Bên cạnh những thay đổi về mặt trách nhiệm và tâm lý, việc lập gia đình còn đánh dấu một chặng đường mới với nhiều trải nghiệm và thử thách hơn. Trong đó, bài toán phổ biến nhất chính là quản lý chi tiêu gia đình. Dường như việc cân đối ngân sách, kiểm soát thu-chi được nâng thêm vài bậc, bởi giờ đây với khoản tài chính kiếm được đôi bạn phải phân bổ cho con cái, nhà cửa, đầu tư, rủi ro tương lai,… Hẳn bạn sẽ nghĩ rằng với nguồn thu nhập lớn thì mới cần kiểm soát chặt chẽ để không thất thoát. Đây có lẽ là suy nghĩ khá sai lầm, dù là nguồn tiền lớn hay “khiêm tốn” thì việc quản lý tài chính gia đình vẫn luôn là điều vô cùng cần thiết. Vì điều này sẽ giúp cho cuộc sống hôn nhân của bạn đi theo một quỹ đạo cụ thể hơn, cũng như hạn chế được các vấn đề liên quan đến tài chính. Dưới đây là các bước quản lý chi tiêu cho những tổ ấm có thu nhập tầm trung. Hãy đọc ngay để có thể lên kế hoạch quản lý tài chính hiệu quả cho gia đình nhỏ của mình nhé!
Việc quản lý tài chính gia đình luôn là điều vô cùng cần thiết.
Các bước quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả
Bước 1: Xác định cụ thể tình hình tài chính hiện tại của gia đình
Việc ghi chép tài chính cá nhân đã cần thiết, với gia đình đây lại là công việc quan trọng hơn. Nó không chỉ giúp bạn nắm rõ tình hình tài chính của cả nhà mà còn giúp nhìn ra những giá trị tuyệt vời của việc chi tiêu có kế hoạch cũng như chủ động hơn trong quản lý tiền bạc. Để đánh giá về tình hình tài chính của gia đình, bạn có thể trả lời những câu hỏi gợi ý sau:
- Bạn và người bạn đời của mình kiếm được bao nhiêu tiền mỗi tháng?
- Gia đình bạn có những tài sản hay các khoản nợ nần nào không?
- Hiện mỗi tháng đôi bạn có thể tiết kiệm được bao nhiêu?
Nếu bạn chưa có tiền tiết kiệm, tài sản hay nợ nần gì thì chỉ cần chăm chỉ ghi chép cẩn thận thu nhập và chi tiêu mỗi tháng của cả nhà. Bạn có thể chọn cách ghi lại nhật ký thu-chi bằng Excel. Nhưng cách này đòi hỏi bạn sẽ luôn ghi nhớ để cập nhật mỗi ngày. Do đó, bạn có thể sử dụng ngân hàng số để mỗi giao dịch thực hiện đều được ghi lại đầy đủ và tự động trong hệ thống. Đến cuối tháng bạn chỉ cần tự mình sao kê rồi phân loại từng mục chi tiêu cụ thể trong file Excel.
Bước 2: Thiết lập rõ ràng ngân sách chi tiêu
Sau khi nắm rõ tình hình tài chính, bước tiếp theo bạn cần làm đó là thống kê tất cả những nhu cầu chi tiêu của gia đình bạn. Tuỳ vào mức thu nhập mà mỗi tổ ấm sẽ có những khoản chi tiêu sao cho phù hợp. Nhưng thông thường, những các khoản chi tiêu sẽ được phân theo 4 nhu cầu chính sau:
- Chi tiêu chung cho cả nhà: Phần này sẽ bao gồm những nhu cầu cơ bản như phí nhà ở, ăn uống, đi lại, điện nước,…
- Chi tiêu riêng cho vợ/ chồng: Những nhu cầu cá nhân như áo quần, gặp gỡ bạn bè,…
- Chi tiêu cho con cái: Tiền sữa cho con, chi phí học thêm, mua sách vở, đồng phục,…
- Tích lũy: Đầu tư, tiết kiệm để có một khoản tiền dành cho tương lai.
Sau khi liệt kê ra toàn bộ những hạng mục cần chi tiêu, hãy xem xét kỹ liệu có mục nào có thể cắt giảm được không, từ đó có thể đặt ra ngân sách chi tiêu mỗi tháng.
> Xem thêm: Bí quyết giúp bạn tiết kiệm tiền mỗi ngày
Cần thiết lập rõ ràng các ngân sách chi tiêu hợp lý
Bước 3: Thiết lập mục tiêu tài chính
Việc đặt mục tiêu cụ thể sẽ giúp cho kế hoạch của bạn được đi đúng hướng và mọi vấn đề được giải quyết chỉn chu, gọn gàng hơn. Do đó, bạn cần đặt ra cho gia đình một mục tiêu tài chính cụ thể trong cả ngắn hạn (1 năm) lẫn dài hạn (5, 10, 20 năm). Sau đó, chúng ta hãy nghiêm túc thực hiện mua sắm, chi tiêu theo những gì mà kế hoạch đã đặt ra. Bạn nên cố gắng tiêu trong mức cho phép, đừng để vấn đề tiêu dùng vượt quá số tiền đang có. Và mặc dù mục tiêu tài chính cho gia đình là gì thì bạn vẫn nên nhớ rằng: Cần tiết kiệm được ít nhất 10% của tổng thu nhập của cả hai bạn mỗi tháng nhé. Ngoài ra, sẽ có một số lời khuyên chung như sau, mong sẽ hữu ích với bạn:
- Nên có một quỹ dự phòng khẩn cấp (Emergency Fund) để dành cho những trường hợp cần cho những lúc ốm đau bệnh tật hay nghỉ việc hoặc việc dẫn đến bị mất thu nhập. Mức tiết kiệm lý tưởng là khoảng 6 tháng tiền sinh hoạt cho gia đình bạn
- Nên lập quỹ lương lưu và bỏ một số tiền định kỳ theo tháng.
- Nếu có khoảng nợ thì hãy tập trung trả nợ theo thứ tự lãi suất cao trả trước và lãi suất thấp trả sau.
- Tiết kiệm và đầu tư nhằm có thể tự do tài chính, rồi mua nhà để cuộc sống gia đình ổn định hơn. Nếu bạn chưa biết rõ sẽ đầu tư gì thì có thể vẫn cất tiền tiết kiệm trước rồi khi có hướng đầu tư có thể chuyển nguồn tiết kiệm thành nguồn đầu tư để tiền đẻ ra tiền.
Bước 4: Áp dụng các nguyên tắc phân chia thu nhập
Có rất nhiều phương pháp quản lý chi tiêu được phát minh ra và được nhiều người áp dụng hiệu quả. Tuỳ vào mục đích sử dụng tiền mà gia đình bạn có thể chọn một trong những nguyên tắc sau và điều chỉnh sao để phù hợp hơn với tình hình kinh tế của nhà mình. Cụ thể, có những nguyên tắc quản lý chi tiêu gia đình như sau:
Nguyên tắc 70 – 10 – 10 – 10: 10% cho đi (Giving) – 10% Tiết kiệm (Saving) – 10% Đầu tư (Investing) – 70% Tiêu dùng (Spending)
Nguyên tắc 50 – 20 – 30: 50% Nhu cầu (Những chi tiêu tất yếu) – 30% Mong muốn (Những chi tiêu cá nhân, các khoản chi linh hoạt như du lịch, giải trí,…) – 20% Tiết kiệm, trả nợ hoặc làm quỹ dự phòng, đầu tư.
Nguyên tắc 6 cái lọ 55 – 10- 10- 10- 10- 5: Trong đó, 55% Chi tiêu thiết yếu – 10% Tiết kiệm dài hạn – 10% Đầu tư – 10% Dành cho giáo dục – 10% Hưởng thụ – 5% sẻ chia, từ thiện.
Nguyên tắc 4 – 3 – 2 -1: Trong đó, 40% cho chi tiêu chung của cả nhà – 30% chi tiêu cá nhân của vợ/ chồng – 20% chi tiêu cho con cái – 10% cho quỹ tiết kiệm.
Sau khi chọn nguyên tắc phù hợp với gia đình mình bạn nên chia tiền theo đúng tỷ lệ cho mỗi quỹ và luôn nhớ một nguyên tắc chính là không lấy quỹ này tạm dùng cho quỹ khác. Hãy nghiêm túc tuân thủ thì sau một thời gian dài bạn sẽ nhận thấy mọi thứ dần đi vào quỹ đạo, tình hình chi tiêu của gia đình cũng sẽ có nhiều khởi sắc.
Nguyên tắc 6 chiếc lọ trong quản lý chi tiêu
Quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả với Ngân hàng thuần số TNEX
Ngoài việc phân bổ dòng tiền một cách hợp lý theo 4 bước kể trên thì việc sử dụng các ứng dụng giúp quản lý thu – chi để tiện theo dõi, tối ưu ngân sách cũng là một giải pháp lý tưởng. Theo đó, để việc quản lý chi tiêu trong gia đình được thực hiện hiệu quả và chính xác hơn, bạn nên dùng kèm theo App TNEX. Bên cạnh những dịch vụ tài chính Ngân hàng cơ bản như chuyển/ nhận tiền, nạp/ rút tiền, thanh toán hoá đơn,… TNEX còn hỗ trợ người dùng việc quản lý chi tiêu rất hữu ích. Theo đó, khi tải App TNEX về máy, ứng dụng sẽ giúp bạn:
- Hiển thị toàn bộ mọi hoạt động thu – chi theo ngày, tuần, tháng. Do đó, bạn có thể dễ dàng nắm bắt tình hình chi tiêu của gia đình mình mà không cần mất công ghi nhớ, ghi chép.
- Thuận tiện trong việc cài đặt các hạn mức chi tiêu để quá trình sử dụng tiền cho mỗi quỹ được thực hiện theo đúng kế hoạch đặt ra.
- Có thể nhập những giao dịch bên ngoài TNEX để việc theo dõi chi tiêu được thực hiện dễ dàng, thuận tiện hơn.
- App được thiết kế thân thiện với những hình cảnh báo, minh họa, emoji dễ thương, vui nhộn giúp quá trình tiếp cận với các con số tài chính được diễn ra nhẹ nhàng.
TNEX chính là ngân hàng thuần số đầu tiên và cũng là tốt nhất tại Việt Nam hiện nay (theo The Asian Banker Vietnam Awards 2022). Bên cạnh đó, TNEX còn được bảo trợ bởi ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam MSB. Do đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về sự ổn định, an toàn và uy tín khi sử dụng dịch vụ của TNEX. Không chỉ vững về nguồn vốn đầu tư, mạnh về hoạt động tài chính, hoàn hảo trong cung cách chăm sóc khách hàng, TNEX còn được nhiều người yêu chuộng bởi chính sách 5 KHÔNG của mình. Cụ thể, khi sử dụng TNEX, bạn sẽ không phải nộp thêm bất cứ khoản phí nào. TNEX sẽ miễn toàn bộ cho bạn những loại phí như: Phí chuyển tiền, phí rút tiền, phí thường niên, phí quản lý tài khoản và những loại phí ẩn.
>> Xem thêm: Cách chọn app quản lý chi tiêu hiệu quả
Quản lý chi tiêu gia đình thuận tiện hơn với App TNEX
Bài viết trên đây đã mang đến bạn những nguyên tắc quản lý chi tiêu gia đình khá cụ thể và rõ ràng. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho việc xây dựng tổ ấm vững về tài chính, giàu về hạnh phúc của đôi bạn. Hãy bắt tay ngay vào việc quản lý chi tiêu ngay từ bây giờ để không phí phạm thời gian cũng như cơ hội để tạo lập nền tảng cho một kinh tế gia đình bền chắc nhé. Và đừng quên tải App TNEX để trải nghiệm tính năng quản lý chi tiêu có sẵn trong ứng dụng. Bạn sẽ trầm trồ vì những ưu điểm mà TNEX mang đến vì một cuộc sống tiện nghi, thuận ích hơn cho bạn đấy!
#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX