NHỮNG NHÀ SÁNG TẠO NỘI DUNG PODCAST (PODCASTERS) KIẾM TIỀN NHƯ THẾ NÀO?

Theo nghiên cứu mới nhất về doanh thu quảng cáo IAB Podcast, cho thấy, doanh thu quảng cáo podcast ở Hoa Kỳ ước tính vượt quá 1 tỷ đô vào năm 2021. Tính đến năm 2022, lượng người nghe podcast tại Mỹ sẽ vượt 132 triệu người. Podcast cũng được dự đoán sẽ tiếp tục đi theo quỹ đạo tương tự để thu về gần 3 tỷ đô la vào năm 2025.

Do đó, podcasters đang đứng trước cơ hội kiếm tiền khổng lồ. Dưới đây là các cách kiếm tiền từ podcast mà TNEX muốn gợi ý đến bạn, cùng xem nhé!

podcaster kiếm tiền

1. Kiếm tiền với Podcast từ các nhà tài trợ

Edison Research (công ty nghiên cứu thị trường Mỹ) chỉ ra rằng một người trung bình nghe khoảng sáu chương trình podcast trong một tuần, vì vậy người nghe dễ dàng tiếp cận với thông tin đến từ các podcast khác nhau. Đây chính là lý do vì sao các nhà tài trợ đã “chọn mặt gửi vàng” thương hiệu của mình đến Podcast. 

Hiểu đơn giản, những nhà sáng tạo nội dung trên podcast sẽ quảng cáo cho nhà tài trợ, ngược lại, nhãn hàng có cơ hội giới thiệu, định vị thương hiệu của mình tới người nghe. 

Tuy nhiên, việc hợp thức hóa cách kiếm tiền từ nhà tài trợ nên có sự liên kết chặt chẽ tới nội dung của podcast. Người nghe đủ tỉnh táo và thông minh để phân loại những nội dung quảng cáo phù hợp hay không, hay thương hiệu này nên được tìm hiểu như thế nào.

 

Nói tóm lại, kiếm tiền từ nhà tài trợ vẫn là nguồn thu khổng lồ của các podcaster hiện nay.

 

2. Kiếm tiền với podcast từ Affiliate Marketing – Tiếp thị liên kết

Theo Wikipedia, tiếp thị liên kết (affiliate marketing) là hình thức Marketing được đo lường hiệu suất. Đây là cách để người dùng kiếm tiền dựa trên nền tảng Internet. Trong đó, người tạo link liên kết sẽ quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ cho nhiều người khác trên các nền tảng như: facebook, instagram, youtube, tiktok… và thu về hoa hồng từ phương thức quảng bá này thông qua các con số như: lượng truy cập, doanh số hoặc tỷ lệ thành công của đơn hàng. 

Với xu hướng phát triển Big Data và công nghệ AI, ngành quảng cáo kỹ thuật số đang trở nên ngày càng đa dạng và cạnh tranh. Các doanh nghiệp ngày nay không thể dựa hoàn toàn vào những phương pháp quảng cáo truyền thống mà phải quan tâm đến các kênh quảng cáo mới.

Kiếm tiền với podcast qua affiliate marketing chắc chắn là một trong những lựa chọn quảng cáo Digital tốt nhất và được chứng minh là một công cụ hữu ích cho nhiều doanh nghiệp.

 

3. Kiếm tiền với Podcast bằng cách tính phí phỏng vấn khách mời

Với một kênh Podcast bạn hoàn toàn có thể thực hiện những concept tiếp cận thính giả khác nhau, tuy nhiên hiện nay trào lưu phỏng vấn khách mời đang là mảnh đất vô cùng màu mỡ để các nhà sáng tạo nội dung khai phá. 

Câu hỏi đặt ra là: Tính phí khách mời ở thời điểm nào? Phí bao nhiêu?

TNEX sẽ không thể đưa ra được câu trả lời chính xác nhất, tuy nhiên thời điểm thích hợp bắt đầu tính phí khách mời sẽ tuỳ thuộc vào thương hiệu cá nhân, vào lượng phủ sóng trên kênh, vào việc đếm số lượng người nghe trên kênh podcast của bạn hay số lượt tải về chúng…

Hơn nữa, lượng thính giả của Podcast cũng khá năng động trên các phương tiện truyền thông xã hội, đây cũng được coi là một lợi thế lớn về marketing.

 

4. Kiếm tiền với podcast qua hình thức Donate

Những khoản donate từ fan hâm mộ cũng được xem là hình thức kiếm tiền ổn định của Podcaster. 

Nếu bạn từng theo dõi các streamer hàng đầu như Độ Mixi, Misthy, Linh Ngọc Đàm…  thì không khó để bắt gặp những link, nút donate được gắn vào dưới phần thông tin kênh (mô tả). 

Vì vậy, fan hâm mộ, những người yêu quý bạn có thể donate một món quà vật chất đến từ số tiền thiện chí của họ. Cách kiếm tiền này đa phần xuất hiện ở những kênh podcast với nội dung giải trí.

 

Kết

Nói tóm lại, podcast đã và đang được các chuyên gia đánh giá là một miền đất hứa dành cho các podcaster để mở rộng nguồn thu nhập trong định hướng phát triển của mình.

 

Việc xây dựng một lượng thính giả trung thành với podcast cần rất nhiều thời gian và sự theo đuổi đến cùng. Trên thực tế, nhiều kênh podcast đã phải mất nhiều năm để tạo nên một lượng khán giả đủ lớn để bắt đầu đem về nguồn lợi nhuận, do đó, chiến lược phát triển podcast cũng vậy.

 

TNEX tin rằng với xu hướng hiện tại, podcast cũng như tương lai của nền tảng này hứa hẹn sẽ bùng nổ và mang lại nguồn thu nhập cho Content Creator. 

#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!