Sự khác biệt giữa kinh doanh xưa và nay

Trong nửa đầu năm 2024, tăng trưởng GDP cả năm được dự báo dao động từ 6,55% đến 6,95%, có thể vượt mức tiềm năng. Để đạt được thành tựu này, Việt Nam đã chuyển từ mô hình kinh doanh truyền thống sang việc áp dụng mạnh mẽ công nghệ, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động và mở rộng thị trường. Trong bài viết này, hãy cùng TNEX tìm hiểu cách Việt Nam đã thay đổi và phát triển để thích ứng với môi trường kinh doanh số hiện đại.

Nền kinh doanh tại Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ với nhiều bước tiến quan trọng. Trong thời kỳ đầy triển vọng này, việc chủ động theo dõi và áp dụng các xu hướng mới mang lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp để tăng trưởng doanh thu. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra thách thức lớn, yêu cầu các nhà bán hàng phải linh hoạt và nhạy bén trước sự biến động của thị trường, đồng thời chuẩn bị kế hoạch và vốn đầu tư thông minh. Việc xoay vòng vốn nhanh để nhập hàng, đầu tư vào quảng cáo và mở rộng quy mô thường là một bài toán vô cùng nan giải.

Để giải quyết quy trình giải ngân nhanh chóng, TNEX đã phát triển một giải pháp tài chính mới dành cho các doanh nghiệp nhỏ và cá nhân kinh doanh online, dự kiến sẽ ra mắt trong tháng 8/2024. Giải pháp này không chỉ đáp ứng nhu cầu cấp vốn lưu động cho các nhà bán hàng trên các sàn TMĐT.

Vậy để hiểu được sự khác biệt giữa việc kinh doanh xưa và nay, hãy cùng TNEX tìm hiểu chi tiết những nội dung sau:

1. Sự thay đổi trong lựa chọn địa điểm kinh doanh

Xưa

Trước khi mở cửa hội nhập, địa điểm kinh doanh ở Việt Nam thường bị hạn chế bởi các quy định của Nhà nước. Các doanh nghiệp lớn thường nằm trong các khu công nghiệp quốc doanh, trong khi các doanh nghiệp tư nhân thường hoạt động nhỏ lẻ và phân tán. Địa điểm kinh doanh không phải là yếu tố quan trọng, vì nhiều doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong các khu vực chính trị và thương mại do Nhà nước quản lý.

Nay

Ngày nay, với sự phát triển của cơ sở hạ tầng và các khu công nghiệp, doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn hơn về địa điểm kinh doanh. Các khu công nghiệp, khu chế xuất, và các trung tâm thương mại hiện đại cung cấp môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp. Sự phát triển của thương mại điện tử cũng đã làm thay đổi cách thức hoạt động của nhiều doanh nghiệp, với sự gia tăng của các cửa hàng trực tuyến và mô hình kinh doanh không cần địa điểm cố định.

2. Chiến lược tiếp thị 4.0: Từ truyền thống đến số hóa

Xưa

Trong thời kỳ trước đổi mới, quảng bá thị trường chủ yếu dựa vào các phương tiện truyền thông truyền thống như báo chí, đài phát thanh, và truyền hình. Các hình thức quảng cáo rất hạn chế và không có nhiều cơ hội để tiếp cận thị trường mục tiêu một cách trực tiếp. Quảng bá thường tập trung vào các sự kiện lớn, triển lãm, hoặc hội chợ.

Nay

Hiện nay, quảng bá thị trường đã trở nên phong phú và đa dạng hơn nhiều. Sự phát triển của internet và mạng xã hội đã mở ra các cơ hội quảng bá mới với chi phí thấp hơn và hiệu quả cao hơn. Các doanh nghiệp có thể sử dụng các nền tảng trực tuyến như Facebook, Instagram, TikTok, và Google Ads để tiếp cận và tương tác trực tiếp với khách hàng. Digital marketing, SEO, và các chiến lược nội dung đang trở thành những công cụ quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và gia tăng doanh số.

3. Tầm nhìn tài chính: Từ vay vốn đến giải pháp hiện đại

Xưa

Những năm đầu thế kỷ 21, việc vay vốn cho doanh nghiệp vẫn gặp nhiều rào cản. Các doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn do yêu cầu thủ tục phức tạp. Hệ thống ngân hàng chủ yếu hoạt động với cơ chế truyền thống, các hình thức vay vốn hạn chế, và việc tiếp cận các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước còn khó khăn. Các tổ chức tài chính chưa có nhiều sản phẩm đa dạng và dịch vụ hỗ trợ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Nay

Sau khi thực hiện đổi mới và chuyển sang nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng đã trở nên đa dạng hơn. Ngân hàng thương mại và công ty tài chính cung cấp nhiều hình thức vay vốn, bao gồm vay ngắn hạn, dài hạn, tín chấp, và thế chấp. Ngành công nghệ tài chính (fintech) đã mở ra nhiều cơ hội mới cho việc vay vốn nhanh chóng và thuận tiện thông qua các ứng dụng trực tuyến. Quy trình vay vốn hiện đại hơn, với khả năng tiếp cận dễ dàng và hỗ trợ khách hàng tốt hơn.

Xem thêm: Xu hướng Thương mại điện tử trong năm 2024

Tổng kết

Sự thay đổi trong các yếu tố kinh doanh từ xưa đến nay phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam và sự chuyển mình trong cách thức hoạt động của doanh nghiệp. Việc vay vốn ngày càng dễ dàng hơn, địa điểm kinh doanh trở nên linh hoạt và phong phú hơn, cùng với sự phát triển vượt bậc trong quảng bá thị trường nhờ công nghệ và internet, đã mở ra cả cơ hội và thách thức mới cho các doanh nghiệp.

Ngày nay, đặc biệt trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển, nhiều doanh nghiệp bán hàng trực tuyến đã có thể tiếp cận các giải pháp tài chính hiện đại. Các sản phẩm vay nhanh, không cần thế chấp, và quy trình trực tuyến 100% đang trở thành lựa chọn phổ biến, giúp các nhà bán hàng trên các sàn thương mại điện tử dễ dàng tiếp cận vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh. Đừng quên theo dõi và cập nhật những thông tin mới nhất về kinh tế tài chính trên TNEX bạn nhé!

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!