Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc quản lý chi tiêu bằng cách đặt hạn mức chi tiêu chưa? Nếu câu trả lời là “chưa” thì hãy thử tìm hiểu những thông tin dưới đây để biết vì sao cần phải đặt bạn mức chi tiêu và có những phương thức, những ứng dụng quản lý chi tiêu với những tính năng hay ho nào đang chờ đón bạn nhé!
Vì sao cần đặt hạn mức chi tiêu cho bản thân?
Đặt hạn mức chi tiêu nghĩa là số tiền mà bạn sẽ chi trả cho các khoản cần thiết trong một tháng/quý/năm. Đặt hạn mức chi tiêu là một phần trong quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp bạn kiểm soát được các chi tiêu hàng ngày, hàng tháng của mình, tránh rơi vào tình trạng “cháy túi” hoặc sử dụng lãng phí dòng tiền vào những mục đích không cần thiết. Hơn nữa, việc đặt hạn mức chi tiêu phù hợp sẽ giúp bạn quản lý chi tiêu thành công, cải thiện chất lượng cuộc sống trong tương lai. Dưới đây là những phương pháp giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả và biết cách đặt hạn mức chi tiêu cho bản thân, hãy cùng tham khảo nhé!
Đặt hạn mức chi tiêu cá nhân giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả
>>> Xem thêm: Bạn có đang tiêu dùng thông minh hay ở mức báo động
Phương pháp ghi chép chi tiêu thông minh
Hiện nay, có rất nhiều cách để giúp bạn kiểm soát hạn mức chi tiêu của mình, trong đó phương pháp truyền thống như ghi chép sổ sách vẫn còn được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, để hoạch định được hạn mức chi tiêu, điều đầu tiên là bạn phải nắm được những khoản chi tiêu trong 1 tháng của mình.
Dưới đây là các bước giúp bạn thực hiện phương pháp này:
- Bước 1: Trong tháng đầu tiên, bạn cần ghi chép cẩn thận khoản phí cố định (internet, tiền điện/nước,…) và phí phát sinh (đám tiệc, khám bệnh,…) của mình. Bạn có thể ghi chép theo thời gian hoặc theo hình thức thanh toán,… Bảng ghi chép đầu tiên này sẽ là tiền đề để bạn căn chỉnh và xây dựng kế hoạch chi tiêu cá nhân phù hợp hơn.
- Bước 2: Sau khi đã có bảng chi tiêu của tháng đầu tiên và nắm được các khoản thu/chi của mình. Bạn sẽ phân loại các hạng mục này một lần nữa và chi tiết hơn để nắm được đâu là chi phí cần thiết, đâu là các khoản không cần thiết.
Ví dụ:
Loại chi phí | Các khoản chi | Dự tính | Thực tế | Ghi chú |
Chi phí cố định | Ăn uống | 15% | 20% | Cần thiết |
Tiền điện | 5% | 5% | Cần thiết | |
Tiền nước | 5% | 5% | Cần thiết | |
Chi phí phát sinh | Đám cưới | 5% | 7% | Cần thiết |
Khám bệnh | 10% | 12% | Cần thiết | |
Hư ống nước | 5% | 5% | Cần thiết | |
Mua đồ chơi để bàn làm việc | 5% | 5% | Không cần thiết | |
Mua album nhạc | 5% | 15% | Không cần thiết |
- Bước 3: Khi đã xác định được những khoản chi tiêu cần thiết và không cần thiết, đến bước này bạn sẽ tính tỷ lệ các hạng mục này chiếm bao nhiêu % so với tổng thu nhập. Lúc này, bạn cần thêm một cột “Dự tính” và “Thực tế” để nhìn nhận mức độ thu/chi của mình liệu đang cao hay thấp mà có sự căn chỉnh phù hợp hơn trong bảng kế hoạch tiếp theo.
Đối với một cá nhân, thường những chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu như: nhà ở, điện nước,… sẽ chiếm 2/3 tổng thu nhập.
- Phương pháp 50/20/30
Ngoài các phương pháp quy đổi tỷ lệ dòng tiền trong tổng ngân sách như trên. Bạn có thể áp dụng phương pháp 50/20/30 cũng rất phổ biến. Trong đó, các nhu cầu căn bản được chia thành 3 dạng chính với mức phân bổ như sau:
- Nhu cầu thiết yếu (chiếm 50%): thực phẩm, điện, nước, wifi,…
- Nhu cầu cá nhân (chiếm 20%): du lịch, giải trí, học tập,…
- Đầu tư tài chính (chiếm 30%): mua vàng, bảo hiểm, bất động sản, kinh doanh,…
Theo các chuyên gia phân tích, đây chính là “tỷ lệ vàng” giúp bạn cân đối cuộc sống. Tuy nhiên, nếu bạn vượt ngưỡng những con số này, đồng nghĩa là ngân sách của bạn đang bị thâm hụt và bạn cần điều chỉnh lại sao cho hợp lý hơn.
- Phương pháp 06 chiếc lọ thủy tinh
Phương pháp này giúp bạn hình thành thói quen vừa tích lũy vừa cân bằng được các khoản cần thiết trong cuộc sống, cụ thể 06 chiếc lọ sẽ được phân chia như sau:
Tên lọ | Chức năng | Tỷ lệ |
Lọ 1 | Chi tiêu thiết yếu | 55% |
Lọ 2 | Tiết kiệm | 10% |
Lọ 3 | Giáo dục | 10% |
Lọ 4 | Hưởng thụ | 10% |
Lọ 5 | Tự do tài chính | 10% |
Lọ 6 | Từ thiện | 5% |
06 chiếc lọ thủy tinh là phương pháp nổi tiếng khắp thế giới được nhiều doanh nhân ứng dụng, phương pháp này do Harv Eker – người sáng lập và là giám đốc công ty Peak Potential Training chuyên đào tạo tư duy nhanh, giải pháp tài chính, đầu tư với các khóa học làm giàu. Để áp dụng được 06 chiếc lọ, bạn cần nắm rõ cách sử dụng từng chiếc lọ như sau:
- Lọ 1 (chi tiêu cần thiết – 55%): đây là chiếc lọ có tỷ trọng cao nhất vì nó được dùng cho các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hàng ngày như giải trí, ăn uống, vui chơi, xăng xe, điện thoại, hóa đơn, mua sắm cần thiết,… Tùy vào thu nhập và tiêu chuẩn sống của mỗi người mà bạn có thể điều chỉnh tỷ lệ của chiếc lọ thứ nhất này cho phù hợp. Tuy nhiên, nếu vượt quá 80% thì bạn nên cắt giảm chi tiêu hoặc tìm cách nâng thu nhập để đảm bảo tỷ trọng.
Ví dụ:
- Sử dụng những đồ dùng còn sử dụng được như quần áo, bàn ghế,… trước khi quyết định mua mới.
- Sử dụng phương tiện công cộng, xe đạp,… để giảm chi phí xăng, nhiên liệu.
- Lọ 2 (tiết kiệm dài hạn – 10%): dành cho các mục tiêu lớn như cưới hỏi, mua xe, mua nhà,… đây là chiếc lọ giúp kéo bạn đến gần với những mơ ước trong tương lai hơn và tạo động lực để bạn cố gắng trong cuộc sống. Ngoài ra, chiếc lọ số 2 còn giúp bạn đề phòng những trường hợp khẩn cấp khi những chiếc lọ kia cạn kiệt. Do đó, đừng tiêu xài hoang phí chiếc lọ tiết kiệm này nhé. Tuy chỉ có 10% nhưng “kiến tha lâu sẽ đầy tổ” mà phải không.
- Lọ 3 (giáo dục – 10%): Bạn nên duy trì chiếc lọ số 3 cho các việc như đăng ký khóa học, mua sách vở,… trang bị cho bản thân hoặc gia đình những kiến thức cần thiết, bời đầu tư cho tri thức bao giờ cũng là sự đầu tư đúng đắn và không bao giờ sợ lỗ.
- Lọ 4 (hưởng thụ – 10%): cân bằng giữa công việc và cuộc sống luôn được các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyến khích. Chiếc lọ này sẽ giúp cải thiện sức khỏe tinh thần thông qua các hoạt động chăm sóc bản thân như: đi spa, du lịch, vui chơi,…
- Lọ 5 (đầu tư tài chính – 10%): đây chính là “con ngỗng vàng” giúp bạn “tiền đẻ ra tiền” bằng các hình thức đầu tư: vàng, bất động sản hoặc kinh doanh,… Bạn sẽ nhanh chóng đạt đến mục tiêu tự do tài chính nếu hạn chế rút tiền trong chiếc lọ này ra để tiêu dùng hàng ngày.
- Lọ 6 (từ thiện – 5%): bạn có thể sử dụng quỹ này để giúp đỡ bạn bè, gia đình hoặc những hoàn cảnh khó khăn khác trong xã hội. Khoan hả nói đến việc cho đi sẽ nhận lại được điều gì, nhưng khi cho đi bạn sẽ nhận được niềm vui lan tỏa trong chính trái tim của mình cũng giống như “người tặng hoa, trên tay vẫn còn vương lại hương thơm”.
Phương pháp 06 chiếc lọ
TNEX – quản gia tài chính của mọi nhà
Nếu bạn không có nhiều thời gian để quản lý tài chính bằng hình thức ghi chép truyền thống. Hãy để TNEX mách bạn một cách cực kỳ đơn giản chỉ với vài bước “chạm/quẹt” trên màn hình smartphone.
Bước 1: Tải ứng dụng TNEX ngay tại đây hoặc truy cập vào App Store/ CH Play
Bước 2: Xác minh bằng 2 mặt ảnh CMND/CCCD
Bước 3: Thực hiện nhận diện khuôn mặt theo hướng dẫn
Bước 4: Bổ sung thông tin cá nhân và xác nhận mã OTP
Chỉ với 4 bước đơn giản này, bạn đã có ngay chiếc app TNEX tính hợp tính năng quản lý chi tiêu thông minh giúp bạn kiểm soát dòng tiền, cụ thể:
- Bạn có thể cài đặt hạn mức chi tiêu mỗi tháng của mình
- Có thể nhập nhiều hạng mục chi tiêu khác ngoài app
- Kiểm tra được các khoản thu – chi trong ngày, theo tuần hoặc tháng. Vì TNEX là app ngân hàng số nên với các khoản tiến đến và đi trong app TNEX sẽ được cập nhật tự động ở tính năng quản lý chi tiêu. Ngoài ra bạn vẫn có thể dễ dàng nhập các khoản chi tiêu bên ngoài.
TNEX sở hữu các tính năng như một ứng dụng quản lý chi tiêu hiệu quả
Tổng kết
Trên đây là những gợi ý giúp bạn có thể đặt hạn mức chi tiêu phù hợp cho bản thân, kiểm soát tài chính tốt hơn. Ngoài ra, việc lập kế hoạch tài chính với những mục tiêu rõ ràng còn giúp bạn tránh được “hiệu ứng đoàn tàu”, nghĩa là thói quen mua sắm những món hàng để theo trend chứ không thật sự cần thiết trong cuộc sống. Nếu bạn có những cách quản lý chi tiêu thông minh nào khác, hãy để lại bình luận bên dưới để chia sẻ cùng TNEX và mọi người nhé!
>> Tham khảo thêm: Phương pháp quản lý chi tiêu cá nhân Kakeibo
#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX