Ghi chép lại chi tiêu mỗi ngày hay việc tính toán tổng chi thu dễ khiến bạn mệt mỏi và hay quên? Hay việc tiêu xài quá lố không kiểm soát khiến bạn nhanh cháy túi?
Thế thì, bạn đã bao giờ nghe đến phương pháp quản lý chi tiêu với cái tên “Zero-sum Budget” hay chưa?
Nếu rồi, bạn đã hiểu hết chưa nào? Nếu thấy lạ lẫm thì TNEX sẽ giúp bạn “kết bạn” thử với bạn mới này nhé! Bật mí cho bạn hay, đây là cách cực kỳ dễ làm, dễ nhớ và dễ quản lý cho hội người lười đấy nhé!
Zero-sum Budget – có gì dzui?
Zero-sum Budget có thể hiểu “sương sương” rằng chi tiêu hết số tiền được cho phép thì túi bạn “về mo” (tức là bằng 0).
Cùng TNEX đi qua một ví dụ vui nhé:
Sáng sớm, Bờm được mẹ cho 100.000 đồng và chỉ có duy nhất số tiền này để tiêu xài cho cả ngày. Bờm đi ra ngoài ngõ ăn tô bún bò hết 30.000 đồng, uống ly cà phê hết 10.000 đồng.
Bờm về nhà “cày game” và tám với bạn bè trên điện thoại. Bờm muốn gọi điện cho bạn nhưng hết tiền, Bờm nạp tiền điện thoại mệnh giá 20.000 đồng. Bạn hẹn Bờm đi ăn phở lúc 2 giờ chiều. Bờm cố nhịn không ăn gì chờ đến giờ đi ăn cùng bạn.
Bờm đi phở cùng bạn hết 40.000 đồng, trà đá 3.000 đồng. Bờm không đủ tiền trả tiền trà đá, bèn nhờ bạn trả giúp rồi sẽ trả lại sau.
Buổi chiều tối, Bờm muốn gọi pizza giá 75.000 đồng nhưng không có tiền đành thôi. Bờm nhịn đói buổi tối đi ngủ, kết thúc một ngày.
Như các bạn đã thấy, Bờm chỉ có duy nhất 100.000 đồng để chi tiêu, nếu Bờm chi tiêu “lố” tay cho bữa sáng và bữa trưa thì buổi tối, Bờm sẽ hết tiền và đành nhịn đói hoặc xin mẹ ăn cơm cùng.
Tương tự như vậy, nếu bạn cũng giống như Bờm, có một số tiền chi tiêu cụ thể cho ngày/tuần/tháng và một khi bạn chi tiêu hết thì bạn đã hết tiền, dù là tiêu cho món đồ hay vấn đề gì và nó có cần thiết hay không?
Bạn sẽ dễ dàng kết bạn với “Zero-sum Budget” nếu như:
Bạn là thành viên VIP lâu năm của hội người lười
Bạn là có nỗi khổ “não cá vàng”
Bạn quá bận rộn và không đủ thời gian cho việc ghi chép chi li
Bạn dễ “chốt đơn” và khiến ví “bay màu” trong thời gian ngắn
Bạn mới – luật chơi mới
Kỷ luật mềm
Khi tiếng “ting, ting” trong điện thoại reo lên, bạn mừng vui vì “lương đã về, lương đã về rồi”.
Ngay khi qua ải “Tiết kiệm” với công thức “thuộc nằm lòng”:
Thu nhập – Tiết kiệm = Chi tiêu
Lúc này bạn đã có số tiền tiêu xài đủ cho cả tháng rồi đúng không nào? Quyền quyết định nằm trong tay bạn nhé! Và TNEX nghĩ, việc bạn cần làm lúc này là “đừng để tiền rơi vào hố đen”, bạn sẽ hối hận đấy!
Bạn sẽ lựa chọn việc chi tiêu đúng đắn cho các khoản mục sinh hoạt cần thiết như tiền nhà, xăng xe, ăn uống, thuốc men,… hay “đốt tiền” bằng việc mua sắm quá đà, quẹt thẻ “thả ga” tại các cửa hàng với những ưu đãi “mật ngọt” của các chiến dịch marketing?
Đừng trúng bẫy đó nha! Bạn có muốn tiêu hết tiền cho việc mua sắm không cần thiết để cuối cùng, chỉ vài ngày sau, bạn tiếc nuối “lương hết rồi, lương hết thật rồi” hay không?
TNEX gọi đây chính là kỷ luật mềm. Bạn không bị gò bó, ép buộc hay bị kiểm soát từng giờ, từng phút. Nhưng nếu bạn muốn có một ngày hoặc một tháng lương chi tiêu hiệu quả và thậm chí có một chút dư dả phút cuối, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng rất nhiều đấy!
Hãy nhớ, quyền quyết định trong tay bạn, bạn muốn lật tay theo chiều gió nào là do bạn!
Sắp xếp ngân sách chi tiêu hợp lý
Bạn có nhớ câu đùa “hiện đại chứ đừng hại điện” không? Câu này rất đúng khi bạn chơi với Zero-sum Budget đấy nhé!
Nếu bạn có tổng số tiền tiêu dùng cho cả tháng là 6.000.000 đồng, bạn có thể chia số tiền ấy cho từng tuần hoặc từng ngày chẳng hạn. Mỗi ngày bạn có 200.000 đồng hoặc mỗi tuần bạn có thể chi 1.500.000 đồng.
Bạn hãy ưu tiêu chi tiêu cần trước nhé! Bạn có thể tự hỏi nếu tháng này bạn chưa đóng tiền nhà, liệu chủ nhà có đuổi bạn đi hay xe bạn hết xăng, nếu không đổ còn chạy được tiếp? Đó chính là chi tiêu cần.
Còn chi tiêu muốn, bạn có thể sắp xếp và tính toán kỹ càng. Món đồ ấy có hợp với mình hay việc bạn mua nó có giúp ích trong thời gian dài hay không? Thiếu nó, bạn có thể sống tốt hoặc vui vẻ hay không?
Một điều nữa, TNEX muốn nhắc bạn rằng: đừng quá chắt bóp chi tiêu để bản thân phải chịu quá khổ. Khoan, dừng lại, TNEX quay xe đấy à? Không đâu nha!
Ngược lại với những bạn tiêu xài cháy túi thì cũng có rất nhiều bạn vì quá hà tiện mà không dám ăn uống đầy đủ hay chăm lo sức khỏe đúng cách để rồi một ngày nào đó số tiền bạn phải trả cho y tế và bác sĩ sẽ lớn gấp 5x, thậm chí 10x đấy nhé! Chiếc bụng bạn còn đói hay cột sống bạn có ổn không?
Hãy chi tiêu đúng lúc, đúng chỗ để “ví vui, mình vui, chúng ta cùng vui”.
Một chút vui thưởng cho mình
Nào nào, quay lại với con số 200.000 đồng mỗi ngày nhé! Nếu như bạn cân bằng được chi tiêu và còn dư đến 50.000 đồng, bạn thử tính xem mình có bao nhiêu tiền dư? Tạm tính 350.000 đồng/ tuần nhé!
Với số tiền này, bạn có thể tùy ý lựa chọn: bỏ vào tiết kiệm, đi đầu tư nhỏ hoặc thưởng cho mình một bữa ăn thật ngon, một ngày đi chơi thật như ý! Tận hưởng thành quả của mình để thêm động lực làm việc, thoải mái về tinh thần cũng như tiếp tục chơi với người bạn “Zero-sum Budget” đấy nhé!
Nhưng nhớ nhé, còn dư thì mới tận hưởng, thả ga và tuyệt đối không “sờ mó” với các nguồn quỹ khác như quỹ tiết kiệm, quỹ dự phòng khẩn cấp,…
Tổng kết
Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm góc nhìn về Zero-sum Budget và nghĩ thêm rằng mình có phù hợp khi chơi với người bạn này không! Thời gian sẽ cám ơn bạn vì bạn không cần phải ghi chép ngân sách mỗi ngày nữa, mà chỉ cần một tháng một lần ngồi với nó. Mong bạn sẽ luôn có được một sức khỏe tài chính khỏe mạnh, vững vàng và không âu lo.
TNEX là ngân hàng thuần số cung cấp dịch vụ tài chính miễn phí và thuận ích sống dành cho người Việt, TNEX giúp bạn tận hưởng tháng năm rực rỡ của thanh xuân với những tính năng vượt trội giúp bạn quản lý thu nhập tài chính với độ an toàn thông tin cực kỳ cao và tránh rủi ro.
Trải nghiệm cùng TNEX để nhận được những tiện ích bất ngờ!
#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX
Xem thêm: 6 kỹ năng sống khỏe dành cho Gen Z