LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐƯỢC TUYỂN DỤNG VỚI MỨC LƯƠNG CAO?  

Tìm được một công việc yêu thích là một điều hạnh phúc. Ngày nay với sự năng động và nhiều cơ hội mới, các bạn trẻ có nhiều cơ hội để thể hiện năng lực trong khi làm việc và sẵn sàng dấn thân tìm thử thách mới một khi môi trường làm việc cũ không tạo điều kiện cho phát triển bản thân. Chủ đề là được tuyển dụng với mức lương cao nên chúng ta sẽ cùng tham khảo cách tìm được một công việc trước tiên phải là phù hợp với năng lực, sở thích, khi đó chúng ta mới tạo ấn tượng trong suốt quá trình tìm việc, phỏng vấn, thể hiện, phát triển nghề nghiệp với một thu nhập như mong đợi.

1/ Đầu tư vào bản CV, tìm hiểu sâu về công ty ứng tuyển, mô tả công việc (JD), yêu cầu công việc (JS)

Người ta nói, HR nhà mới không quá 30 giây để lướt qua CV của mình và bạn chỉ có 10-15 giây để gây ấn tượng ban đầu, nên các bạn nên chăm chút cho bản giới thiệu cá nhân mình nhé. Nên là:

  • Chỉ một và tối đa 2 trang trình bày thật ngắn gọn, súc tích về trường lớp, nhấn mạnh chuyên môn và các kỹ năng mềm, đặc biệt là các thành tích, thành tựu cụ thể thiết thực trong khi làm việc. Khéo léo tinh chỉnh CV sao cho những nội dung “match” với công việc mình mong muốn nhưng tuyệt đối không được nhận bừa những việc mà mình đã không làm.
  • Một tấm hình thẻ vui tươi, trẻ trung với góc chụp thật “pro”, tối kỵ kiểu chụp “căn cước công dân” bạn nhé.

2/ Gia tăng cơ hội được phỏng vấn

“Chất” hơn là “lượng”, chọn công ty thật ưng ý, làm một bảng so sánh (matrix) các công ty dự định ứng tuyển, chọn 3-5 công ty mà ta có nhiều lợi thế nhất và chú trọng đến những công ty mình có bạn bè, người quen (network) để được tư vấn, hỗ trợ về thông tin, nhờ giúp giới thiệu, tiến cử nếu thuận tiện. Những tiến cử, hỗ trợ từ những mối quan hệ tốt này cũng sẽ tăng độ tín nhiệm, niềm tin từ nhà tuyển dụng và là lợi thế cho các bạn ở vòng “deal” lương đó.

3/ Tìm hiểu trước về công ty và công việc thực tế ở nơi mới

So với 20-30 năm trước, thế giới nay đã “phẳng” và không khó để các bạn tìm thông tin về công ty ứng tuyển, thông qua các “networking”, các quan hệ bè bạn, người thân trong ngành nếu có, chúng ta có thể biết trước về hoạt động, uy tín của công ty cũng như môi trường làm việc. Trong bất kỳ cuộc phỏng vấn nào, nhà tuyển dụng trực tiếp hoặc gián tiếp sẽ đánh giá sự nghiêm túc và phù hợp của ứng viên với công ty. Chuẩn bị tốt sẽ giúp mình tự tin trong phỏng vấn, tạo thiện cảm và tăng khả năng “deal” được mức lương như ý…

Trong quá trình phỏng vấn, các bạn nên hỏi về lộ trình thăng tiến nghề nghiệp; đây sẽ bước chuẩn bị cho vòng “deal” lương. “Đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên” là chuẩn mực để gây thiện cảm nhưng cũng ngụ ý các bạn nên khéo léo đề cặp đến những nỗ lực học hỏi, thích ứng với công việc mới trong thời gian đầu, sau đó, mình hỏi về cơ hội thăng tiến cùng mức đãi ngộ khi được “promote”. Thời buổi này không nên è dè khi thể hiện những mong muốn về lương thưởng xứng đáng. Mình cam kết về hiệu quả, KPI, deadlines công việc, tạo giá trị cho công ty thì đáng được mức thu nhập tương xứng, thà “mếch lòng trước, được lòng sau” bạn nhé.

4/ Làm gì ở vòng “deal” lương

Đây là vòng quan trọng nhất, những sự chuẩn bị trước đây vẫn có nhiều giá trị khi ngồi vào bàn đàm phán. Chúng ta phải hiểu rõ và giữ vững lập trường mình muốn gì. Tiền lương là thước đo giá trị, chúng ta phải nhận được tưởng thưởng xứng đáng từ công sức làm việc. Một công ty chuyên nghiệp, có tâm sẽ nói rõ cơ chế lương, thưởng, phụ cấp, lộ trình thăng tiến, chính sách đãi ngộ. Các bạn lưu ý xem kỹ các khoản lương cứng, lương KPIs, những khoản phụ cấp cố định, lương tháng 13 xem có đúng như kỳ vọng. Riêng những khoản có tính chất “optional” như “tùy theo tình hình, kết quả … bla, bla…” thì thiệt là chỉ để tham khảo. Một điểm cần lưu ý ở đây là tùy theo hoàn cảnh của mình, các bạn sẽ chọn lựa và cân bằng giữa môi trường làm việc và mức lương đòi hỏi, cứ thẳng thắn là với mức lương đó, các bạn sẽ cam kết đóng góp, mang lại lợi ích gì cho công ty, nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc khung lương phù hợp và đôi khi một chức danh ngon lành hơn nếu họ dành niềm tin vào thuyết phục của mình.

Nhớ khéo léo “thòng” thêm yêu cầu đánh giá năng lực để tăng lương sau 3 hoặc 6 tháng để khi chúng ta có thành tích tốt, đây là cơ hội để gia tăng thêm thu nhập hoặc sau khi vào làm, chúng ta biết được công ty có khả năng trả thêm trong ngân sách. Tham khảo thêm những tips deal lương và chuẩn bị tài chính khi chuyển đổi công việc tại: Chuẩn bị Tài chính thế nào trước khi nghỉ việc?  và Cách Deal lương khéo léo khi phỏng vấn cho công việc mới.

#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX

 

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!