1. OCD là gì?
OCD (Obsessive – Compulsive Disorder) – rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Riêng trong khái niệm này đã có 2 yếu tố: ám ảnh và cưỡng chế.
“Ám ảnh” là những suy nghĩ lặp đi lặp lại trong đầu chúng ta một cách thường xuyên và dai dẳng. Từ đó đem đến những cảm xúc có phần tiêu cực như buồn bã, lo lắng, bất an, ghê tởm, chán ghét.
“Cưỡng chế” là những hành vi lặp đi lặp lại những hành động nhằm đáp ứng những suy nghĩ ám ảnh. Những hành vi này nhằm giảm bớt những cảm giác khó chịu, tiêu cực và lo âu.
2. Những hiểu nhầm về OCD.
– Không phải những người mắc bệnh OCD là thích giữ mọi thứ ngăn nắp sạch sẽ; không phải những ai yêu sạch sẽ ngăn nắp là mắc OCD.
Bởi với những người mắc OCD, họ thực hiện những hành động sạch sẽ không phải VÌ HỌ MUỐN THẾ. Mà những ám ảnh trong đầu họ là “sợ dơ bẩn, sợ ô nhiễm, sợ vi khuẩn” và nếu không thực hiện việc vệ sinh mọi thứ họ sẽ bị căng thẳng tột độ.
– OCD chỉ đơn giản là suy nhược tinh thần và chỉ cần thư giãn là được.
Những người khoẻ mạnh sẽ không thể hiểu được những triệu chứng liên quan đến COD và đơn thuần chỉ cho rằng: dừng hành động đó lại là được.
Những bệnh nhân OCD có vùng não không hoạt động như người bình thường khiến họ không dễ dàng gì chống lại được những triệu chứng này.
OCD thực sự là một chứng rối loạn cần được điều trị, chứ không chỉ đơn thuần là một lời nói trêu đùa như chúng ta thường nói với nhau hiện nay. Hãy hiểu đúng để có thể tránh làm tổn thương những người đang phải “chiến đấu” với căn bệnh này.
Qua các thông tin trên, mong bạn đọc hiểu rõ hơn về hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Trong chuỗi bài chia sẻ về kiến thức tâm lý, TNEX sẽ liên tục cập nhật nhiều chủ đề mới, bạn đọc nhớ ghé website thường xuyên để nhận được kiến thức nóng hổi nhất nhé!
#tintucTNEX #baochi #TNEX