Một cuộc sống có định hướng rõ ràng sẽ đem lại nhiều ý nghĩa cho chính bạn lẫn những người xung quanh. Dẫu vậy, không quá nhiều người có ý thức làm điều này hoặc có được cách làm hợp lý. Để giúp bạn sống tốt hơn, sau đây là phương pháp lập kế hoạch cuộc đời mà bất kỳ cá nhân nào cũng có thể thực hiện.
Vì sao nên lập kế hoạch cuộc đời?
Xây dựng kế hoạch cho cuộc đời là công việc mà bạn sẽ định hướng mục tiêu cho bản thân và liệt kê ra những điều mình cần làm để đạt được các mục tiêu ấy. Với kế hoạch đã chuẩn bị trước, bạn sẽ luôn dự đoán được phần nào những vấn đề sẽ xảy ra trong tương lai, từ đó có được hướng xử lý chúng.
Lập kế hoạch cuộc sống không có nghĩa là bạn phải tính toán chi ly từng thứ và hành động chính xác theo những gì mình đã dự tính. Công việc này mang tính khái quát và lâu dài hơn. Nó hỗ trợ bạn định hướng phát triển bản thân, tạo động lực để bạn đạt được những điều mình mong muốn và dẫn bạn đến cuộc sống có ý nghĩa.
Lập kế hoạch cuộc đời và thực hiện những gì đã đề ra khiến cuộc sống có ý nghĩa hơn
Phương pháp lập kế hoạch cuộc đời hiệu quả
Trong xã hội hiện nay, việc sống có ý nghĩa, sống có giá trị đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Để hỗ trợ các bạn, sau đây là các bước cần thực hiện trong quy trình xây dựng bảng kế hoạch cuộc đời hiệu quả.
Trả lời câu hỏi “tôi muốn là ai?”
Mỗi cá nhân đều có một mong muốn riêng về con người mình muốn trở thành. Dựa trên mong muốn này, bạn sẽ có thể định hướng cho những điều mình sẽ làm trong cuộc sống. Hãy nghiêm túc suy nghĩ về việc bản thân sẽ trở thành ai trong tương lai, rằng bạn muốn trở thành một cá nhân như thế nào trong mắt mọi người trước khi làm bất kỳ điều gì.
Để việc trả lời câu hỏi “tôi muốn là ai”, bạn có thể sử dụng bộ câu hỏi 4W1H sau đây:
- What – Bạn muốn làm gì, trở thành ai và theo đuổi mục đích nào?
- Why – Tại sao bạn muốn làm nó?
- Who – Cá nhân bạn có phù hợp với điều đó không, những ai sẽ liên quan, tham gia vào hành trình này cùng bạn?
- When: Khi nào bạn sẽ bắt đầu và kết thúc kế hoạch?
- How: Bạn sẽ thực hiện như thế nào?
Những thông tin trên sẽ là dữ liệu cơ bản để bạn thực hiện các bước tiếp theo của quy trình lập kế hoạch cuộc đời. Hãy dành thời gian cho chúng, trả lời thật đúng và chính xác để hạn chế các vấn đề phát sinh về sau.
Kế hoạch cuộc đời đưa bạn đến với hình mẫu bạn muốn trở thành
Phân tích bản thân với SWOT
Ý nghĩa quan trọng của việc xây dựng kế hoạch cuộc đời là để phát triển bạn thành cá thể mà bạn mong muốn. Hiểu rõ bản thân trong hiện tại là điều cần thiết để bạn nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà bản thân phải đối mặt để tiến đến mục đích của mình.
Để phân tích bản thân, công cụ mà TNEX muốn giới thiệu đến bạn là SWOT. Công cụ này gồm 4 yếu tố:
- Strength – điểm mạnh: Hãy liệt kê toàn bộ các ưu điểm mà bạn đang sở hữu. Những ưu điểm này trải dài từ năng lực học vấn, kỹ năng cá nhân, tư duy và tính cách của bạn.
- Weakness – điểm yếu: Hãy viết toàn bộ những yếu điểm lẫn những gì bạn cảm thấy bản thân còn thiếu vào mục này. Để kết quả đánh giá chính xác nhất, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của bạn bè hoặc người thân.
- Opportunity – cơ hội: Đây là những yếu tố mà bạn tin rằng sẽ hỗ trợ cho bản thân trong con đường thực hiện kế hoạch cuộc đời. Các yếu tố về tài chính, địa vị, gia đình, môi trường sống nên được phân tích và liệt kê trong mục này.
- Threat – thách thức: Bên cạnh cơ hội, bạn cũng nên nhìn nhận rõ những thách thức mà bản thân sẽ phải đối mặt trong hành trình của mình. Thách thức được liệt kê càng chi tiết, bạn càng có cơ sở để đưa ra sự chuẩn bị phù hợp trong tương lai.
Hiểu rõ bản thân giúp kế hoạch cuộc đời phù hợp với từng cá nhân
Xây dựng mục tiêu cụ thể với SMART
Sau khi đã có câu trả lời, bạn hãy liệt kê ra những mục tiêu cụ thể dựa trên con người mình muốn trở thành. Mục tiêu của bạn nên hội đủ 5 yếu tố của phương pháp SMART. Chúng bao gồm:
- Specific – tính cụ thể: Mục tiêu phải thật sự chi tiết, rõ ràng và dễ hiểu.
- Measurable – có thể đo lường: Mục tiêu cần có tính định lượng, xác định rõ mức độ để có thể hoàn thành.
- Achievable – tính khả thi: Mục tiêu cần có sự thử thách để kích thích nỗ lực nhưng không nên quá xa vời đến mức không thể đạt được.
- Realistic – sự thực tế: Mục tiêu nên phù hợp với năng lực cá nhân và bối cảnh thực tế.
- Time-bound – mốc thời gian: Mỗi mục tiêu cần có một mốc thời gian hoàn thành cụ thể để thúc đẩy cá nhân thực hiện chúng.
Lập kế hoạch cuộc đời cụ thể
Thông qua ba bước kể trên, bạn sẽ có được một tập dữ liệu đầu vào đầy đủ cho bảng kế hoạch cuộc đời của bản thân. Việc cuối cùng bạn cần làm là phân chia các giai đoạn thực hiện và đưa mục tiêu cụ thể vào các giai đoạn ấy. Với mỗi mục tiêu, bạn cần đưa ra các hành động mà bản thân cần làm để hoàn thành chúng dựa trên bảng phân tích SWOT. Bảng kế hoạch nên được phân theo năm để quá trình phân tích theo dõi hiệu quả hơn.
Quản lý tài chính phục vụ kế hoạch cuộc đời
Quản lý tài chính với ngân hàng thuần số TNEX
Trong mọi kế hoạch cuộc đời, tài chính là vấn đề bạn luôn phải chú trọng. Bạn nên xác định các chi phí cần thiết cho kế hoạch để từ đó xây dựng phương pháp quản lý chi tiêu, tạo dựng nguồn thu nhập cần thiết.
Để quản lý chi tiêu hiệu quả, bạn có thể sử dụng ngân hàng thuần số miễn phí TNEX. Thông qua TNEX, bạn có thể đặt hạn mức chi tiêu hàng tháng và theo dõi mọi biến động số dư đã thực hiện trong tháng. Với tính năng “Quỹ Đa Năng”, bạn có thể chia tài khoản của mình thành nhiều khoản khác nhau, từ đó dễ dàng tích lũy tiền tiết kiệm và quản lý chi tiêu hiệu quả.
Trên đây là phương pháp lập kế hoạch cuộc đời hiệu quả mà TNEX muốn gợi ý cho bạn. Phương pháp này phù hợp với mọi đối tượng nên bạn hãy cân nhắc thực hiện thử nhé. Chúc bạn có một cuộc sống thật khỏe mạnh và sẽ đạt được những điều mà mình mong muốn.
#loisong #meocach #suckhoe #thoiquen #TNEX