Hầu hết sinh viên đều gặp vấn đề về tiền bạc ở trường đại học và chúng có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập của bạn. Việc chi tiêu quá nhiều cho các khoản khác nhau khiến bạn phải làm thêm ngoài giờ, gây gia tăng căng thẳng và không có thời gian cho bài vở trên trường. Tệ hơn nữa, việc không kiểm soát được chi tiêu khiến nhiều sinh viên đành bỏ dở việc học giữa chừng. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách quản lý tài chính, đây sẽ không còn là khó khăn gây cản trở bạn. Giống như các kỹ năng khác, kỹ năng về tài chính có thể được học và rèn luyện lâu dài.
Học phí hiện đã tăng trong nhiều thập kỷ ở hầu hết các trường cao đẳng, đại học, và có khá ít sinh viên có thể kiểm soát được tình trạng này. Song, vẫn có những điều bạn có thể làm để giúp kiểm soát chi phí và quản lý tài chính của mình khi còn ngồi trên giảng đường. Trước hết là bắt đầu bằng cách suy nghĩ về các mục tiêu tài chính của bạn.
Ngân sách cho việc học đại học
Nhiều sinh viên gặp rắc rối về tài chính vì chi tiêu quá nhiều hơn là vì kiếm (hoặc nhận) quá ít. Nếu ngân sách của bạn cho thấy bạn không có đủ tiền ngay cả khi đang làm việc và đang phải kiểm soát chi tiêu, bạn cần được cứu cánh bởi một khoản vay sinh viên hoặc những thay đổi lớn hơn trong lối sống của mình để trang trải cuộc sống. Thay vì nghĩ tới điều này, bạn có thể tìm ra nhiều cách hơn để giải quyết vấn đề đó. Nhưng trong trường hợp bạn đặt mục tiêu cao một cách phi thực tế về việc chi tiêu ít hơn và tiết kiệm nhiều hơn, bạn rất dễ trở nên chán nản nếu không đạt được mục tiêu của mình. Trước khi lập một ngân sách hiệu quả, cần xem xét hiện tại mình đang tiêu tiền vào việc gì và cân nhắc điều gì là thiết yếu, điều gì là bớt quan trọng hơn. Đối với những khoản chi phí thiết yếu:
- Tiền ăn ở hoặc tiền thuê nhà/thế chấp, tiện ích và hàng tạp hóa
- Học phí đại học, lệ phí, sách giáo khoa, vật tư
- Vận tải
- Bảo hiểm (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xe hơi, v.v.)
- Chăm sóc phụ thuộc nếu cần
- Vật dụng cá nhân thiết yếu (một số quần áo, vật dụng vệ sinh, v.v.)
Sinh viên có nhiều khoản chi cho việc học đại học
Mục tiêu tài chính của bạn là gì?
Dù bạn dự định làm gì trong tương lai, dù là công việc hay các hoạt động khác, mục tiêu tài chính của bạn trong hiện tại phải phù hợp với thực tế để giúp bạn hoàn thành kế hoạch của mình.
Cân nhắc mục tiêu tài chính trong tương lai
Bắt đầu việc kiểm soát tài chính cá nhân bằng việc suy nghĩ về các mục tiêu và quyết định điều gì thực sự quan trọng với bạn. Dưới đây là một số điều bạn cần cân nhắc:
- Điều quan trọng đối với bạn có phải là tốt nghiệp đại học với khoản nợ tối thiểu?
- Ưu tiên của bạn khi kỳ nghỉ hè tới và thời gian rảnh rỗi là gì? Làm việc để kiếm tiền hay tham gia thực tập không lương để tích lũy kinh nghiệm? Hay bạn muốn tham gia các hoạt động xã hội và dành thời gian với bạn bè?
- Sống ở một nơi đẹp, lái một chiếc xe đẹp, mặc quần áo đẹp, ăn tại những nhà hàng sang trọng quan trọng như thế nào đối với bạn? Nó có quan trọng so với mục tiêu học tập của bạn không?
Chắc chắn sẽ không có câu trả lời nào là dễ dàng cho những câu hỏi như vậy. Hầu hết mọi người đều muốn có đủ tiền để làm những gì họ muốn; chi phí đủ thấp để không phải làm việc quá nhiều và đủ tự do tài chính với lựa chọn mà không bị ảnh hưởng bởi những lo lắng khác. Tuy nhiên, rất ít sinh viên đại học sống trong thế giới này. Vì bạn sẽ phải đưa ra lựa chọn, nên điều quan trọng trước tiên là nghĩ xem điều gì thực sự quan trọng với bạn và điều gì bạn sẵn sàng hy sinh trong một thời gian để đạt được mục tiêu của mình.
5 cách đơn giản hiểu hơn về tài chính của bản thân dành cho sinh viên đại học
1. Quản lý ngân sách
Lập ngân sách liên quan đến việc phân tích thu nhập và chi phí để bạn có thể biết tiền của mình sẽ đi đâu và thực hiện các điều chỉnh khi cần thiết để tránh mắc nợ. Ban đầu, việc lập ngân sách có vẻ phức tạp hoặc tốn thời gian, nhưng khi bạn đã học qua những điều cơ bản, bạn sẽ thấy nó dễ dàng và là một công cụ rất có giá trị để kiểm soát tài chính cá nhân của mình. Tại sao phải tạo và quản lý ngân sách? Khác với cấp 3, khi học đại học, bạn có nhiều khoản chi tiêu mới và chưa biết nhu cầu và thói quen chi tiêu của mình sẽ diễn ra như thế nào trong thời gian dài. Nếu không có ngân sách, bản chất của con người là tiêu nhiều hơn số tiền bạn kiếm được, bằng chứng là hầu hết người Bắc Mỹ ngày nay đều mắc nợ. Nợ nần là lý do chính yếu khiến nhiều sinh viên bỏ học ngay cả khi mới bước vào năm nhất, năm hai. Vì vậy, tạo và quản lý ngân sách là điều cần thiết.
Thực hiện lập ngân sách chi tiêu cho cuộc sống đại học
Việc quản lý ngân sách được dễ dàng thực hiện qua ba bước:
- Liệt kê tất cả các nguồn thu nhập trên cơ sở hàng tháng.
- Tính toán tất cả các khoản chi tiêu trên cơ sở hàng tháng.
- Thực hiện các điều chỉnh trong ngân sách (và lối sống nếu cần) để đảm bảo tiền không ra nhanh hơn là vào.
2. Cân đối ngân sách của bạn
Bây giờ là thời điểm để bạn so sánh tổng số tiền đến hàng tháng với tổng số tiền đi hàng tháng của mình. Ngân sách của bạn cân bằng như thế nào vào thời điểm này? Hãy nhớ rằng bạn đã ước tính một số khoản chi tiêu của mình. Bạn không thể biết chắc chắn cho đến khi bạn thực sự theo dõi chi phí của mình trong ít nhất một tháng và có những con số cụ thể để bắt tay vào thực hiện.
Nếu tổng chi tiêu của bạn cao hơn tổng thu nhập thì sao? Bước đầu tiên là làm cho ngân sách của bạn được hiển thị trên giấy. Quay lại danh sách chi tiêu và xem bạn có thể cắt giảm ở những đâu. Hãy nhớ rằng, sinh viên đại học không nên cố gắng sống với mức sống của chuyên viên đã ra trường và đang đi làm. Có thể bạn đã quen với việc cắt tóc đẹp mỗi một hoặc hai tháng, nhưng bạn hoàn toàn được lựa chọn đến một nơi rẻ hơn hoặc thậm chí là tự cắt. Có rất nhiều cách để chi tiêu ít hơn, miễn là bạn thực sự để tâm tới chúng.
Sau đó, công việc của bạn là sống trong ngân sách. Việc phải điều chỉnh ban đầu là hoàn toàn bình thường. Chỉ cần đảm bảo giữ cân bằng ngân sách tổng thể khi bạn thực hiện các điều chỉnh. Ví dụ: nếu bạn thấy mình phải chi tiêu nhiều hơn cho giáo trình học tập, bạn cần quyết định chi tiêu ít hơn cho việc đi ăn ngoài. Tập thói quen suy nghĩ theo cách này thay vì sử dụng thẻ tín dụng khi bạn không có đủ ngân sách cho thứ mình muốn hoặc cần. Đừng ngạc nhiên nếu phải mất vài tháng để quy trình lập ngân sách hoạt động. Hãy linh hoạt, nhưng hãy cam kết thực hiện quy trình và đừng bỏ cuộc vì cảm thấy có quá nhiều việc phải làm để theo dõi tiền của bạn. Nếu không có ngân sách, bạn có thể gặp khó khăn trong việc đạt được mục tiêu lớn hơn trong tương lai.
3. Tiết kiệm cho tương lai
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc xoay sở với ngân sách của mình, thì việc tiết kiệm cho tương lai có vẻ vô nghĩa. Tuy nhiên, nếu bạn có thể dành một số tiền hàng tháng vào kế hoạch tiết kiệm, thì điều đó rất đáng để nỗ lực. Vì nếu một tình huống khẩn cấp hoặc bất ngờ ập tới, bạn có một khoản tiết kiệm để đối phó sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc phải tìm một khoản vay hoặc tiêu hết hạn mức trong thẻ tín dụng. Tiết kiệm là một thói quen tốt cần phát triển.
Thiết lập thói quen tiết kiệm
4. Đi làm khi đang học đại học
Hầu hết sinh viên đại học đều làm thêm khi còn học ở trường. Cho dù bạn chỉ làm việc vào mùa hè hay bán thời gian, toàn thời gian, công việc có thể có cả lợi ích và hạn chế. Sự khác biệt có thể do loại công việc bạn làm cũng như do số giờ bạn làm.
Dưới đây là một số yếu tố cần xem xét khi bạn tìm kiếm một công việc:
- Những kiểu người bạn sẽ gặp gỡ? Tương tác với họ trong thời gian học đại học có thể mở rộng trải nghiệm, giúp thúc đẩy học tập và giúp bạn cảm thấy mình là một phần của trải nghiệm được chia sẻ. Bạn có thể làm việc hoặc gặp gỡ những người mà trong tương lai họ có thể giới thiệu bạn với các nhà tuyển dụng trong lĩnh vực của bạn. Mặt khác, làm việc trong một doanh nghiệp xa khuôn viên trường chẳng hạn, có thể mang lại mức lương ổn định nhưng có thể tách bạn ra khỏi cộng đồng học thuật và làm giảm trải nghiệm tích cực đối với việc học.
- Công việc có đủ linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của sinh viên đại học không? Bạn có thể thay đổi giờ làm việc của mình trong tuần thi cuối kỳ hoặc khi một dự án đặc biệt đến không? Một lịch trình làm việc cứng nhắc có thể gây khó khăn vào những thời điểm bạn thực sự cần tập trung vào các lớp học của mình.
- Bạn có thể nói gì về công việc của mình trong bản lý lịch tương lai? Nó có liên quan đến bất kỳ kỹ năng nào (kể cả kỹ năng về con người hoặc trách nhiệm quản lý tài chính) mà một ngày nào đó sếp của bạn có thể khen ngợi bạn không? Làm công việc này có giúp bạn có được một công việc khác tốt hơn vào năm tới không? Những yếu tố này có thể tạo nên một công việc lý tưởng cho sinh viên đại học, nhưng trong thế giới thực, nhiều sinh viên sẽ phải làm những công việc không mấy lý tưởng. Làm việc tại một nhà hàng thức ăn nhanh hoặc công ty vận chuyển qua đêm có vẻ không hấp dẫn lắm hoặc mang lại những lợi ích như đã mô tả trước đó, nhưng nó có thể là công việc duy nhất hiện có. Đừng tuyệt vọng, mọi thứ luôn có thể thay đổi. Kiếm số tiền bạn cần để học đại học nhưng đừng trở nên tự mãn và ngừng tìm kiếm công việc có ý nghĩa hơn. Giữ cho đôi mắt và đôi tai luôn mở rộng với những cơ hội khác.
Tìm kiếm công việc tạo ra thu nhập khi đi học
5. Cân bằng công việc bạn có với công việc lý tưởng của bạn
Ngày càng có nhiều sinh viên làm việc toàn thời gian khi họ trở lại trường học. Nếu bạn đang ở trong tình huống này, bạn biết rằng cân bằng giữa công việc và học đại học là một trong những thách thức khó khăn nhất. Bạn đã quen với việc làm việc, nhưng không quen với việc dành thời gian cho lớp học và học tập cùng một lúc. Đôi khi bạn cảm thấy bị stress, và thậm chí bắt đầu tự hỏi liệu mình có bị đuổi khỏi trường đại học hay không, có nên dừng việc học hay duy trì nó? Nếu bạn bắt đầu cảm thấy như vậy, hãy tập trung vào những mục tiêu lớn của mình và đừng để những căng thẳng về thời gian hàng ngày làm bạn suy sụp. Dù khó khăn đến đâu, hãy cố gắng giữ cho mình các ưu tiên và hãy nhớ rằng trong khi bạn phải đối mặt với những khó khăn tạm thời bây giờ, bằng đại học mới chính là mãi mãi. Điều bạn nên làm chính là:
- Thừa nhận rằng sự hy sinh và thỏa hiệp là cần thiết.
- Giảm chi phí nếu bạn có thể, để cắt giảm số giờ làm việc. Điều này có nghĩa là tạm thời từ bỏ một số điều bạn thích để đạt được mục tiêu của mình.
- Nếu bạn không thể cắt giảm chi phí và số giờ làm việc của mình, bạn có thể phải cắt giảm khối lượng tín chỉ bạn tham gia mỗi học kỳ. Hãy thử mọi cách, nhưng phải luôn nhớ rằng thà thành công từng chút một còn hơn là cố gắng quá sức và có nguy cơ thành công là mong manh. Nếu buộc phải cắt giảm, hãy giữ thái độ tích cực – bạn vẫn đang làm việc hướng tới lý tưởng tương lai của mình. Nếu bạn từng cảm thấy muốn bỏ cuộc, hãy gặp giáo viên chủ nhiệm, thầy cô bộ môn để cân nhắc các lựa chọn ấy.
Tổng kết
Bất kể bạn mới ra trường hay một sinh viên còn đang tiếp thu kiến thức từ giảng đường đại học, việc hiểu về tài chính của bản thân qua 5 cách trên là một tài sản quan trọng để bạn phát triển nhanh hơn, xa hơn trong cuộc sống. Bên cạnh đó, cần nắm rõ các chi phí liên quan đến học đại học và có kế hoạch đối phó với nó. Hãy thừa nhận rằng sự hy sinh và thỏa hiệp có thể là điều cần thiết và mọi người sẽ tôn trọng bạn vì sự lựa chọn này.
>Xem thêm: Thực hiện ngay 5 phương pháp tiết kiệm nhàn rỗi nhưng hiệu quả dành cho sinh viên Gen Z
#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX