LƯƠNG VỀ! CHI TIÊU TRƯỚC HAY TRÍCH QUỸ TIẾT KIỆM TRƯỚC?

Đa số bạn trẻ đều có quan niệm sai lầm khi nhận lương tháng, đó là chi tiêu trước, tiết kiệm sau. Trong quá trình chi tiêu chúng ta nghĩ rằng sẽ cố gắng cắt bớt các khoản chưa cần thiết và khoản tiền dư sau cùng sẽ để dành tiền quỹ tiết kiệm. Phương án này nghe rất hợp lý, tại sao TNEX lại nói sai lầm? Bởi chúng ta đã đánh giá quá cao năng lực kiềm chế cám dỗ bản thân quá rồi! Thực tế sẽ diễn ra là “mặc dù tôi đã cố gắng cắt bớt chi tiêu nhưng cuối tháng chẳng tiết kiệm được đồng nào.” 

Phương án hiệu quả nên được áp dụng thực ra là tiết kiệm trước chi tiêu sau. Mỗi tháng nhận lương việc đầu tiên nên làm là trích ra một khoản để thẳng vào quỹ tiết kiệm. Chúng ta chỉ chi tiêu cho sinh hoạt trong tháng bằng khoản tiền còn lại thôi, tuyệt đối không đụng quỹ tiết kiệm (trừ khi cần việc gấp dùng đến). 

 

Thế nên trích bao nhiêu % lương cho quỹ tiết kiệm? 

Phần trăm trích vào quỹ tiết kiệm nhiều hay ít phụ thuộc chính vào mục tiêu tài chính của mỗi người. Bạn có thể tham khảo quy tắc 6 chiếc lọ: 

  • 55% chi tiêu cần thiết 
  • 10% tiết kiệm dài hạn 
  • 10% quỹ giáo dục 
  • 10% hưởng thụ 
  • 10% quỹ tự do hành chính 
  • 5% quỹ từ thiện 

Bạn cũng chỉ nên tham khảo cách chia thôi, bởi tùy mục tiêu tài chính và thu nhập mỗi người. Trong trường hợp mục tiêu tiết kiệm bạn để dành khoản tiền lớn thì % tiết kiệm tăng lên. Trong trường hợp lương bạn tương đối thấp thì hãy mạnh tay gạt bỏ quỹ từ thiện, quỹ hưởng thụ, ưu tiên quỹ tiết kiệm và quỹ chi tiêu cần thiết (tiền ở, ăn uống, đi lại với mức thấp nhất). Nếu bạn không muốn cắt bớt khoản nào thì hãy nỗ lực kiếm thêm thu nhập khác (có thể tăng ca, nhận làm thêm một công việc khác,..). 

 

Cách nào để quản lý quỹ chi tiêu sao cho không phí?

Đó là ghi chép lại khoản chi tiêu trong tháng, giúp: 

  • Nhớ rõ các khoản đã chi tiêu vào việc nào
  • Có thể xem lại để cân nhắc khoản nào chưa cần thiết, qua tháng sau có thể cắt bớt
  • Biết rõ số tiền còn lại quỹ chi tiêu

Bạn có thể ghi vào sổ tay, hoặc dùng Quản lý chi tiêu của TNEX có tính năng: 

  • Cài đặt hạn mức chi tiêu.
  • Hiển thị các khoản chi tiêu theo ngày, tuần và tháng.
  • Minh hoạ, cảnh báo tình trạng chi tiêu với các emoji vui nhộn.
  • Dễ dàng nhập thêm các giao dịch khác ngoài TNEX

Mong các thông tin trên giúp bạn đưa ra quyết định chọn giữa chi tiêu trước hay tiết kiệm trước nha. Hằng tuần, TNEX cho liên tục lên nhiều bài viết với đa dạng chủ đề: tài chính, ngân hàng, phát triển bản thân,… mong bạn đọc nghé cập nhật kiến thức bổ ích nhé!

#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!