1. Viết CV & Email
Hiện nay, có thể nói CV là công cụ quan trọng và trực diện nhất để một nhà tuyển dụng có thể đánh giá sơ bộ 1 ứng viên: từ trình độ kiến thức của ứng viên (qua trình độ học vấn), con người của ứng viên (các hoạt động ngoại khóa), cho đến kỹ năng mềm (việc trình bày CV có cẩn thận, logic hay không). Bởi vậy, với ứng viên, việc sở hữu một chiếc CV có thể lọt vào “cặp mắt xanh” của nhà tuyển dụng, vượt qua cuộc chiến với hàng ngàn CV khác, sẽ là một điều cực kỳ quan trọng.
Vậy nên hãy nhanh chóng tìm và học hỏi thêm cách để tạo ra một chiếc CV vừa đẹp mắt lại vừa làm nổi bật được những ưu thế của riêng mình.
Trong quá trình xin việc, bên cạnh chiếc CV thì cách bạn viết Email cũng là một tiêu chí để nhà tuyển dụng đánh giá bạn. Bởi, không phải chiếc CV là thứ nhà tuyển dụng thấy đầu tiên mà chính là chiếc Email mà bạn gửi. Không một nhầ tuyển dụng nào sẽ nhận một ứng viên chỉ gửi đi một chiếc CV mà không có bất kỳ thông tin, đề mục nào ở phần nội dung cả. Chính vì thế, trước khi gửi đi một bức thư, hãy nhớ có đủ các phần trọng yếu của Email như Chủ đề (Subject), Lời chào (Dear), Giới thiệu bản thân, Lý do nộp đơn,… Và đừng quên kiểm tra lỗi chính tả trước khi ấn nút gửi bức thư.
2. Kỹ năng tạo dựng mối quan hệ (Networking)
“It’s not what you know but WHO you know is matter”
“Điều quan trọng không nằm ở việc bạn biết những gì mà nằm ở việc bạn biết ai”. Đây là câu trích dẫn thường được sử dụng trong những bài viết về tầm quan trọng của việc Networking.
Có thể khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn sẽ cảm thấy điều này chẳng hề quan trọng chút nào và bạn cũng chẳng cần bất kì mối quan hệ nào để hoàn thành những công việc bạn muốn. Tuy nhiên, khi bước ra “trường đời” thì sẽ là một câu chuyện khác. Khi quen biết với nhiều người, bạn sẽ có cơ hội học được những kiến thức mới mà khi ở trường hay khi tự học bạn chẳng thể giác ngộ được. Bạn cũng sẽ được tiếp xúc với những môi trường khác, mở ra cơ hội mới về nhiều mặt khác nhau, chẳng hạn như trong công việc.
Vậy nên, hãy để ý tạo dựng các mối quan hệ ngay từ những ngày còn ở trong trường, từ những người bạn, người đàn anh, đàn chị và cả thầy cô, bởi trong tương lai, có thể người đó sẽ có thể hỗ trợ bạn ở mặt nào đó.
3. Kỹ năng thuyết trình, nói trước đám đông
Đây là một kỹ năng bạn có thể đã biết đến và có thể đã được học cách để phát triển khi còn ở trên giảng đường đại học. Việc phải thuyết trình trước nhiều người là điều có thể diễn ra ở bất kỳ đâu xung quanh cuộc sống của chúng ta, từ cuộc phỏng vấn mà bạn phải thuyết phục được hội đồng tuyển dụng cho tới khi bạn phải đi tiếp xúc với khách hàng và thuyết phục họ sử dụng sản phẩm của mình. Hãy học cách sắp xếp lối suy nghĩ và chuyển thành câu từ một cách cẩn thận, bởi bằng những bài thuyết trình này, bạn sẽ thể hiện được tài năng của mình, cũng như có thể sẽ gây ấn tượng được cho nhiều người.
4. Kỹ năng powerpoint, excel
Cũng là một kỹ năng bạn đã có thể tiếp xúc ở trường đại học. Những kỹ năng này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình thống kê dữ liệu cũng như làm nên những báo cáo gửi cấp trên. Vậy nên đừng quên học và trau dồi thật nhiều để tạo nên một nền tảng kỹ năng thật đầy đủ cho bản thân trước khi bước vào “trường đời”.
5. Kỹ năng tự học
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn sẽ thường được biết phải học gì, làm gì để hoàn thành bài tập nhờ những chỉ dẫn của thầy cô. Tuy nhiên khi đi làm, sẽ không ai có thể đủ thời gian và tâm huyết như giáo viên của bạn để có thể chỉ dẫn từng li từng tí được. Chính vì thế, hãy dừng ỷ lại sự giúp đỡ của người khác mà hãy tự giác đứng lên nào.
Biết tự học sẽ mở cho bạn rất nhiều cánh cửa cùng những cơ hội để lựa chọn. Từ việc tự học, bạn sẽ có thể thích nghi với bất kỳ môi trường hay ngành nghề nào. Hãy luôn chủ động đi tìm kiếm tri thức bạn nhé!
#nghenghiep #huongnghiep #TNEX