Thay vì nghỉ việc do lương thấp, tại sao bạn không thử đàm phán để được tăng lương?
Đàm phán tăng lương thường diễn ra vào tầm cuối năm, thường là sau khi đã có kế hoạch ngồi với sếp từ đầu năm. Đó là cơ hội để các nhân viên cũng như các nhà quản lý đánh giá thêm về các kết quả công việc toàn năm và về việc tăng lương. Tuy nhiên, dịch COVID-19 hay lạm phát làm ảnh hưởng đến kinh tế thế giới, nhiều công ty đã đưa ra biện pháp tiết kiệm chi phí và dự đoán ngân sách cho năm đều bị cắt giảm. Ngoài lí do trên, một số công ty còn xem xét các công ty lân cận có tăng lương cho nhân viên hay không rồi mới quyết định tăng lương cho nhân viên. Sau khi kinh tế phục hồi, các doanh nghiệp cũng sẽ khen ngợi và ghi nhận công sức của các nhân viên ở lại cống hiến trong khoảng thời gian đó. Và đây là cơ hội đàm phán tốt nhất.
Dưới đây là 5 bước TNEX gợi ý để giúp bạn đàm phán “thành công” với sếp về lương của mình!
- Gặp mặt mặt trực tiếp
Mặc dù đa phần các công ty đều có triển khai kế hoạch làm việc trực tuyến- trực tiếp kết hợp, gặp mặt trực tiếp vẫn là lựa chọn an toàn nhất. Nếu như không thể, bạn nên tổ chức họp video với sếp của mình. Bạn cần tương tác rõ ràng hoặc giao tiếp bằng mắt với đối phương để xây dựng sự liên kết, tin tưởng, tăng độ hảo cảm và tránh bị hiểu nhầm. Mỗi đầu năm nên xin cơ hội đc ngồi với sếp lên kế hoạch mục tiêu, và thảo luận cơ hội thăng tiến và lâu dài cùng công việc.
- Có một kế hoạch rõ ràng
Hãy tập trung vào việc lập kế hoạch cụ thể hay cách bạn sẽ trình bày như thế nào với cấp trên của mình. Bạn có thể nói về việc bạn đã thích nghi với cách làm việc mới như thế nào, đã học được những gì, đã đóng góp và chứng minh giá trị của mình ra sao đối với công ty. Bạn có thể chuẩn bị cho mình một file excel, hay một bản thuyết trình với đầy đủ các con số, lời khen ngợi từ cấp trên, các khách hàng,kể cả đồng nghiệp, các dự án mình góp tay xây dựng và phát triển… và theo từng mốc thời gian để các cấp lãnh đạo nhìn được một bức tranh chi tiết về sự cố gắng và khả năng phát triển của bạn.
Bạn có thể nêu thêm trong tương lai 2-3 năm, bạn có thể làm được những gì để cống hiến lâu dài và giữ tinh thần vượt khó cho mọi hoàn cảnh công việc.
- Nhấn mạnh những thành tựu và giá trị bạn mang lại
Khi các nhà quản lý hay lãnh đạo thấy được những điều bạn muốn làm, muốn cống hiến cho công ty, tốt hơn hết nếu bạn thể hiện rằng mình sẵn sàng chịu trách nhiệm nhiều hơn cho những kế hoạch của họ, 150% hay hơn thế nữa các mục tiêu đề ra hằng năm. Có cho mình một kế hoạch “hành động” với cụ thể để đạt hơn con số mục tiêu từng tháng, từng quý, và báo cáo cụ thể với sếp. Kế hoạch càng chi tiết sẽ càng tạo thiện cảm vì các nhà đầu tư thấy được sự quan tâm, trách nhiệm của bạn đối với vị trí, công việc của mình tại công ty họ. Giá trị của bạn nhiều lúc sẽ tốt hơn do khách hàng hoặc đồng nghiệp của mình nói ra, thay vì chỉ từ các báo cáo trực tiếp từ bản thân mình.
- Hãy hiểu rõ tình hình hiện tại
“Cờ đến tay ai người ấy phất”. Bạn cần nắm rõ được tình hình công ty. Liệu lúc đó có người nghỉ việc hay không? Công ty đã tuyển người mới? Hay công ty có dự định thay toàn bộ nhân viên? Bạn đã đóng góp cho công ty trong bao lâu rồi? Có nghĩ là bạn phải chọn thời điểm phù hợp để đàm phán. Nếu như công ty đang cần đang cần giữ lại nhân sự vì họ nghỉ việc quá nhiều, đây là thời điểm tốt để bạn có thể đàm phán tăng lương. Hiểu được vai trò của chính mình và hoàn cảnh thay đổi của công ty sẽ làm tăng thêm giá trị nhận thức của bản thân.
Thêm nữa, khi bạn nghĩ đến lợi ích của bản thân, hãy nghĩ đến lợi ích của công ty. Đây là mối quan hệ win-win. Bạn nghĩ cho lợi ích của công ty, sau đó hãy đề xuất lợi ích của mình. Bạn có thể gặp bộ phận nhân sự để hiểu rõ hơn tình hình nhân lực của công ty.
- Luyện tập kỹ càng trước buổi gặp mặt
Bạn hãy chuẩn bị một danh sách các câu hỏi nhà quản lý hay sếp có thể hỏi bạn. Chẳng hạn như: Tại sao bạn cần tăng lương vào thời điểm này? Tại sao lại là số lương này?
Hãy luyện tập kĩ càng để có thể nói về kế hoạch cũng như định hướng lâu dài với công ty. Hãy chuẩn bị thật tốt để xác suất thành công cao hơn. Khi trình bày, hãy luôn tự tin và thật tự nhiên, linh hoạt xử lý các tình huống.
Và không nản chí nếu bạn bị từ chối tăng lương. Bạn cần nên chuẩn bị cho việc được lấy góp ý từ sếp để năm sau bạn có thể cải thiện và làm tốt hơn. Đừng quên bạn cần thực hiện lại 5 bước này cho năm mới.
Trên đây là 5 bước giúp bạn đàm phán thành công. Hãy dám làm, hãy chuẩn bị và nghiên cứu kỹ càng. TNEX chúc bạn thành công!
Xem thêm các chỉ dẫn khác về hành trình tài chính và đàm phán lương:
Cách Deal lương khéo léo khi phỏng vấn cho công việc mới
Chuẩn bị tài chính để đối mặt với làn sóng lay-off (cắt giảm nhân sự)
#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX