Trong bài viết này, hãy cùng TNEX tìm hiểu những câu chuyện hay về khởi nghiệp của những thương hiệu “độc lạ” đang khuynh đảo thị trường thế giới. Đây có thể là những thương hiệu có những sản phẩm độc đáo, hoặc những chiến lược kinh doanh mới lạ cho những sản phẩm đã quen thuộc. Nào, hãy cùng bắt đầu ngay thôi nhé!
Bearbrick – Từ món đồ chơi “vô tri” thành biểu tượng xa xỉ
Bearbrick (còn hay được viết là Be@rbrick) là một món đồ chơi mô hình đơn giản nhưng đầy màu sắc. Đặc biệt, đây là thú chơi được rất nhiều người trong “giới thượng lưu” theo đuổi và sưu tập, vậy chú gấu nhựa này có gì mà lại làm mê đắm hàng triệu người trên thế giới như vậy? Nào, cùng bắt đầu chuyện đầu tiên trong chuỗi những câu chuyện hay về khởi nghiệp thôi nào.
MediCom Toy – Khởi đầu của chú “gấu gạch”
Bạn có biết về những chú gấu nhựa xa xỉ bậc nhất thế giới hiện tại?
Tất cả bắt đầu từ Tokyo, Nhật Bản, một nhân viên công nghệ tại Tokyo tên Tatsuhiko Akashi. Do quá chán nản với công việc văn phòng tuy lương cao nhưng nhàm chán của mình Akashi đã quyết định nghỉ việc để theo đuổi đam mê từ thuở bé – những món đồ chơi.
Nhận ra không ai quá già để chơi đồ chơi, Akashi đã dùng hết tiền dành dụm mở một tiệm đồ chơi nhỏ tại Ebisu – Tokyo, bên trên là cửa hàng đồ chơi, bên dưới là một cửa hàng cơm thịt rán tonkatsu. Cửa tiệm này chính là công ty MediCom Toy đình đám hiện nay.
Cha đẻ của MediCom Toy và Be@rbrick – Tatsuhiko Akashi
Bắt đầu hoạt động từ năm 1996, những món đồ chơi tại cửa hàng của Akashi vừa độc lạ, lại thường gắn mác limited nên chúng được bán rất chạy. Đặc biệt, đồ chơi của MediCom Toy hướng đến giá trị sưu tầm nhiều hơn là hướng vui chơi, sáng tạo.
Thế nhưng, những chú Bearbrick chưa xuất hiện vào những người đầu thành lập cửa hàng mà ngày đầu chúng tên là Kubrick – tên vị đạo diễn lừng danh Stanley Kubrick. Đây là một cách chơi chữ vì Ku trong tiếng Nhật đọc gần giống Kyuu (số 9 – cũng là số bộ phận của một mô hình kubrick) và brick thì có nghĩa là viên gạch.
Những “con” Kubrick này được thiết kế với nhiều hoa văn, họa tiết dựa trên những nhân vật trong các bộ phim huyền thoại như Star Wars, The Great Escape…; những bộ truyện tranh, phim hoạt hình như Neon Genesis Evangelion, Berserk…; hay thậm chí là những trò chơi điện tử đình đám như series GTA, Halo…; đến những nhân vật comic đình đám từ nhà Marvel và DC…
Một bộ Kubrick x Star Wars của Medicom Toy
Đây chính là lý do mà nhiều người tại Nhật Bản và trên thế giới mê đắm món đồ chơi này. Họ muốn được sưu tập những nhân vật mình yêu thích nhưng trên một hình dạng độc đáo, mới lạ, không đụng hàng mà vẫn chính hãng. Từ đây, doanh số Kubrick bùng nổ.
Nó nổi tiếng đến mức tại World Character Convention (WCC) 12 tại Tokyo năm 2001, ban tổ chức đã đặt hàng 10.000 mô hình này để tặng người tham dự. Cũng từ sự kiện này, Bearbrick đã ra đời thế chỗ cho Kubrick, với ngoại hình đáng yêu là một chú gấu tròn trĩnh, mô hình này mau chóng được đón nhận trên toàn thế giới.
Nâng cấp để… đơn giản hơn
Lý do để Bearbrick ra đời thật ra khá “miễn cưỡng”. Akashi nhận ra không thể hoàn thành đơn hàng 10.000 chú Kubrick trong 1 thời gian ngắn cho ban tổ chức (WCC). Thay cho dòng Kubrick phải có khuôn riêng cho mỗi mô hình (nhân vật) khác nhau. CEO MediCom Toy đã chọn cách tạo một khuôn chung cho 10.000 chú mô hình, kèm theo đó là một chiếc đầu “gấu”. Đây là thiết kế chưa từng có, nhưng lại đủ đơn giản để sản xuất số lượng lớn trong thời gian ngắn.
Từ đó, be@rbrick đã được khai sinh bên cạnh dòng Kubrick truyền thống. Sản phẩm này được đón nhận tốt tại WCC 12 nên sau đó đã được sản xuất hàng loạt để kinh doanh.
Nguyên nhân những chú gấu Be@rbrick ra đời là để “chạy kịp deadline”
Với mô hình “blindbox”, tức là bạn sẽ mua 1 chiếc hộp mà bên trong có chứa 1 chú Bearbrick ngẫu nhiên. Bạn sẽ có cơ hội nhận 1 con Bearbrick được phân chia theo nhiều độ hiếm khác nhau. Nhờ đây là việc săn lùng Bearbrick càng trở nên hấp dẫn hơn.
Nhận thấy được sự yêu mến từ “fan hâm mộ” Bearbrick, Akashi và MediCom Toy đã cho ra mắt các phiên bản size khác phục vụ cho việc sưu tập. Hiện nay có 4 size Bearbrick cơ bản là 70%, 100%, 400% và 1000%. Càng lớn, những chú Bearbrick sẽ càng đắt. Chú Bearbrick đắt nhất từng được ghi nhận là “BE@RBRICK Qiu Tu” phiên bản 1000% được chế tạo 1 phiên bản duy nhất. Phiên bản này đã được bán đấu giá với mức 157.000 đô la Mỹ.
Với chiến thuật liên tục tạo ra những bản giới hạn và hợp tác cùng các thương hiệu nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực như thời trang, điện ảnh, game, truyện tranh,… hay thậm chí là những thương hiệu đồ chơi khác. Bearbrick hiện nay vẫn đang là món đồ chơi sưu tầm hàng đầu cho những người lớn vẫn thích chơi “đồ chơi”.
Ngôi sao âm nhạc và biểu tượng thời trang – Pharrell William – cũng đam mê Be@rbrick
Không cần phải là một sản phẩm tiên tiến, hiện đại, không cần là một phát kiến xoay chuyển thế giới. Thế nhưng Tatsuhiko Akashi vẫn dám khởi nghiệp cùng tình yêu đơn giản của mình là những món đồ chơi và tạo ra một đế chế triệu đô là MediCom Toy.
Top 100 DJ Mag – Steve Aoki cũng không thể cưỡng lại sức hút của Be@rbrick
Levi’s – Khởi đầu của một biểu tượng đại chúng
Nơi khai sinh ra quần jeans
Một trong những câu chuyện hay về khởi nghiệp khác – liệu bạn đã biết về Levi’s – thương hiệu có nhiều chiếc quần jeans bị làm giả, làm nhái nhất thế giới chưa?
Những chiếc quần jeans – một item thời trang không lỗi mốt
Chiếc quần jeans quen thuộc mà chúng ta ai hầu như cũng sở hữu một chiếc đã được khai sinh một cách rất tình cờ, giản đơn, Thế nhưng, chúng đã tồn tại hàng trăm năm và trở thành một biểu tượng thời trang, thành một phần của văn hóa đại chúng xuyên suốt lịch sử tồn tại của mình.
Nơi khai sinh của quần jeans là tại San Francisco (tiểu bang California), vào những năm 50s của thế kỷ XIX. Lúc này, cơn sốt vàng đang khuấy đảo toàn bộ nước Mỹ, thậm chí là nhiều người từ châu Âu di cư đến đây để tìm cơ hội đổi đời.
Đổ theo dòng người đó, Levi Strauss, một người Do Thái đã rời bỏ nước Đức để đến “Cựu Kim Sơn” để theo đuổi tiếng gọi đổi đời. Sau một thời gian đi đào vàng nhưng không gặp may mắn. Levi đã đổi hướng sang mở một tiệm quần áo nhỏ, bán và may đồ cho những người công nhân đào mỏ khác.
Chân dung của người sáng lập Levi’s – Levi Strauss
Một ngày nọ, nhận thấy những chiếc quần vải bông truyền thống của những người thợ mỏ quá dễ hư hại trong điều kiện làm việc ở hầm mỏ. Levi đã nảy ra ý tưởng, lấy vải bạt (loại vải dày, chuyên làm lều, trại) để may quần cho một người công nhân ở đây. Sau khi người công nhân này thử mặc một thời gian đã giới thiệu cho người người khác. Từ đó, những chiếc quần vải bạt của Levi bán đắt như tôm tươi.
Đến những năm 70s, một thợ may tại Nevada (cũng là người nhập cư gốc Do Thái), sau khi chứng kiến việc nhiều người liên tục mua vải denim về vá lại những chỗ rách trên những chiếc quần jeans, đã viết một bức thư cho Levi Strauss. Trong thư, ông đề nghị Levi hãy cho thêm những chiếc cúc đinh tán (rivet) vào những chỗ vải thường bị căng trên quần jeans để gia cố chiếc quần chắc chắn hơn. Cải tiến này đã đưa những chiếc quần yếm lao động của Levi trở thành một món đồ buộc phải có của những người công nhân Mỹ lúc bấy giờ.
Chiếc tag da trên quần Levi’s 501 – chứng nhận cho một sản phẩm chất lượng
Trở thành biểu tượng đại chúng
Đến đầu những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, những chiếc quần jeans bắt đầu lan rộng ra trên toàn thế giới. Những người sử dụng những chiếc quần ở đa số ở miền Viễn Tây Hoa Kỳ. Cao bồi, thợ mộc, công nhân đường sắt,… tất cả đều mặc quần jeans. Những người châu Âu trong phong trào “dude ranch craze” (Một phong trào du lịch đến miền Tây nước Mỹ của dân châu Âu những năm 20-30 của thế kỷ XIX) đã mê đắm những chiếc quần jeans ở xứ cờ Hoa. Họ truyền miệng nhau ở quê nhà về loại quần bền bỉ, dày chắc vô cùng phong cách ở xứ Viễn Tây Hoa Kỳ. Đặc biệt trong Thế chiến thứ nhất và thứ hai, quần jean còn trở thành “hàng chuyên dụng” được cấp cho nhân công lao động trong chiến tranh và binh lính.
Những chàng cowboy “chính hiệu” trong mắt đại chúng Mỹ là phải mặc quần jeans
Đến giữa thế kỷ XX, quần jeans trở thành một phần trong các nhóm tiểu văn hóa (subculture) như greaser, rock, hippie… Cùng với đó là sự nổi lên bởi các bộ phim về những gã cao bồi miền Viễn Tây mang những chiếc quần jeans đầy bụi bặm, phong trần trên màn ảnh đã khiến dân Mỹ “phát cuồng”. Những điều này đã biến quần jeans trở thành món đồ “bất tử” trong mọi tủ đồ.
“Không bao giờ lỗi thời”, “càng cũ càng đẹp” là những lời mô tả cho item thời trang này. Sau 170 năm hình thành và phát triển, quần jeans đã trở thành một biểu tượng văn hóa sâu đậm trong lòng đại chúng. Đặc biệt là quần jeans của Levi’s Strauss.
Nếu để kể về sự lan tỏa của chiếc quần jeans tại mỗi khu vực trên thế giới, có lẽ một bài viết là không đủ, ta chỉ biết đây đã và sẽ luôn là một trong những “timeless item” trong giới thời trang thế giới.
Lịch sử Levi’s – Một trong những câu chuyện hay về khởi nghiệp
Không chỉ trong thời trang, quần jeans còn trở thành biểu tượng cho phong cách sống, sự trải nghiệm, tinh thần bền bỉ. Khác những món đồ khác, một chiếc quần jeans cũ rách, bạc màu lại càng khẳng định được chất lượng và giá trị của nó theo thời gian.
Kết
Trên đây là 2 trong số những câu chuyện hay về khởi nghiệp mà bạn nên biết. Đây không chỉ là kiến thức, mà còn có thể trở thành nguồn động lực, nguồn cảm hứng để bạn phấn đấu trên con đường sự nghiệp của mình. Dù chỉ là những món đồ chơi hay chiếc quần dài cũng có thể trở thành những biểu tượng đại chúng và có thể phát triển thêm đến hàng chục, hàng trăm năm nữa.
Biết đâu, sau một thời gian nữa ứng dụng ngân hàng như TNEX cũng có thể trở nên biểu tượng của ngành ngân hàng trong tương lai thì sao nhỉ? Nếu bạn yêu thích những thông tin trên, đừng bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm TNEX ngay từ bây giờ nhé!
#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX