Nhắc đến hạn mức tiêu dùng, người ta thường liên tưởng đến hạn mức của thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng – những phương tiện chi tiêu rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Vậy bạn đã bao giờ nghe đến cụm “hạn mức tiêu dùng” cho cá nhân chưa? Việc đặt hạn mức cho chi tiêu cá nhân chính là một trong những bí quyết giúp tiết kiệm tiền hiệu quả. Bạn có rơi vào những tình cảnh sau: Thường xuyên mua sắm theo cảm xúc, thích là chốt đơn liền? Bạn sẵn sàng dốc sạch túi tiền của mình để mua một món đồ xa xỉ phẩm nào đó mà không cần biết cuối tháng có phải ăn mì không? Dù bạn kiếm được nhiều, nhưng bạn tiêu cũng nhiều và không để ra được đồng nào? Nếu bạn thường xuyên rơi vào hoàn cảnh “cháy túi”, chưa hết tháng mà đã hết tiền, thì TNEX tin bạn đang rất cần giải pháp này đó. Cùng TNEX tìm hiểu về phương pháp quản lý chi tiêu mới mẻ này nhé!
Lập kế hoạch quản lý chi tiêu cá nhân
Bạn muốn đời sống tài chính của mình “mạnh khỏe” và độc lập, điều tiên quyết là bạn phải hiểu rõ và nắm được cách quản lý chi tiêu cá nhân. Cụ thể hơn đó là lập kế hoạch quản lý chi tiêu, quản lý tài chính cá nhân. Giờ thì thử ngồi xuống, lấy một cuốn sổ và một cây bút, liệt kê tất tần tật những khoản tiền bạn phải chi trong tháng. Viết rõ ràng chúng ra sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về dòng tiền của mình. Càng hiểu rõ túi tiền mình có bao nhiêu, bạn càng đỡ áp lực bấy nhiêu, thậm chí còn có thể đạt được nhiều dự định trong tương lai hơn.
Kế hoạch càng chi tiết càng tốt cho ví tiền của bạn
Trước khi lập kế hoạch tài chính, bạn cần xác định xem mục tiêu tài chính của bản thân là gì, chia thành mục tiêu ngắn hạn – trung hạn và dài hạn. Với việc phân chia cấp độ như vậy, bạn có thể tách nhỏ các mục đích, từ đó theo dõi, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh các khoản chi tiêu của mình theo từng ngày, từng tuần, từng tháng hay từng năm. Nhờ đó, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về tình hình tài chính của bạn trong quãng thời gian vừa rồi. Điều hay nhất là bạn sẽ nhận ra được những khoản chi tiêu không cần thiết, lãng phí, và có kế hoạch tiết kiệm thông minh hơn cho bản thân.
Đặt hạn mức tiêu dùng cá nhân
Để đi xa hơn với mục tiêu tiết kiệm tiền hiệu quả, bạn hãy “hô biến” mình thành một chiếc thẻ tín dụng nha! Tại sao ư? Vì thẻ tín dụng có hạn mức đó! Chúng ta đôi khi sẽ thấy hạn mức của thẻ tín dụng rất khó chịu đúng không nào? Vì nó làm “cản bước” bạn mỗi khi muốn mua sắm thả ga. Nhưng điều đó lại mang đến lợi ích rất lớn cho hầu bao của bạn đó. Vậy nên từ hôm nay, ngay khi đọc được bài này, hãy thiết lập cho mình một hạn mức tiêu dùng thông minh nhé!
Đặt hạn mức tiêu dùng phù hợp
Để đặt được hạn mức, bạn có thể làm theo cách thủ công hoặc sử dụng công cụ hỗ trợ. Với phương thức thủ công, bạn có thể dùng sổ và bút để thống kê. Ghi lại chi tiết các khoản tiền ra, vào để nắm được một tháng mình sẽ tiêu tối đa bao nhiêu. Từ đó rút ra hạn mức phù hợp. Tuy nhiên cách này hơi mất thời gian, phải ghi chép nhiều, giả sử nếu bạn quên sổ, bạn sẽ không thể theo dõi sát sao lịch trình tiêu pha của mình. Còn khi sử dụng công cụ hỗ trợ, bạn sẽ thấy thuận tiện hơn rất nhiều. Bạn có thể tham khảo app ngân hàng thuần số TNEX và sử dụng tính năng Quản lý chi tiêu. Với tính năng này, bạn tự đặt hạn mức tiêu dùng mỗi ngày, và có thể ghi chép dễ dàng ngay tại phần mềm. TNEX còn hiển thị cảnh báo khi bạn đang tiêu vượt mức đề ra. Tải app TNEX và trải nghiệm tính năng này nhé!
Thử chia nhỏ tiền thành các quỹ
Học cách tiết kiệm hiệu quả
Nói thì dễ, để bắt tay vào thực hiện tiết kiệm mới thực sự khó. Ai đã từng rơi vào cạm bẫy tài chính rồi mới hiểu, muốn tiết kiệm thì cần sự quyết tâm sâu sắc như thế nào. Đầu tiên, hãy tưởng tượng ra viễn cảnh bạn hạnh phúc thế nào nếu tậu được chiếc điện thoại, xe máy,… mà bạn ao ước bấy lâu bằng chính tiền tiết kiệm của mình. Thật tuyệt vời đúng không nào? Hãy tìm ra động lực của bạn, mục đích lớn lao khi bạn bắt đầu muốn tiết kiệm là gì? Khi có động lực đủ lớn, bạn nhất định sẽ đủ quyết tâm.
Sau khi xác định đầy đủ động lực và quyết tâm của bản thân, hãy bắt đầu kế hoạch tiết kiệm thôi!
Bước 1: Phân bổ các chi phí thiết yếu ra một nhóm riêng, xếp vào nhóm bắt buộc phải sử dụng
Bước 2: Ngay khi có lương, hãy trích 40 – 50% tiền ra một quỹ riêng. Bạn có thể mở Quỹ đa năng của TNEX để tạo một tài khoản tiết kiệm riêng nhé. Đây là sẽ khoản dự trù của bạn nhé
Bước 3: Chia 50% số tiền còn lại thành các khoản bắt buộc phải chi tiêu, giả sử như tiền nhà, tiền điện, nước,…
Bước 4: Biết nói “không” với những thứ chưa phù hợp. Tự nhiên một ngày đẹp trời, bạn bỗng muốn mua một chú gấu bông thật đắt tiền không nhân dịp gì, thì hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi xuống tiền nhé. Thử để món đồ ấy trong giỏ hàng của bạn 3 ngày, chắc chắn sau 3 ngày, cảm xúc muốn mua hàng của bạn sẽ thuyên giảm đi ít nhiều đó. Đôi khi những món đồ chúng ta thấy si mê ngay lần đầu cũng chưa chắc là món đồ mà bạn thực sự cần. Hãy tỉnh táo nhé!
Tính toán kỹ càng các khoản cần chi
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo rất nhiều phương pháp tiết kiệm – quản lý tài chính khác như: quy tắc 50/20/30; nguyên tắc 6 chiếc lọ,… Các phương pháp này đều giúp bạn tự xây dựng một đời sống tài chính lành mạnh, có tư duy phân bổ dòng tiền hợp lý.
>>Xem thêm: Phần mềm quản lý chi tiêu cần có gì – Quản lý chi tiêu hiệu quả với TNEX
Tổng kết
Trên đây là một số bí quyết đặt hạn mức tiêu dùng cá nhân – một trong những bí quyết giúp bạn tiết kiệm tiền hiệu quả hơn. Cùng tham khảo và xây dựng một kế hoạch chi tiêu phù hợp với hoàn cảnh của bạn và gia đình nhé. Tải TNEX đã trải nghiệm ngân hàng thuần số tốt nhất Việt Nam cùng các tính năng vô cùng hữu ích nha!
#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX