Trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ Blockchain đang là hai xu hướng công nghệ đột phá trong thời đại hiện nay. Chính vì thế, để bắt kịp tốc độ phát triển của xã hội, các lĩnh vực không ngừng đã không ngừng đẩy mạnh việc áp dụng hai xu hướng công nghệ này vào quy trình vận hành và sản xuất. Và hiển nhiên, không ngoại lệ, ngành tài chính – ngân hàng cũng đã có sự thay đổi đáng kể và tạo ra nhiều cơ hội mới khi tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo và Blockchain vào mô hình hoạt động và kinh doanh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về ứng dụng công nghệ AI và Blockchain trong ngân hàng số nhé.
1. Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong ngân hàng số
1.1 Khái niệm trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) là một nền tảng công nghệ đang phát triển mạnh mẽ và có tiềm năng lớn trong thời đại số hóa hiện nay. Với khả năng học hỏi, suy luận, tư duy, giải quyết vấn đề, nhận dạng giọng nói, hình ảnh và ngôn ngữ tự nhiên, công nghệ AI được sử dụng để tăng hiệu quả sản xuất, giảm chi phí, cải tiến quy trình hoạt động, tối ưu hóa quá trình vận hành, tăng cường hệ thống tự động hóa… Nói một cách dễ hiểu, AI sẽ thực hiện các nhiệm vụ thông minh mà trước đây chỉ có con người mới có thể làm. Với sự phát triển của các thuật toán và công nghệ, AI đã trở thành một công cụ quan trọng trong nhiều lĩnh vực, từ y tế, giao thông, tài chính đến giáo dục và nhiều lĩnh vực khác.
Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI đang được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp dịch vụ
>>> Những ứng dụng chi tiêu tốt nhất trên điện thoại hiện nay.
1.2 Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong mô hình ngân hàng số
Cải thiện trải nghiệm khách hàng
Trí tuệ nhân tạo có thể được sử dụng để phát triển các phần mềm trợ lý ảo hoặc chatbot để tương tác với khách hàng. Nhờ vào khả năng xử lý ngôn ngữ và giọng nói tự nhiên, phần mềm này sẽ được thiết lập để trả lời các câu hỏi và thắc mắc của người dùng, đồng thời cung cấp dịch vụ hỗ trợ trong thời gian nhanh nhất, tùy vào tốc độ công nghệ AI được ứng dụng. Điều này giúp doanh nghiệp, đặc biệt là những công ty, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, có thể nâng cấp chất lượng phục vụ và mang đến những trải nghiệm tiêu dùng tốt hơn cho khách hàng của mình.
Với mô hình hoạt động của ngân hàng số, khách hàng không cần đến trực tiếp các chi nhánh ngân hàng để thực hiện giao dịch, mà thay vào đó có thể đăng ký trực tuyến tại nhà. Điều này cũng nhiều khó khăn cho những khách hàng lần đầu sử dụng, đặc biệt là người lớn tuổi. Chính vì thế, các doanh nghiệp ngân hàng đã tích hợp công nghệ AI, phát triển các phần mềm trợ lý ảo trên ứng dụng nhằm giải quyết các vấn đề mà người dùng gặp phải một cách nhanh nhất. Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ từ phần mềm trợ lý ảo, quá trình hoạt động và cung cấp dịch vụ tài chính sẽ không bị tắt nghẽn, quá tải, giảm bớt khối lượng công việc và chi phí thuê nhân sự của doanh nghiệp.
Tăng cường an ninh
Bên cạnh đó, trí tuệ nhân tạo còn có thể được sử dụng để phát hiện và ngăn chặn các hoạt động gian lận trong ngân hàng số. Các thuật toán AI thiết lập sẽ phân tích các dữ liệu, xác định các hành vi đáng ngờ, đồng thời với khả năng nhận dạng hình ảnh và giọng nói dễ dàng phát hiện và ngăn chặn các vụ lừa đảo và tấn công thông qua đường dẫn truyền mạng.
Hiện nay, các hình thức lừa đảo, chiếm đoạt tài sản ngày càng tinh vi và đa dạng hơn. Đặc biệt, lợi dụng sự phát triển của công nghệ, kỹ thuật, các đối tượng ẩn danh đang dần chuyển hướng “hoạt động” và nhắm vào những người dùng trên các phương tiện truyền thông và hệ thống mạng xã hội. Chính vì thế, các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính luôn phải ứng dụng những công nghệ tiên tiến và vượt trội nhất để đảm bảo tài sản và thông tin cá nhân của khách hàng được bảo mật một cách tuyệt đối và an toàn nhất. Đồng thời, nhắc nhở người tiêu dùng nâng cao cảnh giác và cẩn thận trước các đường link, trang web lạ.
Phân tích dữ liệu
Trí tuệ nhân tạo có thể phân tích và xử lý lượng lớn dữ liệu trong thời gian ngắn. Đồng thời, giải quyết những vấn đề phức tạp và đưa ra các quyết định thông minh dựa trên dữ liệu đã được phân tích. Đối với các lĩnh vực ngân hàng, các thông số, báo cáo, dữ liệu tài chính sẽ khá lớn, nếu không nhận được sự hỗ trợ từ khoa học công nghệ thì rất khó để con người có thể tự tay phân tích trực tiếp một cách đầy đủ và chính xác. Chính vì thế, đây cũng là ngành nghề mà các doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều chi phí vào việc sử dụng các công nghệ phân tích.
Ngoài ra, AI có thể tìm ra các mô hình và xu hướng tiềm năng trong tương lai, tạo ra những giải pháp, đưa quyết định thông minh cho các vấn đề thực tế. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp tài chính biết thêm nhiều thông tin quan trọng để ứng phó kịp thời trong thị trường biến động và chuyển đổi liên tục hiện nay. Bên cạnh đó, nhờ khả năng phân tích, AI sẽ giúp doanh nghiệp hiểu thêm về sở thích và nhu cầu của các khách hàng, cũng như cung cấp lời khuyên và giải pháp thực tiễn để nâng cao sự hài lòng của người dùng và tạo ra giá trị thực cho tổ chức.
Trợ lý ảo được thiết lập từ công nghệ AI giúp tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng
2. Công nghệ Blockchain trong ngân hàng số
2.1 Khái niệm công nghệ Blockchain
Công nghệ Blockchain đã trở thành một trong những từ khoá nổi bật trong cuộc cách mạng công nghệ hiện đại. Được ra đời từ năm 2008 bởi một người hoặc một nhóm người giấu mặt dưới tên Satoshi Nakamoto, Blockchain đã thay đổi cách chúng ta nghĩ về quản lý dữ liệu và giao dịch.
Blockchain là một công nghệ phân tán và bảo mật, được xây dựng dựa trên một mạng lưới các máy tính kết nối với nhau. Đặc điểm nổi bật của Blockchain là tính không thể sửa đổi và minh bạch của dữ liệu. Mỗi giao dịch được ghi lại và được liên kết với nhau theo một chuỗi liên kết không thể thay đổi. Điều này giúp tạo ra một hệ thống không thể xâm phạm và bảo mật. Blockchain có tiềm năng ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như quản lý chuỗi cung ứng, bất động sản, y tế và nhiều ngành nghề khác. Với tính chất phi tập trung và bảo mật, Blockchain có thể giúp tăng cường sự minh bạch, giảm thiểu rủi ro và tạo ra sự công bằng trong các quy trình và hệ thống.
Công nghệ Blockchain có vai trò quan trọng trong vấn đề bảo mật và an ninh mạng
2.2 Ứng dụng công nghệ Blockchain trong ngân hàng số
- Quy trình giao dịch nhanh chóng
Công nghệ Blockchain cho phép thực hiện các giao dịch ngân hàng một cách nhanh chóng và an toàn. Thay vì phải thông qua nhiều bên trung gian, các giao dịch trên Blockchain có thể được thực hiện trực tiếp giữa các bên. Với mô hình hoạt động của các dịch vụ tài chính thông thường, khách hàng sẽ phải chờ đợi chuyển giao từng bộ phận mới có thể giải quyết được vấn đề đang gặp phải. Điều này không chỉ làm tắc nghẽn quá trình vận hành mà còn làm tăng khối lượng công việc, dẫn đến hiệu suất làm việc của đội ngũ nhân viên tụt giảm. Từ đó, với chất lượng phục vụ kém sẽ khiến cho khách hàng không còn hài lòng và tin tưởng vào sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu có sự đóng góp của khoa học công nghệ mới như Blockchain, khách hàng sẽ được phản hồi và trực tiếp nhận được sự tư vấn nhanh chóng và kịp thời.
Đặc biệt, đối với các ứng dụng ngân hàng số, vì mọi hoạt động của người dùng được thực hiện tại nhà, họ sẽ rất dễ gặp phải các vấn đề. Chính vì vậy, các doanh nghiệp hoạt động mô hình dịch vụ ngân hàng số sẽ đề cao việc sử dụng công nghệ Blockchain để khách hàng của mình nhận được dịch vụ hỗ trợ tốt nhất.
- Bảo mật và minh bạch
Công nghệ Blockchain đã tạo ra sự đột phá trong lĩnh vực tài chính và giao dịch. Công nghệ này sử dụng mã hóa mạnh mẽ và cơ chế xác thực để đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu. Mỗi giao dịch được ghi lại trên các chuỗi khối liên kết, làm cho việc thay đổi dữ liệu trở nên khó khăn và dễ phát hiện. Tính năng này được xem là một giải pháp hoàn hảo đối với lĩnh vực tài chính, ngân hàng trong việc bảo vệ tài sản và thông tin các nhân của khách hàng. Nó đã giúp giảm thiểu rủi ro gian lận và chi phí liên quan đến giao dịch, đồng thời tạo ra sự tin cậy và minh bạch cho các bên tham gia.
Khi mà tình trạng lừa đảo và chiếm đoạt tài sản ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ tài chính càng phải đề cao cảnh giác để đảm bảo quyền lợi của người dùng. Các đối tượng xấu sẽ dựa vào những sơ hở về mặt kỹ thuật, phát triển các hình thức tấn công trên mạng. Và hiển nhiên, để giải quyết những vụ lừa đảo như thế này, chỉ có thể sử dụng các kỹ thuật công nghệ cao như Blockchain, Trí tuệ nhân tạo IT,…
Ngoài ra, với tính năng không thể sửa đổi, các giao dịch qua ứng dụng ngân hàng số sẽ không thể gian lận. Đồng thời, cho phép bạn kiểm tra, sao kê một cách chi tiết, tránh các trường hợp sai sót, tăng tính minh bạch giữa những người dùng. Một số ngân hàng số hiện đại ngày nay như TNEX, bạn hoàn toàn có thể đăng ký nhận báo cáo giao dịch hàng tháng để kiểm soát dòng tiền của mình đầy đủ và chính xác nhất.
Ngân hàng số ứng dụng công nghệ Blockchain để đảm bảo quyền lợi của khách hàng
Tổng kết
Có thể thấy, ứng dụng của trí tuệ nhân tạo và công nghệ Blockchain trong ngân hàng số đã mở ra một tương lai đầy tiềm năng và cơ hội cho ngành tài chính. Sự kết hợp của hai công nghệ này đã tạo ra những cải tiến đáng kể trong việc cung cấp dịch vụ tài chính, tăng cường bảo mật và tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt hơn. Mong rằng, hai xu hướng công nghệ mới vượt trội này sẽ ngày càng được ứng dụng mạnh mẽ trong hầu hết các lĩnh vực, không chỉ riêng tài chính – ngân hàng.
#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX