Sau vài năm đi làm, bạn bè tiết kiệm được 100 triệu, còn bạn không có đồng nào. Đầu năm, cuối năm số tiền trong tài khoản vẫn không tăng lên là bao. Điều làm nên sự khác biệt này là cách quản lý tiền và tiết kiệm số tiền kiếm được. Cùng TNEX học cách tiết kiệm tiền hiệu quả nhàn hạ từ những chuyên gia tài chính nhé!.
1. Thiết lập mục tiêu tiết kiệm rõ ràng
Có nhiều bạn trẻ ra trường lương hàng tháng 7 con số nhưng không đủ chi tiêu, nói gì đến tiết kiệm, Nhưng cũng có người lương thấp hơn nhưng sau thời gian lại tích lũy được số vốn khá khá. Vậy sự khác biệt nằm đâu? Theo các chuyên gia, việc đầu tiên để có quỹ tiết kiệm đó chính là thiết lập mục tiêu cụ thể. Tiết kiệm bao nhiêu tiền? Dùng vào việc gì cuộc sống, đặt ra thời gian rõ ràng. Ví dụ:
- Đầu tư: Tiết kiệm tiền để mua đất, mua vàng hay đợi thời cơ kinh doanh
- Học tập: Tiết kiệm tiền XX triệu để đi du học, để khóa học ngoại ngữ
- Hưởng thụ: Tiết kiệm YY triệu đồng để mua điện thoại, xây nhà, mua xe, đi du lịch, phẫu thuật thẩm mỹ,..
- Nghỉ hưu: Tiết kiệm tiền để nghỉ hưu sau 35 tuổi
Thiết lập mục tiêu rõ ràng là bước đầu tiên để tiết kiệm thành công
Với mỗi mục đích tiết kiệm như trên lại có một phương pháp thực hành riêng. Ví dụ tiết kiệm nghỉ hưu trước năm 35 tuổi thì năm nay bạn cần tiết kiệm 100 triệu và năm sau nâng dần lên đến khi đạt số tiền gấp 25 lần số tiền bạn cần tiêu trong 1 năm chẳng hạn.
2. Học cách tiết kiệm bằng cách tham khảo các nguyên tắc tài chính
Sau khi thiết lập mục tiêu tiết kiệm rõ ràng, bạn sẽ có động lực thực hiện để đạt được mục tiêu. Tùy vào mục tiêu tiết kiệm bạn đặt ra ở bước 1 mà bạn dự trích phần trăm phù hợp để đạt mục tiêu. Bạn có thể tham khảo quy tắc tài chính như quy tắc 6 chiếc lọ, chia khoản thu nhập thành 6 hũ khác nhau. Quy tắc 50/30/20 khuyên bạn dành khoảng 50% thu nhập chi tiêu cần thiết (tiền nhà, thực phẩm, quần áo…), 30% cho chi tiêu hưởng thụ và 20% cho quỹ tiết kiệm.
Học cách tiết kiệm từ các quy tắc tài chính cơ bản
Lương Thanh Toàn, 24 tuổi, thu nhập 20 triệu mỗi tháng, áp dụng quy tắc 50/30/20 thì mỗi tháng dành 4 triệu tiết kiệm. Sau 5 năm, Thanh Toàn có thể tiết kiệm lên đến 240 triệu. Với khoản tiền này bạn có thể đầu tư để tiền sinh tiền, hoặc làm vốn kinh doanh.
3. Học các tiết kiệm tiền từ việc thiết lập quỹ khẩn cấp
Quỹ khẩn cấp là khoản tiền tiết kiệm được trích ra để thanh toán cho các chi phí lớn bất ngờ như: ốm đau, bệnh tật, đồ vật hoặc thiết bị trong gia đình bị hỏng, mất thu nhập tạm thời, gia đình gặp biến cố… Để tránh rơi vào tình thế khó khăn, bạn hãy xây dựng quỹ khẩn cấp càng sớm càng tốt.
Vậy khoản tiền này bao nhiêu là đủ? Bạn cần cân đối tài chính sao cho quỹ khẩn cấp có đủ khả năng thanh toán chi phí sinh hoạt từ 3 – 6 tháng. Để tích lũy được số tiền này, bạn có thể trích khoảng 5% thu nhập mỗi tháng và duy trì thực hiện đều đặn.
Ngoài ra, bạn có thể chọn bảo hiểm nhân thọ để làm quỹ tiết kiệm. Bởi vừa tiết kiệm tiền vừa bảo vệ bản thân trước rủi ro tai nạn bệnh tật. Thông thường khách hàng phải đóng phí bảo hiểm định kỳ hàng tháng đến ngày đáo hạn hợp đồng, thì bạn nhận được số tiền bảo hiểm theo thỏa thuận. Nếu bạn bỏ giữa chừng không đóng phí thì hợp đồng sẽ dừng lại và bạn mất kha khá tiền, điều này giúp cho bạn có kỷ luật đóng điều dặn.
4. Gửi tiết kiệm tự động qua ngân hàng
Gửi tiền ngân hàng cũng là cách tiết kiệm tiền hiệu quả mà nhiều người áp dụng. Đặc biệt đối với những người nhận lương qua tài khoản, hãy trích một phần lương (với tỷ lệ phù hợp) và chọn gửi tiết kiệm tự động với kỳ hạn cố định. Đây chính là mẹo tiết kiệm trước – chi tiêu sau, thay vì tiết kiệm những đồng tiền còn sót lại sau chi tiêu. Giải pháp này giúp bạn tiết kiệm một cách có kỷ luật, thực hiện đều đặn cho kế hoạch tiết kiệm đạt hiệu quả tối đa.
5. Sử dụng các mẹo để giảm chi tiêu không cần thiết
Tiết kiệm chi phí ăn uống: Học cách tiết kiệm tiền bằng cách mua đồ ăn tại siêu thị hoặc chuẩn bị ăn tại nhà thay vì đi ăn ngoài.
Giảm chi tiêu bằng cách cắt giảm các khoản không cần thiết
Giảm chi phí di chuyển: Sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc đi xe máy để giảm chi phí đi lại thay vì đi grab,..
Sử dụng ưu đãi và giảm giá: Tìm kiếm ưu đãi và giảm giá. Thông thường vào ngày lễ thì các shop thường có chương trình khuyến mại hoặc lên các sàn thương mại điện tử mua hoặc mua đồ secondhand,..
6. Gia tăng thu nhập cá nhân
Làm cách nào để tăng thêm nguồn thu nhập đạt được mục tiêu đề ra? Nếu tăng thu nhập lên thì tăng bao nhiêu? Tăng bằng nguồn nào, tăng lương, làm thêm công việc part time, freelancer hay đầu tư vào nguồn cổ phiếu, kinh doanh,..?
Gia tăng thu nhập để mau chóng sở hữu số tiền tiết kiệm
Bạn sẽ deal lương với sếp hay nhảy việc để tăng lương? Bạn sẽ kiếm thêm công việc ở đâu và khi nào bắt đầu? Số tiền tăng bao nhiêu? Hãy lập kế hoạch tăng thu nhập rõ ràng và theo dõi từng tháng, từng quý, từng năm.
7. Tiến hành lập bảng kế hoạch theo dõi thu nhập chi tiêu từng tháng và bắt tay thực hiện
Hãy lập bảng kế hoạch theo dõi chi tiêu và thu nhập từng tháng, tốt nhất đặt mục tiêu nhỏ trong 3 tháng và có những điều chỉnh để bản kế hoạch trở nên thực tế. Và giờ bắt tay thực hiện từng ngày từng việc nhỏ để tiến gần với mục tiêu nhé!
Trên đây là cách bí quyết được các chuyên gia tài chính dạy cho người trẻ học tiết kiệm tiền hiệu quả. Chúc bạn lên kế hoạch tiết kiệm tiền và thực hiện được mục tiêu đề ra nhé!. Ngay từ bây giờ, hãy chọn cho mình cách tiết kiệm phù hợp để luôn làm chủ tài chính, dẫn lối về một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy và an nhiên nhé!
#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX