Ở bất cứ thời đại nào hay địa vị nào, tiết kiệm luôn đóng vai trò cần thiết trong cuộc sống. Hãy cùng lắng nghe Warren Buffett – người đàn ông quyền lực nhất nhì trên thế giới bật mí lối sống tối giản của ông cũng như tìm hiểu thêm về những công cụ, phần mềm quản lý tài chính có thể hỗ trợ bạn tiết kiệm nhé!
1.Warren Buffett là ai?
Tên đầy đủ của ông là Edward Buffett sinh ngày 30/08/1930 tại Omaha, hay còn được mệnh danh là “Huyền thoại đến từ Omaha”. Ông được biết đến là ông trùm kinh doanh đầu tư và nhà từ thiện nổi tiếng ở Mỹ. Với nhiều triết kinh doanh tuyệt vời cùng lối sống tối giản đã đưa tên tuổi Warren Buffett vang xa khắp thế giới.
Hiện tại ông là CEO, cổ đông lớn nhất của Berkshire Hathaway – công ty cổ phần dệt may đa quốc gia có có trụ sở chính tại Omaha. Đồng thời, ông còn là 1 trong 3 tỷ phú giàu nhất thế giới với tổng giá trị tài sản hơn 85 tỷ USD.
1.1. Trình độ học vấn của Warren Buffett:
- Học tiểu học tại trường Rose Hill
- Tốt nghiệp trung học tại Woodrow Wilson (1947)
- Học kinh doanh tại trường Wharton, thuộc ĐH Pennsylvania (1947 – 1949)
- Lấy bằng kinh tế tại ĐH Nebraska (1950)
- Lấy bằng thạc kinh tế tại ĐH Columbia (1951)
Profile của Tỷ phú Warren Buffett
1.2. Con đường sự nghiệp của Warren Buffett:
- Tích lũy được gần $10,000 năm 20 tuổi nhờ làm nhân viên kinh doanh đầu tư cho công ty Buffett-Falk & Co ở Omaha.
- Năm 1954, ông trở thành chuyên viên phân tích chứng khoán cho công ty Graham-Newman Corp ở New York với lương khởi điểm $12,000/năm.
- Năm 1956, ông mở sổ tiết kiệm đầu tiên với trị giá $140,000
- Năm 1957, Warren Buffett tậu được ngôi nhà đầu tiên của mình với giá $31,500 và sinh sống cho đến thời điểm hiện tại.
- Năm 1959, ông sát nhập các công ty có quan hệ đối tác thành một và bắt đầu đầu tư vào công ty dệt may Berkshire Hathaway.
- Năm 1960, ông mua cổ phần công ty này và nắm quyền điều hành công ty, chuyển lĩnh vực hoạt động từ dệt may sang bảo hiểm.
- Năm 1987, Warren Buffett trở thành cổ đông lớn nhất của công ty Salomon Inc vì đã mua 12% cổ phần.
- Năm 1988, mua 7% cổ phần của công ty Coca-Cola với giá 1,02 tỷ đô la.
- Năm 1991, ông trở thành chủ tịch của Salomon Inc và chấm dứt tình trạng khủng hoảng của công ty.
Tỷ Phú Warren Buffett đứng cạnh Tỷ phú Bill Gates
1.3 Một số thành tựu nổi bật của Warren Buffett:
- Carson bình chọn ông là nhà quản trị tài chính giỏi nhất thế kỷ XX.
- Tạp chí Times đưa ông vào top 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới.
- Tặng 85% giá trị tài sản cho hội từ thiện – Gates do tỷ phú Bill Gates sáng lập.
- Năm 2008, với khối tài sản ròng ước tính 62 tỷ đô la, ông trở thành người giàu nhất thế giới vượt qua cả Bill Gates do Forbes bình chọn.
- Năm 2011, ông vinh dự nhận được huân chương Tự do do tổng thống Barack Obama trao tặng.
Mặc dù tuổi đã lớn nhưng giá trị tài sản của Warren Buffett không có dấu hiệu dừng lại, hiện nay khối tài sản của ông đã cán mốc 100,5 tỷ đô la Mỹ, nhưng Tỷ phú được mọi người mến mộ vẫn chọn cách sống giản dị và gần gũi nên rất được mọi người kính trọng và ngưỡng mộ.
2. Ông trùm chứng khoán mách bạn cách sống tiết kiệm
Ngoài việc thành công trong lĩnh vực kinh doanh, Tỷ phú Warren Buffett còn chia sẻ kinh nghiệm với nhiều triết lý sâu sắc rất đáng để giới trẻ học hỏi. Dưới đây là lối sống tiết kiệm mà ông đã bật mí chắc chắn sẽ khiến các bạn bất ngờ và thú vị.
2.1. An cư lạc nghiệp
Với khối tài sản khổng lồ, thay vì chuyển sang ngôi nhà sang trọng và cao cấp hơn nhưng Warren Buffett vẫn chọn cách gắn liền 60 năm cuộc đời của mình trong ngôi nhà đầu tiên tại Omaha. Hiện ông vẫn chưa có ý định bán hay chuyển đi vì đối với ông đó là một trong các khoản đầu tư tốt nhất trong cuộc đời ông từng có. Không chỉ là nhà ở mà ngay cả văn phòng làm việc của ông cũng cố định suốt 60 năm ròng rã kể từ khi gia nhập Berkshire.
Điều này nhằm khẳng định cho câu nói “có an cư thì mới lạc nghiệp”. Ngôi nhà 31,500 đô la này đã giúp ông có chỗ ở ổn định để tập trung cho việc phát triển sự nghiệp, đưa tên tuổi ông gần hơn với thế giới.
Ngôi nhà giản dị của tỷ phú Warren Buffett
2.2. $3 cho một bữa ăn sáng
Việc có đầu bếp riêng để chuẩn bị cho ông một bữa điểm tâm thịnh soạn không khó, nhưng ông chỉ thích chọn cho mình các loại fastfood như: hamburger, kem và Coke. Thói quen tiết kiệm từ lúc lên 6 đã theo ông xuyên suốt quãng đời cho đến khi người bạn thân lâu năm của ông là Gates (người sáng lập Microsoft) đã từng tiết lộ tỷ phú Warren Buffett chỉ tốn $2.38 cho mỗi bữa sáng bao gồm: 2 chiếc xúc xích và 1 ly Coke ở tại cửa hàng McDonald.
2.3. Say “yes” với những trò tiêu khiển miễn phí
Ngoài bận rộn cho việc đầu tư thì mỗi tuần ông sẽ dành 8 tiếng để chơi bài Bridge. Đây là một trò chơi miễn phí mà ông rất yêu thích và có thể chơi cùng những người bạn của mình.
Sự giản dị không những thể hiện trong lối sống mà còn thể hiện trong sự giải trí của vị Tỷ phú này. Qua đó, ông cũng truyền tải thông điệp rằng: các bạn nên cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Sự giải trí vừa đủ cũng là yếu tố cần thiết, chọn lĩnh vực giải trí lành mạnh và phù hợp, không tốn nhiều chi phí sẽ giúp các bạn thư giãn và lấy lại năng lượng làm việc tốt hơn.
2.4. Lảng tránh những mua sắm không thích đáng
Garage của Warren Buffett chỉ có những chiếc xe giảm giá sau khi được sửa chữa chứ không có bất kỳ một chiếc siêu xe đắt đỏ nào như các “ông trùm” khác. Năm 2014, ông từng nói về việc bản thân không có thói quen mua ô tô vì mỗi năm ông chỉ lái xe khoảng 5,600 km nên việc sắm cho mình một chiếc siêu xe hay các loại xe cổ là không cần thiết.
Ngoài ra, trong năm 2014 người ta còn thấy ông tiêu $45,000 để bảo trì và nâng cấp chiếc ô tô mà ông mua vào năm 2016. Từ đó đến nay, ông vẫn dùng chiếc xe ấy để làm phương tiện đi lại mỗi khi cần.
Bên cạnh thói quen sử dụng ô tô cũ, ông cũng không dành nhiều thời gian cho các thương hiệu thời trang đắt tiền hay các mẫu điện thoại mới đến từ nhà Apple. Warren Buffett vẫn sử dụng chiếc điện thoại Nokia nắp gập cho đến năm 2020 thì được một người bạn tặng cho chiếc iPhone 11.
Chiếc điện thoại nắp gập của “Huyền thoại Omaha”
Thậm chí, ngay cả khi đứa con đầu lòng của ông được sinh ra, ông đã tận dụng ngăn kéo tủ trang điểm để thay thế cho chiếc nôi ngủ. Đến người con thứ 2, ông đã mượn nôi từ một người bạn để dùng. Theo Warren Buffett, để mua những món đồ không cần thiết và không có tính gắn bó lâu dài thì bạn sẽ phải bán thứ bạn cần. Một phi vụ không hề sinh lời mà còn khiến bạn hao hụt.
2.5. Sử dụng chiết khấu
Sẽ rất bất ngờ nếu bạn bước vào nhà hàng cùng một Tỷ phú và thấy ông ấy rút phiếu giảm giá từ trong túi của mình để thanh toán bữa ăn. Điều tưởng chừng như hiếm hoi này lại xảy ra thường xuyên với Warren Buffett. Cho dù ở địa vị nào, ông cũng thể hiện được phong thái sống bình dị, tiết kiệm như bao nhiêu người khác.
3.Phương pháp tiết kiệm như Warren Buffett
Quan sát cuộc sống của Tỷ phú đáng kính này, bạn sẽ hiểu được phần nào lý do tại sao ông trở thành người giàu có nhất nhì trên thế giới. Đút kết từ những chia sẻ của ông, các bạn sẽ có thể tự mình xây dựng kế hoạch chi tiêu hợp lý hoặc thử áp dụng các phương pháp sau để giúp bản thân sớm đạt được tự do tài chính nhé.
3.1. Chi tiêu hợp lý, có kế hoạch
Không lãng phí tiền bạc chưa hẳn là bạn đã biết cách chi tiêu hợp lý. Vì vậy, bạn cần lên kế hoạch chi tiêu với các bước sau:
- Liệt kê tổng ngân sách hiện có
- Liệt kê các mục tiêu tài chính ngắn và dài hạn. VD:
- Ngắn hạn: 3 tháng nữa đi du lịch với X chi phí,..
- Dài hạn: 5 năm nữa mua nhà với X chi phí…
- Liệt kê chi tiết tất cả các khoảng thu/chi của bạn để dễ dàng làm thống kê vào cuối tháng/quý/năm
- Loại bỏ những khoảng mua sắm không thật sự cần thiết trong danh sách
- Dùng khoảng tiền dư ra để gửi tiết kiệm hoặc đầu tư sinh lời
Ghi chép các khoản thu chi giúp bạn theo dõi tài chính dễ dàng
Thực hiện nghiêm túc kế hoạch chi tiêu đề ra, bạn sẽ thấy sự thay đổi đáng kể trong cuộc sống. Nếu sau khoảng vài tháng, bạn vẫn không thể đưa tổng chi nhỏ hơn tổng thu, thì hãy điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp với bản thân và có thể thực hiện được.
3.2. Sử dụng phần mềm quản lý chi tiêu
Nếu việc quản lý ngân sách trên giấy tờ khiến bạn tiêu tốn khá nhiều thời gian thì hãy thử sử dụng các phần mềm quản lý chi tiêu phổ biến hiện nay như; Money Lover, Save Money,… hoặc các ứng dụng có tích hợp tính năng quản lý chi tiêu thông minh, điển hình như ứng dụng ngân hàng số TNEX sẽ giúp bạn:
- Nắm được các khoản thu/chi theo ngày/ tuần/ tháng, các khoản thu chi thông qua ngân hàng số TNEX sẽ được tự động ghi lại trong tính năng quản lý chi tiêu
- Cài đặt được hạn mức chi tiêu và nhận thông báo mỗi ngày để tránh xài vượt mức
- Nhập được cả các khoản chi tiêu bên ngoài app TNEX
- Nhiều emoji vui mắt, giúp việc ghi chú chi tiêu trở nên thú vị hơn
Đặt hạn mức chi tiêu dễ dàng trên ứng dụng ngân hàng số TNEX
Nếu các phần mềm quản lý chi tiêu chỉ có duy nhất một tính năng là quản lý ngân sách thì ứng dụng TNEX sẽ mang đến cho bạn một hệ sinh thái gồm đầy đủ các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Không chỉ là giúp bạn thống kê thu chi mà bạn còn có thể trải nghiệm thêm các tính năng như: chuyển khoản nhanh, rút tiền, thanh toán hóa đơn,… với 100% miễn các loại phí, giúp bạn tiết kiệm những khoản phí không cần thiết để tích tiểu thành đại. Ngoài ra, TNEX còn mang đến những tiện ích khác cho người dùng thích mua sắm tiết kiệm như:
- Mua sắm với nhiều deal hấp dẫn
- Nhiều chương trình khuyến mãi hoàn tiền lên đến 50%
- Trải nghiệm nhiều tính năng dành cho cuộc sống: đầu tư tài chính, sức khỏe tinh thần, shopping, quản lý cảm xúc, theo dõi bước chân, trò chuyện với bạn bè,…
Tính năng theo dõi cảm xúc người dùng trên app TNEX
TNEX tự hào là ngân hàng thuần số đầu tiên tại Việt Nam mang đến trải nghiệm hữu ích – tiện lợi – miễn phí cho người Việt. Để tải ứng dụng TNEX, bạn chỉ cần thực hiện các bước sau
- Bước 1: Quét mã tại website TNEX hoặc tải ứng dụng trực tiếp từ CH Play hay App Store
- Bước 2: Cung cấp ảnh CMND hoặc CCCD rõ nét
- Bước 3: Thực hiện xác nhận khuôn mặt theo hướng dẫn trên app
- Bước 4: Bổ sung những thông tin cá nhân còn thiếu trên app, và nhập mã OTP để hoàn thành đăng ký.
Với 4 bước đơn giản này, bạn đã có thể sử dụng ngân hàng thuấn số TNEX được bảo trợ bởi MSB.
Tổng kết
Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp các bạn tìm hiểu thêm về Warren Buffett và chắt lọc được những bài học cuộc sống giá trị. Bên cạnh đó là biết thêm những phần mềm quản lý chi tiêu phù hợp và có sự chọn lựa đúng đắn để giúp bản thân nhanh chóng đạt đến ước mơ tự do tài chính trong tương lai
#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX