Công nghệ ngày càng phát triển, máy móc trở nên thông minh hơn, còn lòng tham của con người thì vẫn luôn sẵn có. Hiện nay, việc các đối tượng xấu sử dụng chiêu trò lừa đảo đầu tư tài chính diễn ra rất phổ biến. Không ít người vì “nhẹ dạ” đã đặt lòng tin vào kẻ gian để rồi thua lỗ tiền bạc.
Hãy cùng TNEX làm rõ hiện tượng này trong bài viết sau đây.
Tình hình lừa đảo đầu tư tài chính tại Việt Nam
Dân số Việt Nam có hơn 99 triệu người, trong đó có hơn 70 triệu người sử dụng Internet. Trong thời đại đẩy mạnh chuyển đổi số như hiện nay, các đối tượng xấu đã lợi dụng sự bùng nổ công nghệ thông tin và những lợi thế mà công nghệ thông tin mang lại để thực hiện nhiều hành vi lừa đảo trực tuyến, hòng chiếm đoạt tài sản có giá trị.
Năm 2022 được đánh dấu là một năm lừa đảo tài chính trực tuyến bùng nổ. Số liệu từ cổng Cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam, năm 2022 có hơn 12.935 nạn nhân bị lừa đảo trực tuyến. So với năm 2021, số vụ lừa đảo trực tuyến ước tính tăng mạnh, khoảng 44%. Hai loại hình thức lừa đảo hàng đầu là đánh cắp thông tin cá nhân (24,4%), lừa đảo tài chính (75,6%). Việc kẻ gian đánh cắp thông tin cá nhân cũng là “bàn đạp” để tiếp tục kịch bản lừa đảo tài chính tinh vi sau này.
Tình hình lừa đảo tài chính diễn biến phức tạp
Đây chỉ là con số ghi nhận của Cổng thông tin cảnh báo an ninh quốc gia Việt Nam, còn trên thực tế, số nạn nhân bị lừa đảo tài chính trực tuyến trong năm 2022 có thể cao hơn rất nhiều so với thống kê trên. Nguyên do là bởi không phải trường hợp nào nạn nhân cũng khai báo với cơ quan chức năng, họ ngại việc thủ tục pháp lý phức tạp..
Đáng buồn là trong những tháng đầu năm 2023, tình trạng này chưa có dấu hiệu dừng lại. Hàng loạt vụ lừa đảo tài chính vẫn diễn ra. Bởi vậy, mỗi người dân thực sự cần có kiến thức và hiểu biết về vấn đề này, đồng thời nêu cao cảnh giác tránh “tiền mất tật mang”.
Các hình thức lừa đảo đầu tư tài chính qua mạng
Lừa đảo qua ứng dụng đầu tư chứng khoán giả mạo
Nhiều nhà đầu tư liên tục nhận được cuộc gọi từ các số máy lạ tự xưng là nhân viên Công ty chứng khoán CSI chào mời đầu tư chứng khoán với nhiều lợi ích hấp dẫn, lợi nhuận lên đến 600%/năm.
Lừa đảo qua ứng dụng đầu tư chứng khoán giả mạo
Tuy nhiên, điều đáng nói là khi nhà đầu tư đã mở tài khoản thì phải chuyển tiền vào tài khoản của công ty bất động sản chứ không phải Công ty chứng khoán Kiến Thiết CSI. Đại diện Công ty Chứng khoán CSI cho biết, ứng dụng này là giả mạo. Ông Hoàng Xuân Hùng, Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam CSI cho biết: Loại ứng dụng này hoàn toàn là giả mạo. Khi nhà đầu tư sử dụng ứng dụng thì họ sẽ không thấy bất cứ thông tin gì liên quan đến CSI.
Năm 2022, một số cơ quan quản lý có liên quan, các công ty chứng khoán cũng bị các đối tượng xấu mạo danh để đi lừa đảo. Những cảnh báo đã được đưa ra để người dân cảnh giác với những chiêu trò lừa đảo này.
Mất tiền từ sàn chứng khoán “thật” cho đến chứng khoán “ảo”. Đây là tình trạng của nhiều nhà đầu tư năm ngoái khi bị mất tài sản cơ sở và muốn lấy lại nhanh chóng. Thấy nhiều ứng dụng đầu tư chứng khoán giả mạo quảng cáo hấp dẫn, họ lao ngay vào tham gia và cuối cùng mất trắng. Mọi chuyện chỉ vỡ lở ra khi các ứng dụng “ảo” này biến mất. Theo lời kể của những người không may mắc bẫy, họ bị chia thành từng nhóm nhỏ, bao gồm 2-3 nạn nhân, còn lại là những tên cò mồi. Chúng cùng nhau tạo ra một màn kịch hòng che mắt nạn nhân.
Các vụ lừa đảo gây ra thiệt hại nặng nề cho nạn nhân
Có những chương trình lừa đảo trực tuyến gây thiệt hại tài chính hàng trăm nghìn tỷ đồng. Các hình thức lừa đảo khác có thể kể đến như gọi điện giả nhân viên ngân hàng, tuyển đối tác, làm việc trực tuyến hay vay tiền qua ứng dụng,…
>Xem thêm: Nên chọn kênh đầu tư ít vốn nào?
Chiêu trò lừa đảo kêu gọi đầu tư
Có thể thấy rằng tiền ảo đã và đang phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Chính sự “ngoi lên” của xu hướng tài chính này đã trở thành ý tưởng mới cho hình thức lừa đảo của tội phạm. Chúng tạo ra nhiều trang web và chương trình đầu tư tài chính với giao diện người dùng tương tự như đầu tư tài chính quốc tế. Sau đó, chúng dùng nhiều thủ đoạn khác nhau để lôi kéo nhiều người tham gia.
Đối tượng lừa đảo tiếp cận “con mồi” qua mạng xã hội Facebook, đánh vào tâm lý muốn kiếm tiền nhanh của nạn nhân, chúng “mời chào” những công việc nhẹ nhàng mà thu nhập tốt, như tiếp thị liên kết cho các trang bán hàng, trang thương mại điện tử (Shopee, Lazada…) và đầu tư vào các sàn giao dịch tiền ảo vô danh. Sau đó, kẻ lừa đảo hướng dẫn nạn nhân tham gia sàn giao dịch tiền ảo, đầu tư bằng tiền thật để mua tiền ảo: tải ứng dụng sàn giao dịch (SGX, Nasdaq…) và tạo tài khoản. (tại Benance…) nạp USDT (tiền ảo) rồi chuyển sang SGX, Nasdaq để giao dịch.
Lừa đảo tài chính đánh vào tâm lý muốn kiếm tiền của nạn nhân
Ban đầu, mục tiêu có thể cho người chơi vay vài trăm đô la, thậm chí hàng nghìn đô la. Khi người chơi đầu tư có lãi, họ có thể chuyển từ tiền ảo sang tiền thật và rút tiền. Khi người chơi tin tưởng và bỏ số tiền lớn để đầu tư, thậm chí hàng trăm triệu, họ sẽ không thể rút được nữa. Các đối tượng tiếp tục hướng dẫn người chơi tìm trợ giúp qua dịch vụ khách hàng. Tại thời điểm này, người chơi được thông báo rằng họ phải có tài khoản VIP, nạp tiền vào đó và khi rút tiền sẽ không bị mất 50% thuế.
Người chơi tin tưởng và thực hiện theo. Khi đã gửi rất nhiều tiền để nâng cấp tài khoản VIP của họ, họ được thông báo rằng ngày và thời gian rút tiền sẽ được gửi cụ thể. Nhưng sau một thời gian, sàn giao dịch cho biết nó ngừng hoạt động hoặc không khả dụng do bảo trì, người chơi không thể đăng nhập để rút tiền vào tài khoản của họ và phát hiện ra rằng họ đã bị lừa đảo. Theo cơ quan công an, việc xử lý các đối tượng cùng hành vi lừa đảo của chúng gặp khá nhiều khó khăn, do sàn giao dịch đã bị đánh sập, thông tin khó có thể xác minh được.
Tổng kết
Để nhanh chóng cảnh báo người dân, thời gian qua, các cơ quan chức năng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân, cũng như ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của những kẻ ham lợi.
Các video clip ngắn về các tình huống lừa đảo trực tuyến, nhận diện nạn nhân và thiệt hại có thể dễ dàng xem trên website chính thức của Cổng thông tin điện tử quốc gia Bộ Công an, kênh Tiktok hoặc Facebook. Đại diện Bộ cho biết, mục đích của cổng thông tin mạng này là giúp người dân làm quen và từ đó nhận biết dấu hiệu lừa đảo ngay khi tội phạm tiếp cận.
Một giải pháp quan trọng là bản thân mỗi người dân phải tự cảnh giác trước những lời chào mời đầu tư với lãi suất cao bất thường, không vào các trang web không rõ nguồn gốc và áp dụng các biện pháp tự bảo vệ tài khoản cá nhân.
Hy vọng bài viết trên của TNEX đã giúp bạn có thêm thông tin về những vụ lừa đảo đầu tư tài chính qua mạng tinh vi nhất hiện nay. Hãy luôn đề cao cảnh giác để bảo vệ bản thân cũng như những người xung quanh bạn nhé.
>>Xem thêm: top 3 app quản lý tài chính uy tín hiệu quả tại Việt Nam
#loisong #meocach #suckhoe #thoiquen #TNEX