Mỗi khi hè đến, mọi người bắt đầu tập trung cho kế hoạch du lịch với người yêu, gia đình và đặc biệt là các nhóm bạn. Chuyến đi càng đông người thì càng vui, nhưng đồng thời cũng dễ phát sinh nhiều vấn đề, đặc biệt với câu chuyện ngân sách chung. Đây có thể được xem là vấn đề gây đau đầu, thậm chí có thể ảnh hưởng đến sự đoàn kết, tinh thần tận hưởng cuộc vui của tập thể.
Cùng TNEX lên kế hoạch tài chính cho chuyến du lịch hè sắp tới với các bước dưới đây nhé!
Giai đoạn 1: Trước chuyến đi
1/ Chọn thời điểm phù hợp
Hãy cùng mọi người ngồi lại và chọn ra “ngày hoàng đạo” để khởi hành. Bởi khi chọn được thời điểm thích hợp, cả hội vừa có được nhiều trải nghiệm du lịch thú vị, lại tiết kiệm chi phí hiệu quả.
Chọn thời gian bắt đầu chuyến đi của mình vào giữa tuần thay vì đi du lịch vào những ngày nghỉ lễ hoặc cuối tuần. Ngoài ra, thay vì “lao vào cuộc chơi” đúng giai đoạn nhà nhà đổ xô đi nghỉ dưỡng, bạn có thể chờ đến khoảng thời gian thấp điểm (bằng cách check giá vé máy bay, giá thuê khách sạn…). Khi đi du lịch trái mùa như vậy, bạn sẽ tiết kiệm được kha khá các khoản phí dịch vụ so với đi du lịch mùa cao điểm.
Thời điểm có thể khó nhất để mọi người thống nhất. Để hành trình không bị đứng gánh trước khi bắt đầu, cả nhóm có thể chọn ngày mà số đông nhất có thể gia nhập.
2/ Khảo sát giá vé máy bay, tàu, xe và địa điểm lưu trú
Như đã nói, mọi chi phí sẽ bị đội lên khá cao khi chúng ta di chuyển trong mùa cao điểm, đặc biệt là giá phương tiện di chuyển và chỗ ở. Thay vì “chốt đơn” vội vàng, hãy dành 1 tuần khảo để xem xét tình hình giá cả, so sánh vé của nhiều hãng hàng không và địa điểm lưu trú để có thể chi tiêu tiết kiệm hơn.
Bên cạnh đó, hãy ưu tiên tìm kiếm, kiểm tra các gói khuyến mãi mùa du lịch của công ty lữ hành hoặc kênh booking thứ 3 để thu về những món hời đúng như mong muốn. Nếu được, chúng ta nên đặt chỗ trước từ 2 tuần-1 tháng nhằm hưởng chiết khấu tốt, hạn chế cảnh “xót ví”.
Lúc này, nhóm có thể đã chọn đội trưởng đội phó để cùng nhau kiểm tra các chi phí và so sánh với nhau. Phân công ai sẽ book vé, book khách sạn, book xe đưa đón đi lại….
3/ Xác định lịch trình, lập quỹ chung
Trước chuyến đi, cả nhóm cần xác định ngân sách chung cho hành trình dựa trên khả năng chi trả và nguyện vọng giải trí của mọi người. Chẳng hạn, chuyến đi nghỉ dưỡng chắc chắn sẽ đắt đỏ hơn hành trình trekking, phượt tự túc. Tương tự, di chuyển bằng xe, tàu hỏa sẽ tiết kiệm nhiều kinh phí hơn so với việc đi máy bay, cũng như dễ thay đổi lộ trình tùy theo tình huống phát sinh.
Ở vị trí trưởng đoàn, hãy tổng hợp ý kiến của mọi người và xây dựng lịch trình dự kiến. Đây là cơ sở để mọi người thêm, bớt nội dung và hướng đến “bỏ heo” cho quỹ đi chơi chung. Đặc biệt, càng đông người tham gia, số tiền cá nhân bỏ ra lại được giảm đi đáng kể. Khi chưa có thủ quỹ, mọi người chủ động chuyển khoản và thanh toán phần vé tàu và khách sạn của mình (nếu có).
Giai đoạn 2: Trong chuyến đi
1/ Chọn người “tay hòm chìa khóa”
Trong bất kỳ cuộc vui nào, chúng ta đều phải chọn ra 1 người đảm nhiệm vị trí thủ quỹ. Họ sẽ là “đầu mối” tài chính, kiểm soát các khoản tiền thu – chi của cả nhóm. Đặc biệt, việc chia đều, hoàn lại tiền dư sau chuyến đi cần được lưu tâm đặc biệt để hạn chế tranh chấp không đáng có.
Vai trò thủ quỹ nên được ưu tiên cho ai đó có hiểu biết về tiền bạc, nắm rõ cách quản lý tài chính và có độ uy tín cao. Đặc biệt, họ cũng cần có kỹ năng nhập liệu trên thiết bị điện tử nhằm kiểm soát linh hoạt trong mọi tình huống, thay vì lỉnh kỉnh sổ sách, giấy tờ.
Lúc này, tính năng quỹ nhóm của TNEX là phương án hiệu quả. Thủ quỹ sẽ thực hiện 7 chức năng như sau: tạo quỹ, quản lý thành viên, đặt lịch nộp quỹ, nộp quỹ, sử dụng quỹ, quản lý quỹ và khóa quỹ.
Mỗi cá nhân được tạo tối đa là 3 quỹ nhóm khác nhau, thay đổi linh hoạt trạng thái nộp quỹ, cài đặt số tiền cần nộp, chu kỳ, ngày nộp, thêm thành viên hay mời rời quỹ.
Không chỉ vậy, thủ quỹ hoàn toàn không cần mất thời gian hay công sức hối thúc các thành viên về hạn nộp quỹ, tính năng đặt lịch nộp quỹ sẽ giúp bạn tự động nhắc nhở các thành viên bằng cách cài đặt số tiền cần đóng, ngày bắt đầu và chu kỳ nộp quỹ để các thành viên nắm rõ. Thủ quỹ có thể gửi đường link tham gia, xem xét xem thành viên đã nộp quỹ hay chưa và nhắc nhở thông qua thông báo trên ứng dụng TNEX.
Với những thủ quỹ thuộc hệ “hướng nội”, điều này đem đến sự tiện lợi khi không cần phải liên hệ từng người, vừa tránh việc ngại ngùng hay tốn chi phí về thời gian lẫn hình thức liên lạc.
2/ Lên kế hoạch chi tiêu
Dựa trên kế hoạch đã đề ra ban đầu, cả nhóm cần thống nhất về các khoản chi tiêu chung bắt buộc xuất hiện trong chuyến đi: vé tham quan địa điểm nổi tiếng, ăn uống, vé trải nghiệm dịch vụ giải trí bổ sung (du thuyền, hoạt động vui chơi trên biển…).
Nếu được, hãy cố gắng tham gia đông đủ để tăng niềm vui, cũng như hạn chế cảnh chênh lệch số tiền mỗi cá nhân bỏ ra. Với những khoản tùy chọn như ăn vặt, mua sắm, mỗi người cần tự chi tiêu và thống kê tùy theo nhu cầu cá nhân, thay vì trừ thẳng vào số tiền đã góp chung.
3/ Tận hưởng chuyến đi một cách khéo léo
Với nhiều người, đi chơi hè là dịp giải trí gần như duy nhất trong cả năm dài làm việc vất vả. Tuy nhiên, chi tiêu phóng tay là điều họ không dám làm vì sợ “rỗng ví” khi quay lại nhịp sống ngày thường.
Thay vì quá tằn tiện, làm ảnh hưởng chất lượng cuộc vui, hãy cho phép bản thân “xõa” một chút. Để không phải lăn tăn, vài tháng trước chuyến đi, bạn cần chủ động đo lường khả năng chi tiêu của bản thân, kiểm soát tình trạng số dư tài khoản, trích riêng phần quỹ du lịch để phục vụ dịp này. Nhờ đó, kỳ nghỉ hè bên bạn bè sẽ được trọn vẹn, đáng nhớ hơn.
Hy vọng những mẹo trên sẽ giúp ích, hỗ trợ các nhóm bạn thân có chuyến du lịch chung nhiều kỷ niệm. TNEX chúc mọi người một mùa hè thật vui!
#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX
Xem thêm: Bật mí 7 bí kíp tiết kiệm tiền đơn giản cho cuộc sống sung túc