Freelancer là gì? Top 5 công việc freelancer cho sinh viên

1. Freelancer là gì?

Để tìm hiểu freelancer là gì, trước hết bạn cần hiểu được ý nghĩa của nó. Từ “freelance” có nguồn gốc từ thời Trung cổ, cụ thể hơn là vào những năm 1800. Nó dùng để ám chỉ những người lính đánh thuê có thể thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào mà người trả tiền giao cho. 

 

Qua hơn 200 năm, “freelance” ngày nay được định nghĩa là việc làm tự do và tạm thời. Những công việc này không hề có tính ràng buộc về mặt thời gian hay địa điểm. Khách hàng hoặc chủ dự án sẽ chỉ quan tâm đến độ hoàn thiện cùng chất lượng của sản phẩm.

 

Thế còn freelancer là gì?

 

Qua đó, bạn có thể hiểu đơn giản freelancer chính là người làm việc tự do. Vì không bị ràng buộc bởi công ty hay doanh nghiệp nào, họ có thể cung cấp dịch vụ của mình cho người thuê trả giá cao nhất, hoặc phục vụ nhiều người cùng một lúc. 

 

Mặt khác, họ vẫn có thể lựa chọn hợp tác lâu dài với bên khách hàng nếu muốn. Nhưng vì không ký hợp đồng lao động, họ sẽ không được hưởng quyền lợi như nhân viên chính thức. Chẳng hạn như phúc lợi bảo hiểm, các chế độ an sinh xã hội,…

 

2. 5 công việc freelancer dành cho sinh viên

Đối với các bạn sinh viên, việc trở thành freelancer là một hướng đi cực kỳ lý tưởng. Quỹ thời gian dành cho học tập được duy trì trong khi bản thân lại có thêm thu nhập. Không chỉ vậy, đây cũng là trải nghiệm thực tế để mỗi người trau dồi thêm kỹ năng. Nhờ đó, quá trình thực tập hay xin việc trong tương lai sẽ trở nên thuận lợi hơn. Nếu là sinh viên, dưới đây sẽ là danh sách 5 công việc freelancer mà bạn nên tham khảo.

 

  • Viết lách: Không chỉ những ai thích bay bổng với câu chữ, ngay cả dân khối A, B cũng có thể lựa chọn công việc này. Nếu luyện tập chăm chỉ đều đặn, trình độ của bạn chắc chắn sẽ được nâng cao theo thời gian.

 

Bạn có thể thử sức với bài SEO, bài đăng Facebook, tin tức báo chí,… Bởi sự đa dạng về mặt hình thức cũng như thể loại nội dung, viết lách đang dần chiếm vị trí “công việc quốc dân” giữa trăm ngàn công việc freelancer. 

 

  • Thiết kế đồ họa: Tưởng chừng là chuỗi thao tác đơn giản với các phần mềm, công cụ, song công việc này vẫn đòi hỏi bạn phải có con mắt thẩm mỹ ở mức độ khá trở lên. Điều này trái ngược với viết lách, vì để làm tốt bạn cần năng khiếu và sáng tạo. Ngoài ra, bên cạnh sự cần cù, bạn cũng phải rèn tính cẩn thận và tỉ mỉ.

 

Ấn phẩm truyền thông, tờ rơi quảng cáo hay mẫu template thiết kế sẽ là những đầu việc bạn đảm nhận nếu trở thành freelancer về thiết kế đồ họa

 

  • Dịch thuật: Nếu bạn thông thạo ngoại ngữ như tiếng Anh, Pháp, Trung,… thì công việc này đích thị dành cho bạn. Với lợi thế sẵn có, bạn chỉ cần tập trung nghiên cứu thêm kiến thức và từ vựng chuyên ngành. Bên cạnh đó, đừng quên trau dồi cả tiếng Việt để chuyển ngữ chính xác và mượt mà hơn nhé.

 

  • Lập trình: Một lập trình viên tự do sẽ có nhiệm vụ lập trình website, thiết kế ứng dụng điện thoại,… Thêm nữa, bạn có thể đưa ra dịch vụ như SEO, quản lý hoặc phân tích cơ sở dữ liệu. Tất nhiên, kiến thức cơ bản như HTML, Javascript,… là điều kiện bắt buộc để bạn làm công việc này.

 

  • Affiliate: Với sự bùng nổ của các nền tảng mạng xã hội, công việc affiliate đang dần phổ biến rộng rãi. Hãy tham khảo chương trình Affiliate Marketing của các sàn thương mại điện tử như Shopee hay Lazada, hoặc các thương hiệu lớn khác để hiểu thêm về loại hình này.

 

freelancer là gì

 

Xem thêm:

#nghenghiep #huongnghiep #TNEX

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!