cho tiền của mình, vì đây sẽ là “gối tựa” cushion cho an tâm tài chính nếu lỡ có xài hết quỹ dự phòng trong lúc bị layoff. Những lo lắng về tiền bạc cũng được giải quyết, thay vì mãi là nỗi ám ảnh.

Ngoài ra, đừng quên quản lý chi tiêu một cách khoa học. Khi bạn lập kế hoạch chi tiêu, đã đến lúc tạm dừng tất cả các khoản chi tiêu không cần thiết – như các khoản giải trí và thẻ thành viên phòng tập gym – ít nhất là cho đến khi mức thu nhập của bạn trở lại bình thường.

Xây dựng quỹ dự phòng

Để có thể “bình tâm” khi bị layoff, bạn cần một quỹ dự phòng nhằm trang trải sinh hoạt phí trong thời gian thất nghiệp.

Thông thường, quỹ này sẽ tương ứng với 3-6 tháng thu nhập của mỗi người, đảm bảo chi trả phí thuê nhà, điện nước, ăn uống… Ngay cả khi quá trình kiếm việc mới diễn ra suôn sẻ, chỉ mất ít thời gian, bạn vẫn phải chuẩn bị cho những khoản phí phát sinh ngoài dự đoán.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tạm dùng quỹ khẩn cấp như một khoản dự phòng. Một quỹ dự phòng lý tưởng sẽ đủ lo cho ít nhất 1 năm phí sinh hoạt căn bản. Ngay từ bây giờ, hãy bắt tay vào xây dựng quỹ này để luôn được sống ở thế chủ động, dù có biến cố xảy ra.

Phát triển kỹ năng

Phát triển kỹ năng là nhiệm vụ quan trọng với bất kỳ ai, dù bạn đang theo đuổi lĩnh vực nào. Thông thường, quá trình này cần được diễn ra xuyên suốt nhằm đảm bảo bạn sẽ update kịp các xu hướng mới, không bị lạc hậu so với xung quanh. Đáng nói, nó trở nên đặc biệt quan trọng nếu bạn vô tình trở thành một trong những nhân sự có tên trong danh sách layoff trong công ty.

Thay vì chán chường quá lâu, hãy bắt tay vào cải thiện những điểm yếu và mài giũa kỹ năng thế mạnh của mình. Lúc này, lợi thế của bạn là thời gian tự do, không bị ràng buộc bởi bất kỳ luật lệ nào. Một số kỹ năng cần được quan tâm bao gồm: 

+ Ngoại ngữ: Đây là một trong yếu tố hàng đầu nếu bạn muốn tìm kiếm được một công việc có mức lương ổn định và môi trường làm việc lý tưởng trong tương lai. Không phải nhân sự giỏi nào cũng có trình độ ngoại ngữ cao ngay từ lúc bắt đầu. Tuy nhiên, họ buộc phải nâng cấp trình độ ngoại ngữ (trước hết là tiếng Anh) để đảm bảo nắm bắt cơ hội tốt và xây dựng mạng lưới rộng hơn cho chính mình.

+ Khóa học nghiệp vụ hỗ trợ: Thay vì học thêm chuyên ngành thứ hai, bạn có thể lựa chọn học thêm một khóa học nghiệp vụ hỗ trợ để có thêm cho mình những kiến thức cần thiết trong thời gian ngắn. Chẳng hạn, với chuyên ngành marketing, bạn có thể tìm kiếm một số khóa học về kinh tế, tài chính cơ bản để sẵn sàng làm mảng nội dung cho công ty trong lĩnh vực liên quan.

+ Học kỹ năng mềm: Kỹ năng mềm, bao gồm giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian…, là cơ sở giúp bạn trở nên nổi bật trong mọi tình huống, đặc biệt là khi cạnh tranh xin việc. Càng thuần thục chúng, bạn càng có nhiều khả năng tìm kiếm cho mình một công việc phù hợp. 

Sẵn sàng cho cơ hội mới

“Sau cơn mưa trời lại sáng”, do đó, với sự tự tin và lạc quan, bạn sẽ sớm thoát khỏi cảm xúc tiêu cực để tìm kiếm cơ hội việc làm mới. Khi đã ổn định, điều cần làm là cởi mở với bạn bè, gia đình về tình hình công việc của bạn. Ngoài ra, nhanh chóng cập nhật CV, portfolio để sẵn sàng trở lại “đường đua” là điều bắt buộc.

Cuối cùng, đừng bao giờ quên chăm sóc bản thân thật tốt. Hãy nhớ rằng việc bị layoff là hoàn cảnh khách quan, chứ không phải là lỗi của bạn. Thay vào đó, bạn nên dành thời gian để duy trì mối quan hệ xung quanh, đầu tư một số kỹ năng mới nhằm đủ điều kiện để tiếp tục là một nhân sự triển vọng ở bất kỳ doanh nghiệp nào. Chúc bạn luôn vững vàng với hành trình sắp tới nhé!

TNEX – Ngân hàng thuần số tốt nhất Việt Nam với những dịch vụ tài chính miễn phí và thuận ích sống dành cho người Việt. Website TNEX có rất nhiều nội dung hữu ích giúp bạn quản lý tốt hơn về thể chất, tinh thần lẫn tài chính, thương mời bạn gõ cửa ghé thăm. Rất cảm ơn bạn vì đã đồng hành cùng TNEX trong bài viết này.

#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!