“Trời ơi, sao chưa hết tháng mà tiền đã cạn sạch zậy?”. Không biết đây là lần thứ bao nhiêu những người trẻ chúng ta phải thốt lên câu than thở đẫm nước mắt này. Những lúc đó, ta thường tự nhủ lòng mình rằng “Mày ơi, xin hãy tiêu tiết kiệm”. Ấy thế mà dù đã phân bổ ngân sách chi tiêu rõ ràng, thậm chí sử dụng cả app quản lý tài chính nhưng vì một thế lực mãnh liệt nào đó, tháng sau, câu than trời vẫn được cất lên đầy tuyệt vọng. Theo nhà nghiên cứu hành vi Mariel Beasley, ta cần hiểu rõ tâm lý bản thân để chống lại những cám dỗ trong chi tiêu. Hãy cùng TNEX đi tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn “vung tay quá trán” dù đã có ngân sách cũng như học cách kiểm soát chi tiêu để chiếc ví không bị rỗng sớm khi ngày nhận lương vẫn còn xa nhé!
Cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn tiêu tiền quá đà
Những thói quen vô hình nhưng lại khiến bạn “tiêu không kiểm soát”
Dựa vào ý chí để hạn chế việc tiêu xài
Bạn biết không, ý chí tiết kiệm của chúng ta cũng yếu đuối tựa thân cây oằn mình trước gió bão mang tên “sale sale sale”. Việc dựa vào ý chí để hạn chế tiêu xài không chỉ không giúp bạn tiết kiệm tiền mỗi ngày mà còn khiến bạn dễ rơi vào “vòng xoáy bù đắp”. Chẳng hạn như, nếu tuần này bạn cố gắng chỉ uống một ly trà sữa theo đúng ngân sách, qua tuần sau bạn dễ có tâm lý muốn bù đắp bằng việc uống hẳn 3 ly. Sang tuần thứ 3, bạn nhận ra bản thân đã tiêu quá tay và cố gắng kiềm chế một lần nữa. Cứ mãi như vậy, bạn sẽ vô tình tự tạo cho mình một vòng luẩn quẩn đầy mệt mỏi mà việc tiết kiệm tiền vẫn không diễn ra hiệu quả. Ngân sách là một hình thức tự kỷ luật bản thân trong chi tiêu và ý chí thì sẽ có lúc bị hao mòn dần theo thời gian, do đó chỉ dựa vào nó thì chưa đủ.
>> Đọc thêm: 12 cung hoàng đạo đã biết cách quản lý chi tiêu chưa?
Dựa vào ý chí để tiết kiệm tiền mỗi ngày là chưa đủ
Tập trung vào sự thoả mãn tức thời
Khi bị cảm xúc chiếm hữu tâm trí và thôi thúc, ta thường dễ bỏ qua cái lợi ích lâu dài mà “nguyện” được bị che mắt bởi những lợi ích tức thời nhưng lại ít giá trị hơn. Millennials và gen Z chúng ta lại là thế hệ đề cao việc trải nghiệm, do đó ta thường thích được tiêu tiền cho những loại hàng hoá và dịch vụ tức thời như ăn uống bên ngoài, mua sắm, giải trí, du lịch,… Việc chi tiêu cho những khoản trải nghiệm này không sai và số tiền chi trả cho mỗi lần như vậy có thể không quá lớn. Tuy nhiên khi cộng dồn lại nhiều lần, nó sẽ là con số đủ sức làm bạn choáng mình và khiến vượt ngân sách của bạn, thậm chí ảnh hưởng đến những mục tiêu tương lai. Do đó, bạn nên chú ý để không bị cảm xúc chi phối khiến bản thân tập trung nhiều vào những thoả mãn tức thời.
Tiêu theo xu hướng đám đông
Ai cũng thỉnh thoảng rơi vào tâm lý muốn sở hữu một món đồ mà người khác đang có. Ta luôn muốn mua những gì mà người khác mua, nhưng dường như ta không biết được thu nhập thực sự cũng như số tiền tiết kiệm của họ. Chẳng hạn như Iphone 14 sắp ra, thấy bạn bè xung quanh mình mua, bạn cũng có tâm lý muốn sở hữu mặc dù chiếc điện thoại đang nằm trong túi bạn vẫn thời thượng và xài ngon lành. Việc chạy theo xu hướng chi tiêu đám đông sẽ khiến bạn mua về những món đồ không thực sự cần thiết và ngân sách thì lại bị tổn thất bởi những lần “bắt chước” thiếu an toàn như vậy. Chính vì thế, đứng trước mỗi “làn sóng” mua sắm, hãy tự hỏi bản thân rằng liệu món đồ đó mình có cần hay không, nếu mua nó thì ngân sách mình có bị “chạm đáy” hay không? Với vài lần tự phỏng vấn này, bạn sẽ tránh được những khoảnh khắc tiêu tiền vì “họ tiêu, tôi cũng thế”.
Tâm lý tiêu theo xu hướng đám đông khiến chúng ta nhanh chóng “rỗng túi”
Hiểu về những cám dỗ tiêu dùng
Mặc dù tháng nào bạn cũng phân bổ ngân sách cho từng danh mục cụ thể nhưng vẫn bị “sập bẫy” bởi những mẩu quảng cáo, đợt sale, giảm giá, hàng miễn phí,… đầy hấp dẫn. Đặc biệt, khi bạn gặp chuyện buồn và căng thẳng thì việc mua sắm lại càng trở thành cách để bạn cảm thấy hạnh phúc. Giải thích cho việc này một nghiên cứu của Đại học Princeton của Mỹ đã chỉ ra rằng, não bộ của chúng ta có hai khu vực đảm nhận việc kiểm soát lý trí và cảm xúc. Theo đó, ngân sách được lập ra bằng lý trí và logic, trong khi những cám dỗ tiêu xài lại đánh vào mặt cảm xúc. Do đó, bạn cần hiểu rõ về cám dỗ chi tiêu để cảm xúc của bản thân không bị đánh bại dễ dàng. Hãy luôn giữ cho mình một “tâm hồn sắt đá” trong những đợt sale mùa cuối năm sắp tới nhé!
Bạn có thể làm gì để tiết kiệm tiền mỗi ngày?
Ngân sách là một hạng mục khó nhớ bởi nó gồm nhiều khoản thu – chi khác nhau. Tuy nhiên, những quy tắc dựa trên hành động thì lại dễ nhớ cũng như dễ thực hiện. Vậy, để tiêu dùng một cách thông minh hơn, chúng ta có thể thử với những cách sau:
- Xóa thông tin giao dịch trên những trang thương mại điện tử: Nếu bạn phải giao dịch với nhiều hơn một cú nhấp chuột thì thời gian lâu sẽ khiến tâm lý muốn mua hàng của bạn giảm xuống.
- Ưu tiên mang tiền mặt khi ra đường: Việc tiêu tiền mặt sẽ khiến bạn cảm nhận rõ rệt và trực tiếp sự hao hụt khi chi tiêu, từ đó bạn sẽ thấy “xót” tiền và trở nên nhạy cảm hơn với số tiền mình đang có.
- Áp dụng các quy tắc tiết kiệm: Có rất nhiều quy tắc tiết kiệm mà bạn có thể áp dụng như 50/20/30 hay quy tắc “6 chiếc lọ”. Trong đó quy tắc 50/20/30 là việc phân chia hạng mức sử dụng quỹ thu nhập theo tỷ lệ 50% cho nhu cầu thiết yếu, 30% cho những mong muốn cá nhân và 20% cho việc tiết kiệm. Còn quy tắc 6 chiếc lọ chính là phương pháp chia thu nhập thành 6 quỹ, trong đó quỹ tiết kiệm dài hạn nên chiến khoảng 10% tổng ngân sách.
>> Đọc thêm: Top 10 app quản lý tài chính hot nhất năm
Áp dụng bí quyết để tiêu dùng một cách thông minh hơn
- Rèn luyện tâm lý và thói quen chi tiêu lành mạnh: Mỗi khi mua một món gì đó không cấp thiết bạn có thể tự động chuyển vào tài khoản tiết kiệm của mình số tiền bằng 30% giá trị món đồ bạn vừa mua. Cách này sẽ giúp bạn hình dung giá trị của khoản tiền đã tiêu vừa giảm bớt cảm giác hối hận vì đã lỡ tiêu quá hạn mức đề ra.
- Sử dụng app quản lý tài chính cá nhân: Việc sử dụng phần mềm quản lý chi tiêu sẽ cung cấp một bảng thống kê chi tiêu đầy đủ, từ đó bạn có thể điều chỉnh tài chính cá nhân bản thân hợp lý nhất. Để tận dụng tối đa các chức năng của ứng dụng, bạn nên tạo thói quan cập nhật chi tiêu định kỳ đầy đủ, chọn ứng dụng đúng nhu cầu và áp dụng cùng với những phương pháp quản lý tài chính đã đề cập ở trên.
TNEX tích hợp tính năng như một app quản lý tài chính cá nhân – Người bạn đồng hành của thế hệ người trẻ Việt
TNEX hiểu rằng một trong những lý do khiến bạn mãi không thể có khoản tiền tiết kiệm là bởi khó theo dõi các khoản thu chi, không có kế hoạch cụ thể từ đó dẫn đến việc chi tiêu quá tay. Nhằm giúp thế hệ trẻ Việt dễ dàng kiểm soát chi tiêu, TNEX đã cho phát triển tính năng như một app quản lý tài chính cá nhân với nhiều ưu điểm nổi trội. Một trong số đó phải kể đến những tính năng như:
- Tính năng quản lý tài chính cá nhân trên app TNEX có nhiều điểm tương đồng với các app quản lý tài chính cá nhân nhưng tiện lợi hơn là với những giao dịch ngân hàng trên app TNEX như chuyển khoản, thanh toán hóa đơn,….sẽ được tự động ghi lại trong tính năng quản lý tài chính, điều mà các app quản lý tài chính sẽ phải nhập tay mất thời gian, công sức và dễ bị bỏ sót.
- Ứng dụng hỗ trợ bạn cài đặt hạn mức chi tiêu để bạn không rơi vào những phút giây “vung tay quá trán”
- Phần mềm quản lý chi tiêu được thiết kế với hình minh hoạ, những cảnh báo bằng emoji dễ thương vui nhộn
- App quản lý tài chính cá nhân TNEX tạo điều kiện để bạn dễ dàng nhập những giao dịch bên ngoài TNEX giúp bạn theo dõi chi tiêu thuận tiện hơn
Ứng dụng TNEX hỗ trợ bạn cài đặt hạn mức chi tiêu để không vượt hạn mức
Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đã phần nào giúp thế hệ những người trẻ Việt có kế hoạch để tiết kiệm tiền mỗi ngày. Có khoản tiết kiệm bạn sẽ có thêm tự tin để giải quyết tốt mọi chuyện, cũng như bảo đảm về tương lai vững vàng phía trước. Tính năng như một app quản lý tài chính cá nhân của TNEX sẵn sàng là người bạn đồng hành giúp việc chi tiêu của bạn trở nên thông thái và hiệu quả hơn. Tải app TNEX ngay hôm nay để trải nghiệm liền nhé!
> Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết trước khi bạn quyết tâm nhảy việc
#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX